Lý thuyết sáng tạo truyền thống

Một phần của tài liệu Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi (Trang 55 - 61)

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.2.3. Lý thuyết sáng tạo truyền thống

So sánh giữa nguồn tài liệu có được cả trong tàng thư và quan sát thực địa, tôi hiểu rằng, lễ hội điện Trường Bà sau phục dựng đã không còn là sự tái tạo nguyên bản trong cộng đồng làng Xuân Khương. Nó đã có quy mô lớn hơn, mang một sắc thái mới mà ở đó các yếu tố được coi là “phong tục” hay “tập quán” chỉ chiếm một phần trong cấu trúc tổng thể. Chính vì lẽ đó, khi thực hiện luận án, tôi vận dụng lý thuyết sáng tạo truyền thống để tham chiếu.

Sáng tạo truyền thống (The invention of Tradition) hay còn được hiểu là

truyền thống được sáng tạo/ sáng lập; sáng lập/ tạo lập/ làm ra truyền thống

quan điểm được đề xuất bởi hai tác giả theo chủ nghĩa Mac - Eric Hobsbawm và Terence Ranger - trong một công trình nghiên cứu cùng tên được Nhà xuất bản Đại học Cambridge (Anh quốc) ấn hành vào năm 1983. Hiện nay, sáng tạo truyền thống

đã trở thành tên gọi phổ biến của một quan điểm nghiên cứu được áp dụng trong phân tích các vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa. Để xác lập nên khái niệm này, Hobsbawm và Terence Ranger đã tách bạch thuật ngữ “truyền thống” ra khỏi khái niệm “phong tục” và chỉ ra sự khác biệt giữa “truyền thống” với các khái niệm “tập

quán” hay “lề thói”, “lệ thường”. Theo đó, Hobsbawm và Terence Ranger cho rằng,

truyền thống được sáng tạo là một tập hợp bao gồm “truyền thống” thực tế đã được truyền thừa, và thiết lập chính thống, lẫn những điều mới phát triển theo lối khó truy nguyên hơn,trong một thời gian ngắn, khoảng vài ba năm, và tự khẳng định chỗ đứng một cách nhanh chóng.

Từ lý thuyết sáng tạo truyền thống, Benedict Richard O'Gorman Anderson - một nhà khoa học người Ireland - đã đưa ra khái niệm cộng đồng tưởng tượng (imagined communities), khẳng định rằng dân tộc là "một cộng đồng chính trị tưởng

tượng – và mang tính 'tưởng tượng' vốn dĩ vừa có tính giới hạn vừa có tính chủ quyền" [3:51]. Cộng đồng này gắn liền với chủ nghĩa dân tộc, được hình thành khá

muộn, được thúc đẩy bởi công cụ truyền thông và các công cụ nhà nước. Tất cả các công cụ này đều được sử dụng hướng đến đại chúng, vận động sự hình thành một cộng đồng nào đó trong không gian công thông qua những hình ảnh, ý thức hệ, và ngôn ngữ chính thống. Khái niệm này có thể được vận dụng để phân tích một dân tộc/quốc gia, nhưng cũng có thể sử dụng để phân tích hiện trạng một địa phương.

Quan điểm của Hobsbawm và Terence Ranger khá phù hợp với thực tế lễ hội điện Trường Bà: các truyền thống được sáng tạo, thiết lập chính thức và lưu truyền bởi các tộc người trong lịch sử và ngày càng được bổ sung thêm các truyền thống mới.Việc phục dựng lễ hội điện Trường Bà hiện nay trên thực tế cũng là quá trình sáng tạo thông qua sự điều chỉnh, sửa đổi các nghi thức cũ và gia tăng các nghi thức mới trong thực hành tín ngưỡng (ăn trâu, thả hoa đăng, rước sắc, hầu đồng…) để tạo

ra một “tập hợp” truyền thống bao gồm các truyền thống cũ – mới đan xen. Trong trường hợp này, cơ chế sáng tạo truyền thống được xác định là sự cấy ghép các truyền thống mới (tộc người mới, nghi thức mới, các hình thức vuinch[I giải trí mới…) vào truyền thống cũ (các đồng chủ nhân cũ, những nghi thức cũ…) trong bối cảnh một địa phương đa tộc người. Đặc biệt, các truyền thống tân tạo ở điện Trường

Bà đã được quảng bá rộng rãi nhờ vào các phương tiện truyền thông đại chúng và thông qua quá trình vận động của các ban ngành chuyên môn, với kỳ vọng sẽ tạo nên được một cộng đồng gắn kết gồm nhiều thành phần tộc người, nhiều giai tầng xã hội, tiến tới hình thành một bản sắc địa phương.

