Vai trò chủ động của người dân và xu hướng quan phương hóa 173 Tiểu kết chương 5

Một phần của tài liệu Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi (Trang 181 - 200)

Chương V: PHỤC DỰNG LỄ HỘI ĐIỆN TRƯỜNG BÀ: SOI CHIẾU TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN

5.3. Mấy suy nghĩ gợi mở về “tính toàn vẹn” và “tính xác thực”

5.3.3. Vai trò chủ động của người dân và xu hướng quan phương hóa 173 Tiểu kết chương 5

Khi lễ hội điện Trường Bà bắt đầu được phục dựng đầy đủ kể từ ngày đất nước thống nhất, người dân chịu trách nhiệm chính trong tất cả các khâu, từ công tác chuẩn bị nhân sự, lễ phẩm đến kịch bản, chúc văn và thực hành quy trình nghi lễ tín ngưỡng theo lệ hội. Ban Quản lý di tích, Ban Khánh tiết, các lão ông trong ban

cố vấn, mà đại diện cụ thể là vị trưởng ban thường trực di tích và đông đảo người dân thị trấn Trà Xuân tự giác phân công nhau thực hiện các công việc cụ thể liên quan đến lễ hội.Họ chính là những người thực hiện tòan bộ quá trình chuẩn bị phần

“Lễ” và một phần của phần “Hội”; tổ chức và thực hiện tất cả các nghi lễ cúng tế theo quy trình truyền thống; thực hiện các hoạt động thế tục cũng như tâm linhtrước, trong và sau những ngày diễn ra lễ hội. Vào giai đoạn này, sự có mặt của chính quyền và Mặt trận Tổ quốc cấp xã đã được ghi nhận, nhưng chỉ dừng lại ở vai trò tư vấn: đưa ra quan điểm định hướng, điều chỉnh kịch bản cho phù hợp nếp sống đương đại, hỗ trợ công tác tổ chức và đảm bảo an ninh trật tự… Thực tế không ghi nhận bất cứ sự áp đặt nào của chính quyền cấp xã lên thể chế tự quản của người dân trong quá trình phục dựng lễ hội. Tinh thần xuyên suốt trong các cuộc họp bàn/làm việc chung là sự đối thoại/thương thảo để tìm kiếm giải pháp khả dĩ thỏa mãn được tất cả các bên tham gia.

Năm 2000, lễ hội điện Trường Bà được UBND thị trấn Trà Xuân chủ trương phục hồi trở lại. Trong đơn xin tổ chức lệ Xuân điện Trường Bà trình UBND huyện Trà Bồng các năm từ 2003 đến 2011, UBND thị trấn Trà Xuân và BQLdi tích điện Trường Bà luôn khẳng định mục đích của việc tổ chức lễ hội là nhằm“khắc ghi

công đức những vị tiền hiền khai canh và thánh mẫu Thiên Yana đã có công khai khẩn v ng đất miền sơn cước”. Nói cách khác, đó chính là mong muốn khôi phục

đức tin, duy trì và quảng bá đạo đức truyền thống trong thời kỳ xã hội đang có sự chuyển đổi nhanh chóng. Ở Trà Xuân ngày nay, việc khôi phục đức tin không phải

là nhiệm vụ khó khăn bởi trên thực tế, dù trong nhiều năm các lễ hội bị cấm đoán,

gián đoạn nhưng đức tin vào “Bà” luôn có sức sống mãnh liệt, bền bỉ; có khả năng trao truyền, lan tỏa mạnh mẽ trong gia đình, gia tộc và cộng đồng. Chính đức tin ấy,

dù chỉ âm thầm tồn tại trong ý tưởng, tâm hồn của mỗi người nhưng luôn có ảnh hưởng đến thái độ, hành vi của mỗi cá nhân hoặc cộng đồng. Người Việt, cũng như nhiều cộng đồng tộc người khác, vốn dĩ có truyền thống trọng lão. Những người lớn tuổi luôn giàu kinh nghiệm sản xuất và ứng xử. Tuy nhiên, trong bối cảnh CNH- HĐH, những kinh nghiệm sinh kế của người già đã trở nên lạc hậu. Truyền thống trọng lão có nguy cơ bị xói mòn, sự tôn trọng đối với người cao tuổi chỉ còn là một khuôn phép đạo đức. Sự tham gia tích cực của người già trong các lễ hội được phục dựng đương nhiên sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao vị thế xã hội của họ. Thuộc phạm trù “đạo đức truyền thống” còn có tính gắn kết cộng đồng gia đình, dòng họ và thôn làng. Các hoạt động tập thể trong phục dựng lễ hội điện Trường Bà

