Cho đến trước năm 1945, tại các "nguồn" của miền Trung luôn tồn tại song song 2 thể chế: thể chế phi quan phương của người Thượng mà đại diện là các hội đồng già làng và trưởng làng, có trách nhiệm quản lý mọi mặt hoạt động tại mỗi
(1) Theo Nguyễn Quang Ngọc: “Dân làng An Lũy còn nhớ rõ hệ thống tổ chức ở nguồn sở: cao nhất là đốc quyên sau đó đến chiêu biện (có thể coi như thủ quỹ). Dưới chiêu biện là hương sở, trùm sở, tri sở, phó sở. [121:18]. Tuy nhiên, tác giả không nói rõ đây là các chức vị của Sở Tuần ty hay của "nguồn".
plei; và thể chế quan phương, đại diện là chánh tổng, sách trưởng, các quan chức trong Sở Tuần ty và các lãnh binh đứng đầu các Cơ kiên. Trên thực tế, các quan chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại mỗi "nguồn" thông qua việc “nắm” những người đứng đầu thể chế phi quan phương. Đồng thời, các quan chức nhà Nguyễn cũng thực hiện chính sách quan chức hóa người Thượng bằng cách phong cho một vài người Thượng chức biện lại.
Các chính thể quan phương thời Lê-Nguyễn luôn lấy tư tưởng Nho giáo làm nền tảng chính trị và lối sống của người Việt là khuôn mẫu chuẩn mực. Các cộng đồng người Thượng luôn bị coi là “chưa thấm nhuần giáo hóa”. Để từng bước khắc phục tình trạng này, ngoài chức năng quản lý nhà nước, cấp phép và thu thuế, các quan chức triều đình còn có chức năng truyền bá uy đức của triều đình
và giáo hóa/đồng hóa người Thượng theo lễ nghi, phong tục của người Việt. Chính sự áp đặt của các vương triều, tại các vùng giáp ranh với người Thượng, luôn xảy ra tình trạng bất ổn. Trong nhiều năm, từ thời nhà Lê sang nhà Nguyễn, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và các tộc người Thượng luôn có hai mặt: giao thương và xung đột. Hiểu rõ tình hình đó, quan chức nhà nước ở các địa phương đều rốt ráo thực hiện chính sách “cây gậy và củ cà rốt”, vừa răn đe vừa phủ dụ người Thượng. Trong bản Tấu của tỉnh Quảng Ngãi gửi về triều đình Tự Đức năm 1858 có viết: “Ngày mồng 1 tháng này, nhận được tập tâu của thần tỉnh Quảng Ngãi là Phan Tĩnh nói: Ngày tháng Giêng năm nay, nhận được tờ tư văn của tỉnh Bình Định nói: Ngày tháng đó bọn ác man ước chừng 300 tên lẻn xuống thôn An Đổ, nguồn Trà Vân hạt đó đâm chết 1 thị người Hán, bị thương 2 thị, bắt được 20 người, cướp 26 con bò rồi bỏ đi. Thự Bố chính tỉnh đó là Phan Tĩnh tiếp nhận được tư báo đã lập tức đôn đốc cùng lãnh binh Nguyễn Trường Duyệt đem binh lính đến thẳng buôn sách bọn ác Man vây nã. Tuy chưa bắt được bọn tội phạm đến tra xét nhưng mà cũng thu hồi được quá nửa số người Hán, thì việc tiễu
nã cũng có thể đáng khen. Do đó Thự Bộ chính Phan Tĩnh hãy thưởng đợi chỉ để
tỏ rõ sự ban khen động viên khuyến khích. Còn số người Hán bị bắt còn thiếu do thần tỉnh Bình Định tìm biện pháp tìm về cho đủ số. Thần tỉnh đó đòi các bộ buôn
bán ở các buôn Man đến tuyên bảo với chúng để chúng biết uy đức của triều đình
để chúng báo cho các buôn sách bọn Man biết tuân theo phép độ. Phàm các dân vùng biên giới đều là con dân của triều đình nên không được cướp bóc. Như vậy, nếu plei hay sách Man nào còn như cũ không tuân theo thì sẽ phái đại quân đến tiêu diệt không tha, chớ bảo rằng không bảo sớm” [81].(1)
Đối với các quan chức nhà nước, vương triều Nguyễn tuyệt đối cấm tham gia vào hoạt động giao thương. Tuy nhiên, trên thực tế tình trạng tha hóa luôn diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn xã hội. Trong Châu bản triều Nguyễn, có nhiều bản tấu do các quan lại địa phương gửi về triều đình trung ương phản ánh rõ điều đó. Năm