Sáng tạo truyền thống có ở mọi quốc gia, mọi thời điểm nhưng quá trình này

sẽ diễn ra với tần suất ngày càng gia tăng khi xã hội có sự chuyển đổi nhanh chóng; hoặc sáng tạo truyền thống sẽ diễn ra theo một cách khác – trong phong trào phục hồi truyền thống [48, tr. 74]. Ở Việt Nam, một thời gian dài sau năm 1975, các thực hành văn hóa tâm linh bị ngưng trệ. Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) đã mở ra thời kỳ Đổi mới đất nước. Trong lĩnh vực văn hóa, Đảng và Nhà nước đã cho phép phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống từng bị thất truyền; ban hành chủ trương xây dựng một “nền văn hóa mang tính dân tộc, hiện đại, nhân văn” (Hiến pháp 1992); tiến đến “xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc

dân tộc” với nhiệm vụ trọng tâm là bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa

truyền thống của các dân tộc thiểu số.[25] Đây chính là một trong những bối cảnh xã hội thúc đẩy quá trình sáng tạo truyền thống trong lĩnh vực văn hóa. Theo Oscar Salemink (2013), những chính sách mới này đã “hình thành một chiếc ô che chắn cho

mọi kiểu nỗ lực địa phương, những nỗ lực từ dưới lên trong việc sáng tạo các truyền thống và đem lại cho chúng các hình thức và ý nghĩa mới” [134, tr. 58] qua việc mở

rộng vai trò đồng chủ nhân và sự tham gia của các tộc người thiểu số vào các hoạt động tín ngưỡng, lễ hội truyền thống của người Việt. Trong bối cảnh chung đó, trên nền truyền thống cũ, chính quyền và nhân dân huyện Trà Bồng đã tiến hành phục hồi

và sáng tạo thêm các truyền thống mới cho lễ hội điện Trường Bà.

Từ các luận điểm trên, tôi sẽ phân kỳ lễ hội điện Trường Bà thành hai thời điểm: trước và sau Đổi mới (1986). Trên cơ sở đó, luận án sẽ phân tích truyền thống

lễ hội điện Trường Bà sau thời kỳ đổi mới trong sự đối sánh với truyền thống lễ hội điện Trường Bà trước năm 1986 nhằm nhận diện các sáng tạo truyền thống cũng như phân tích tiến trình/kết quả của việc liên kết các tộc người trong việc phục hồi và sáng tạo truyền thống lễ hội điện Trường Bà trong bối cảnh hiện nay.

Các nhà khoa học đề xướng lý thuyết còn cho rằng, sáng tạo truyền thống được thực hiện theo cả hai cách chính thống và không chính thống. Các truyền thống được sáng tạo chính thống mang mục đích “chính trị” được tạo ra bởi nhà nước; các truyền thống không chính thống mang mục đích “xã hội” được tạo ra bởi nhân dân

hoặc các nhóm xã hội có mục tiêu không chuyên về chính trị. Với trường hợp lễ hội điện Trường Bà, luận án nhận thấy quá trình sáng tạo truyền thống song hành với quá trình liên kết các tộc người trong tổ chức lễ hội, đồng thời toàn bộ tiến trình này được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Vì vậy, để xác định chủ nhân của các sáng tạo truyền thống, luận án sẽ xem xét vai trò của từng tộc người, cũng như vai trò của chính quyền địa phương trong việc liên kết các tộc người để tạo ra các truyền thống mới. Khi xác định được vai trò của các bên liên quan, luận án sẽ chỉ ra các động thái về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa thúc đẩy quá trình sáng tạo này. Ngoài ra, tiếp cận từ quan điểm của người trong cuộc, luận án còn xem xét việc sáng tạo truyền thống lễ hội điện Trường Bà hiện nay có được đa số người dân đồng tình chấp nhận; có thực sự xuất phát từ nguyện vọng, nhu cầu của cộng đồng, hay sáng tạo truyền thống chỉ là ý tưởng của một nhóm người nhằm thực hiện những mục đích khác nhau.