là môi trường tự nhiên tốt nhất cho tính gắn kết cộng đồng được phục hồi và duy trì bền vững trong tương lai.Nguyên tắc chung trong việc phục hồi lễ hội là làm sao kế thừa được nhiều nhất những nét văn hóa truyền thống của lễ hội trong quá khứ. Bên cạnh đó, để quy tụ sự tham gia của đông đảo người dân sau thời gian dài lễ hội không được tổ chức, UBND thị trấn Trà Xuân và BQL di tích điện Trường Bà gửi thư mời tham dự lễ hội đến nhân dân thị trấn (gồm cả người Kinh và người Hoa).

Từ năm 2012, chính quyền cấp huyện tham gia trực tiếp vào việc quản lý di tích và lễ hội. Trưởng ban quản lý di tích và trưởng ban tổ chức lễ hội do một vị phó chủ tịch đồng đảm nhiệm. Nhân sự còn lại trong ban do trưởng ban quyết định dựa trên đề xuất của ban thường trực di tích – đồng thời cũng là phó ban – người được xem là đại diện cho cộng đồng. Các hoạt động lễ hội được ban tổ chức thông qua dựa trên sự tham mưu của phòng Văn hóa thông tin huyện Trà Bồng. Chính quyền địa phương đã chủ trương sáng tạo thêm các nội dung mới cho lễ hội như lễ thả hoa đăng vào tối ngày 15 hay lễ ăn trâu của người Cor; tổ chức các hoạt động cắm trại cho thanh niên có sự tham gia của Đoàn Thanh niên huyện; tổ chức cuộc thi người đẹp hương quế; trưng bày/và bán các mặt hàng địa phương, các mặt hàng dân dụng trước khuôn viên điện thờ; giao lưu văn hóa các dân tộc trên địa bàn và tỉnh bạn với

sự tham gia của người Cơ-tu ở Quảng Nam, người Thái ở Nghệ An. Nhưng không phải năm nào, tất cả những nội dung đó đều có trong lễ hội. Lễ hội ăn trâu của người Cor chỉ được tổ chức 4 lần, từ năm 2014 đến 2017, sau đó thì ngừng. Theo lý giải của những người trong cuộc, Ban Tổ chức không tổ chức lễ ăn trâu vì không tìm được sự đồng thuận của dư luận xã hội. Tuy nhiên, không loại trừ một lý do khác cungxn không kém phần quan trọng: mục tiêu di sản hóa đã đạt được.

Tuy nhiên, sự có mặt của đại diện chính quyền nhà nước không đồng nghĩa với sự áp đặt để lễ hội điện Trường Bà trở thành một hoạt động hoàn toàn bị “quan phương hóa” và trở nên đơn điệu. Quan điểm chính trị ở đây không phải là sự thay thế cho nghi lễ. Tâm điểm của hoạt động lễ hội vẫn là các thực hành nghi lễ tín ngưỡng cổ truyền của người dân làng Xuân Khương. Sự kính tín đối với biểu tượng

“Bà” không hề bị xâm hại. Các tiết mục văn nghệ thể thao hay các hoạt động giao lưu văn hóa khiến cho sắc thái của lễ hội trở nên phong phú đa dạng hơn nhưng hoàn toàn không biến Trường Bà thành một hình thức sân khấu, thuần túy mang mục đích thương mại. Tính đa phương(multivocality) trong phục dựng lễ hội là điều

có thể nhận thấy, nhưng không vì thế, tính tôn nghiêm của nghi lễ tín ngưỡng cũng như vai trò không thể thay thế của cộng đồng người dân làng Xuân Khương bị loại

bỏ.