1834, tỉnh thần Quảng Nam gửi tấu về Bộ Hình trình việc tra xét vụ án “gian thương” có nội dung như sau: “Can phạm Nguyễn Văn Tĩnh bản thân là lý trưởng lại được bổ sung làm lệ dịch giữ đầu “Nguồn” mà dám trái lệnh cấm, tự tiện buôn gian. Y lại quỵt số hàng hóa của dân Man khiến chúng mang lòng thù hận, ngầm kéo xuống giết chết hai người Hoa. Bị bắt tra xét y đã nhận tội: Tội của y khá nặng. Nguyễn Văn Tĩnh nay xử chém bêu đầu nhưng chờ đến ra năm hết hạn cấm lập tức xử chém. Các tên Nguyễn Trường Trạng, Phan Văn Hiếu, đồng phạm buôn gian và bị Nguyễn Văn Tĩnh sai khiến nay cải án phạt 100 trượng, xử đồ 3 năm. Suất đội Lê Công Bang, Thư lại Nguyễn Hữu Mẫu những người được phái
đi tuần từ trước đây đã có chỉ dụ phải nghiêm khắc xem xét, vậy mà lần này việc tra xét không tăng mức án lên. Chuyên trách vụ án thí sai chánh bát phẩm Thư lại Nguyễn Đăng Chức nay xử phạt 100 trượng và cách chức. Người phụng duyệt nhưng không chịu sát hạch, thẩm phán Vũ Phú Nho nay giáng 3 cấp. Các viên trên đây đều được lưu nhiệm. Chúng thần trộm nghĩ tỉnh Quảng Nam ở các vùng đầu nguồn trước đây vì có nạn dân Man gây hấn đã tuân mệnh cấm chỉ thông thương. Dân Man ấy vì sinh sống gặp nhiều trở ngại đến nỗi gây sự. Các khoản trong vụ án lần này cứ chiểu theo như vụ án Quảng Ngãi để giải quyết. Xin trình tâu đợi chỉ” [79]. Năm 1851, dưới thời Tự Đức, nhiều thương nhân miền xuôi đã
kiện lên triều đình việc viên quan thủ ngự ở Sở tuần ty tự ý đem hàng hóa đến buôn bán với người Thượng: “Bộ Hình phúc trình: Ngày 22 tháng trước, nhận được bản án về các viên chức dịch tham nhũng do tỉnh thần Quảng Nam Phan Tĩnh và Ngô Bá Hy kết án đệ trình. Phụng xét bản án trình bày: Trịnh Quang Vinh nguyên là chánh bát phẩm thư lại, được điều bổ đến nguồn Chiên Đàn, theo tấn thủ nguồn đó là Nguyễn Mãnh làm việc và bị chủ buôn Trương Thừa Kinh làm đơn tố cáo là đã cho người đem hàng hóa đến buôn sách Man trao đổi và mua
vỏ quế của chúng trừ vào tiền nợ, ép giá. Bộ thần xét các điều bản án trình bày xin cung nghĩ phụng chỉ: Trong bản án viên tấn thủ Nguyễn Mãnh đã để mặc không kiểm tra phát hiện được Trịnh Quang Vinh nhũng nhiễu tư tệ, chiếu lệ giáng 3 cấp điều dụng, ngoài ra y như bản án đã nghị xử. Trịnh Quang Vinh chiếu luật đánh 100 gậy, đồ 3 năm, hạn hết về dân chịu sưu sai. Đặng Văn Tưởng và Nguyễn Văn Vọng chiếu luật đánh mỗi tên 80 gậy. Lậu đinh thì ghi vào sổ bạ, những người vô can miễn nghị xử” [83].
Qua các đoạn tấu trên có thể thấy rõ 3 điểm đáng lưu ý: (i) các quan chức địa phương bất chấp lệnh của triều đình, tham gia vào việc buôn bán và quỵt tiền của bạn hàng là người Thượng; (ii) các quan chức của triều đình câu kết và bao che cho nhau; và (iii) triều đình luôn xử nghiêm, vừa đảm bảo tính thượng tôn pháp luật, vừa thông qua đó phủ dụ và an lòng người Thượng.
Một hình thức tha hóa khác, là các quan lại địa phương lợi dụng vị thế của mình, tự ý tăng thuế để biển thủ. Năm 1893, thời vua Thành Thái, Bộ Hộ có bản tấu: “Tập án do tỉnh thần Quảng Trị Đào Hữu Ích đệ trình trong đó trình rằng: Ngày tháng giêng năm nay, nhận được tờ tư của Quý Công Sứ nói rằng đến phủ Cam Lộ nghe thấy dân buôn người Kinh kêu trong việc buôn bán có lệ thu thuế ngang. Người lãnh thu thuế đó là bọn Nguyễn Khả, Lê Hòa giải giao cho tỉnh đó theo luật nghị tội. Tỉnh đó đã tra xét. Bộ thần vâng xét, bọn ấy thu thuế ngang ngoài lệ đã rõ, nên chiếu theo số thu trội kết tội để răn đe. Nhưng theo lời trình bày, bọn chúng thu trội bao nhiêu người buôn không nhớ số tang chứng, tỉnh thần