Hobsbawm cho biết quá trình sáng tạo truyền thống có thể được chia thành 3 loại hình, ứng với 3 mục đích - riêng rẽ hoặc đan xen nhau: (i) tạo dựng nên biểu trưng cho sự gắn kết xã hội ở những cộng đồng có thực hay tưởng tượng; (ii) tạo dựng nhằm hợp pháp hóa cơ chế, địa vị hoặc các mối quan hệ quyền lực; và (iii) có mục đích chính là xã hội hóa, khắc sâu niềm tin, hệ thống giá trị và thói quen ứng xử. Thôn làng, bao gồm cả cấu trúc địa lý, nhân khẩu và các hoạt động sinh kế được chia

sẻ là một cộng đồng có thực; nhưng nó sẽ chỉ thực sự được gắn kết bền chặt khi các thành viên trong đó có chung một diễn ngôn về một biểu trưng tinh thần, cụ thể ở đây

là vị thần thành hoàng. Các quy tắc ứng xử chỉ thực sự được tuân thủ nếu các thành viên trong cộng đồng thôn làng nào đó thống nhất với nhau trong một hệ thống điều

lệ có tên là “hương ước”, và đương nhiên, văn bản đó phải được đưa ra tuyên thệ ở

“đình làng” - trước thánh nhan của vị thành hoàng. Khi biểu trưng tinh thần và “lề thói ứng xử” được truyền bá, thực hành, và lưu truyền, các truyền thống đã được sinh

ra. Nhưng các truyền thống không phải là bất biến, nó liên tục biến đổi, được thanh lọc và làm mới bởi các chủ thể. Chính vì thế, sáng tạo truyền thống là quá trình có tính liên tục, một truyền thống được sáng tạo ngày nay, sẽ trở thành truyền thống trong tương lai.

Tiểu kết chương 1

Lễ hội là thực hành văn hóa tâm linh phổ biến của mọi cộng đồng người trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Các lễ hội truyền thống hầu như chỉ hạn chế ở mục đích thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần và vui chơi giải trí của người dân, hoặc cao hơn là tạo nên sự gắn kết cộng đồng. Ngày nay, việc tổ chức hay phục dựng lễ hội không chỉ thỏa mãn nhu cầu về đức tin hay gắn kết cộng đồng, mà còn hướng đến nhiều mục đích khác nhau: thỏa mãn nhu cầu được tham gia, kiến tạo bản sắc địa phương, và tạo nguồn tài nguyên phát triển kinh tế.

Do những nguyên nhân khác nhau (chiến tranh, dịch bệnh hay biến động

xã hội), hiện tượng gián đoạn lễ hội từng xảy đến ở nhiều quốc gia, nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới trong các giai đoạn khác nhau. Khi đời sống bình ổn trở lại, việc phục dựng lễ hội đã được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, với những mục tiêu khác nhau. Việt Nam cũng không là ngoại lệ, chiến tranh và các chính sách xã hội thời hậu chiến đã khiến cho nhiều thực hành văn hóa tâm linh bị gián đoạn trong một thời gian dài (1975-1986). Nhờ chính sách “Đổi mới”, từ sau 1986, phong trào phục dựng lễ hội đã diễn ra rầm rộ trên cả nước, mang lại một diện mạo văn hóa hoàn toàn mới.

Cũng như hiện tượng phục dựng lễ hội trên thế giới, quá trình phục dựng lễ hội ở Việt Nam không chỉ dừng lại ở việc tái tạo/tái hiện đơn thuần các truyền thống xưa cũ, mà luôn có sự bổ sung/làm mới, thậm chí có cả những “truyền thống được sáng tạo”. Tại Việt Nam, tuy việc phục dựng lễ hội có sự tham gia của nhiều bên và cộng đồng cũng giữ vai trò quan trọng, nhưng sự tham gia của chính quyền nhà nước lại quá sâu, đôi khi có tính chất quyết định. Hiện tượng này hoàn toàn khác với phần còn lại của thế giới - nơi mà cộng đồng giữ vai trò quan trọng và có tiếng nói quyết định trong quá trình phục dựng lễ hội.

Việc phục dựng lễ hội vừa là sự kế thừa có chắt lọc các truyền thống xưa cũ, vừa có sự bổ sung/cải biến đã tạo nên các truyền thống mới. Đối với lễ hội điện Trường Bà, việc mở rộng quy mô và thành phần tham gia, vượt khỏi khuôn khổ truyền thống cũ còn đặt ra câu hỏi: có hay không một “cộng đồng tưởng tượng”

đang được kỳ vọng hình thành trên đất Trà Bồng, mà biểu hiện của nó chính là sự chia sẻ các giá trị trong một thực hành văn hóa tâm linh? Trong những chương tiếp theo, luận án sẽ cố gắng trả lời câu hỏi này.

Một phần của tài liệu Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)