Trên thực tế, từ sau năm 1945, lễ hội điện Trường Bà đã có ít nhất 1 lần được phục dựng vào những năm cuối thập niên 1950, sau thời gian bị gián đoạn thời kỳ kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược. Lúc đó, các quyền của người dân làng Xuân Khương trong việc phục dựng lễ hội được chính quyền Việt Nam cộng hòa hoàn toàn tôn trọng. Nhưng như trong mô tả ở phần trước, một kịch bản

“như cũ/như vốn có trước năm 1945” đã không lặp lại. Trong bối cảnh mà chính quyền Sài Gòn đang thực hiện chủ trương dồn dân lập ấp chiến lược, số người dân tham dự không chỉ có người dân làng Xuân Khương, mà còn có cả người Việt, người, người Cor của các vùng lân cận. Thời gian điều thực hiện “lễ” và “hội” cũng được rút ngắn cho phù hợp với điều kiện thời chiến. Đặc biệt, trong lần phục dựng này, vai trò của chính thể nhà nước đã được thể hiện rất rõ. Các đời quận trưởng Trà

Bồng không chỉ hỗ trợ bằng cách “cấp phép” hay động viên tinh thần, mà còn đứng

ra tổ chức trùng tu điện Trường Bà, sau đó khuyến khích người dân các xã lân cận

về dự lễ hội. Các nhà quản lý địa phương của chính thể Việt Nam cộng hòa đã không hề giấu diếm động cơ chính trị. Trong chiến tranh Việt Nam, “giành dân” là một trong những mục tiêu quan trọng của các bên tham chiến. Và việc phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng được chính thể Việt Nam cộng hòa coi như một phương thức dể lấy lại niềm tin của nhân dân.

Tiểu kết chương 5

Việc phục dựng lễ hội điện Trường Bà phản ánh sâu sắc sự chuyển biến trong nhận thức cũng như hành vi của các tầng lớp xã hội. Đối với các nhà quản trị địa phương, đó là sự cập nhật các chủ trương chính sách của Trung ương và Tỉnh, trên cơ sở đó đưa ra những sáng kiến mới nhằm di sản hóa di tích và lễ hội điện Trường Bà; là chủ trương biến điện Trường Bà và lễ hội hàng năm ở đây thành nguồn lực cho phát triển du lịch; là việc mong cầu xây dựng một cộng đồng văn hóa liên tộc người nhằm củng cố khối đại đoàn kết toàn dân để ổn định và phát triển. Đối với người dân, ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tâm linh và tự do trong niềm kính tín đức nữ thần, đó là sự cởi mở trong việc tiếp nhận các nhân tố mới của lễ hội; là

sự bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội cũng như bình đẳng nam nữ; và là sự tận dụng cơ hội để chung tay cùng nhà nước phát triển kinh tế - xã hội nói chung, kinh

tế du lịch nói riêng.

Quá trình phục dựng lễ hội điện Trường Bà đồng thời thỏa mãn nhu cầu của các bên liên quan. Người dân tìm kiếm sự an toàn trong niềm kính tín nữ thần. Các doanh nhân tìm kiếm cơ hội làm giàu và sự an toàn trong buôn bán. Riêng với chính quyền các cấp, mục tiêu được nhắm đến không chỉ dừng lại ở việc di sản hóa hay phát triển kinh tế, mà cao hơn: củng cố khối đại đoàn kết toàn dân thông qua một cộng đồng liên tộc người có chung một biểu tượng Nữ thần được thờ cúng.

Việc phục dựng lễ hội điện Trường Bà là sự tái tạo có đổi mới cả 2 nội dung

“lễ” và “hội”, trong đó “lễ” được coi là hạt nhân trụ cột, là yếu tố bền vững, có phần

“tĩnh”; phần “hội” là yếu tố khả biến, có thể đổi mới, bổ sung nhưng không làm biến dạng phần “lễ”. Sự thay đổi trong phần “lễ” chủ yếu thể hiện qua những nhân

tố mới trong lễ vật. Trong khi đó, phần “hội” được bổ sung nhiều hoạt động văn nghệ và thể thao, với sự góp mặt của nhiều cộng đồng tộc người khác nhau. Chính nhờ sự “tĩnh” trong phần “lễ”, mặc dù có sự can thiệp sâu của chính quyền nhà nước, lễ hội điện Trường Bà vẫn đảm bảo được tính xác thực trong phần cốt lõi.

KẾT LUẬN

1. Lễ hội là hiện tượng văn hóa dân gian tổng thể phổ biến trên thế giới, nhằm đồng thời thỏa mãn nhiều nhu cầu của các cộng đồng người. Mỗi lễ hội có thể hàm chứa một hoặc nhiều thuộc tính khác nhau: tính lễ nghi tôn giáo, tính huyền thoại, tính biểu tượng, tính gắn kết xã hội, tính nhận dạng địa phương, tính hàng hoá (khả năng trở thành tài nguyên, sản phẩm của du lịch), tính kích thích tiêu dùng. Chính vì vậy, lễ hội là một thực hành văn hoá luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong xã hội, có rất nhiều ý nghĩa đối với cá nhân cũng như các nhóm xã hội khác nhau. Do nhiều nguyên nhân, trong quá khứ, hiện tượng gián đoạn lễ hội đã xảy ra ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực và vùng lãnh thổ trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, trong những khoảng thời gian nhất định. Khi cuộc sống bình ổn trở lại, việc phục dựng lễ hội cũng trở thành nhu cầu đương nhiên. Nhưng các nghiên cứu về hiện tượng này cho thấy, việc phục dựng lễ hội không đơn thuần là “tái tạo nguyên bản”, mà luôn có sự bổ sung, làm mới, thậm chí là có những “truyền thống được sáng tạo” cho phù hợp với bối cảnh mới cũng như mục đích của các bên liên quan. Các học giả trong và ngoài nước còn đều thống nhất

ở nhận định khái quát: tính đa phương (multivocality) - các chủ thể hướng đến nhiều mục đích, và ý nghĩa khác nhau. Việc phục dựng lễ hội điện Trường Bà (huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi) cũng nằm trong số đó.

2. Điện Trường Bà nay thuộc thị trấn Trà Xuân, huyện lỵ của huyện Trà Bồng (tỉnh Quảng Ngãi), nhưng xa xưa vị trí mà ngôi điện tọa lạc chính là làng Xuân Khương, giáp ranh với cửa nguồn Thanh Bồng, nơi nhà Nguyễn mở trường giao dịch hàng hóa giữa các thương nhân đến từ miền xuôi với cộng đồng người Thượng sinh sống ở sơn khu phía Tây. Trong số 4 cửa nguồn của tỉnh Quảng Ngãi, nguồn Thanh Bồng có đóng góp lớn nhất vào nguồn thu ngân sách từ việc thu thuế môn bài của các thương nhân. Nói cách khác, điện Trường Bà tọa lạc tại trung tâm buôn bán Đông Tây sầm uất nhất của tỉnh Quảng Ngãi thời Trung và Cận đại. Xét dưới góc độ địa chính trị, địa kinh tế và địa văn hóa, mỗi cửa nguồn luôn là vị trí khá nhạy cảm; bởi lẽ, đó chính là những điểm giao thoa văn hóa Đông-Tây, là nơi

mà các tộc người Thượng ở phía Tây tiếp xúc, giao lưu với người Việt và người

Hoa đến từ đồng bằng duyên hải phía Đông. Cửa nguồn Thanh Bồng cũng không là ngoại lệ. Theo các tài liệu xưa để lại, quan hệ giữa các tộc người luôn có hai mặt: vừa có sự hợp tác và giao lưu, vừa có những mâu thuẫn do có sự khác biệt về văn hóa và phương thức quản lý xã hội. Dưới thời quân chủ, hiện tượng xung đột tại các nguồn khác của tỉnh Quảng Ngãi diễn ra khá nghiêm trọng; riêng nguồn Thanh Bồng tình hình ít căng thẳng hơn, hơn nhưng nguy cơ xung đột vẫn tiềm ẩn. Nhu cầu tạo lập một môi trường xã hội ổn định để phát triển quan hệ tộc người, phát triển giao thương được các vương triều quân chủ và cả người dân các tộc người luôn đặt lên hàng đầu. Ngoài việc chung tay thực thi các chính sách kinh tế-xã hội, thần quyền cũng được xem như một công cụ hữu ích nhằm thúc đẩy sự thấu hiểu và chia sẻ. Chính vì thế, từ xa xưa, lễ hội điện Trường Bà đã là điểm đến của các cộng đồng Việt, Hoa và Thượng.

3. Điện Trường Bà là cơ sở thờ tự có từ lâu đời, được sử sách nhắc đến muộn nhất cũng từ giữa thế kỷ XIX. Tài liệu điền dã nhân học-dân tộc học cho thấy, thậm chí niên đại của ngôi điện này có thể còn sớm hơn. Căn cứ vào bản “Điệp văn” do Tổng thống VNCH Nguyên Văn Thiệu ban hành tháng 06 năm 1973, vị nữ thần được thờ phụng tại điện Trường Bà có duệ hiệu là “Ngọc Phi Thánh Nữ nương

nương”. Thời Tây Sơn, triều đình sắc phong duệ hiệu “Thiên Y A Na Diễn ngọc phi tôn thần”. Đến thời Gia Long, nhà vua ban sắc phong duệ hiệu là “Hàm Hoàng Quảng Đại Chí Đức Phổ Bác Hiển Hóa Trang Huy Dục Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần”. Do các biến cố xã hội, tất cả các bản sắc phong dưới thời quân chủ

đều bị thất lạc, đến nay vẫn chưa tìm lại được. Thể theo nguyện vọng của người dân, năm 1973, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã ban hành bản “Điệp văn” hợp nhất cả hai duệ hiệu xưa để đưa vào bản chúc văn đọc trong lễ tế thần mỗi dịp

lễ hội. Tuy vậy, dân chúng trong vùng chỉ đơn giản cung xưng là “Bà”.

Thờ tự Nữ thần là hiện tượng văn hóa tâm linh phổ biến của hầu hết các cộng đồng Việt cũng như Hoa và Cor. Trong tâm thức của mỗi cộng đồng người, danh xưng của Nữ thần được kính bái có tên gọi khác nhau. Vì thế, hiện tượng có các mỹ tự khác nhau để chỉ một vị Nữ thần được vọng bái cũng là chuyện bình

thường. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), đình làng Xuân Khương bị tàn phá, không còn khả năng trùng tu. Các vị Nhân thần Bùi Tá Hán, Mai Đình Dõng cùng các vị Tiền hiền, Hậu hiền (là tổ phụ của các dòng họ đến làng Xuân Khương khai khẩn và khai cơ) được người dân đưa về phối thờ trong Điện. Vì thế, hiện nay điện Trường Bà là cơ sở thờ tự đa thần.

4. Cho đến nay, nguồn tài liệu thành văn về phong tục tập quán truyền thống của làng Xuân Khương cũng như ghi chép về hội lệ điện Trường Bà hầu như không còn được lưu giữ. Nhưng dựa trên những ký ức cộng đồng, có thể hình dung rằng, ít nhất đến những năm đầu thế kỷ XX, hàng năm tại điện Trường Bà, người dân thường tổ chức hai lễ hội: mùa Xuân (15-17/04 âm lịch) và mùa Thu (15-17/09

âm lịch). Trình tự tổ chức hội lệ Xuân và Thu không có sự khác biệt. Tuy nhiên, kinh phí chi tiêu cho việc tổ chức lễ hội mùa Xuân được trích từ nguồn thu nhập do phát canh “ruộng Bà”; riêng kinh phí dùng trong lễ hội mùa Thu được cấp bởi Sở Tuần ty. Nhưng nguồn kinh phí này cũng không được lấy từ ngân sách nhà nước mà

do các thương nhân Việt, Hoa và Cor đóng góp. Sự can thiệp của Sở Tuần ty vào lễ hội điện Trường Bà là biểu hiện rõ nhất chứng tỏ người xưa đã dùng thần quyền như một chiến lược để ổn định xã hội, củng cố quan hệ tộc người, phục vụ cho lợi ích kinh tế và ổn định cương vực quốc gia.

5. Những thông tin từ nghiên cứu thực địa cho biết, từ giữa thế kỷ XX đến nay, lễ hội điện Trường Bà đã có 2 thời gian bị gián đoạn: lần thứ nhất là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) và lần thứ hai là thời kỳ 1975-

1986. Việc phục dựng lễ hội điện Trường Bà sau cuộc kháng chiến chống Pháp được thực hiện bởi cộng đồng người dân làng Xuân Khương xưa, có sự hỗ trợ của chính quyền Sài Gòn. Căn cứ vào các nguồn sử liệu hiện còn được lưu trữ, có thể nhận thấy rằng, chính quyền Sài Gòn khi đó đã có những mục tiêu chính trị rất rõ, với mục đích không hề che giấu là “giành dân” và thể hiện ưu thế “chăm lo tín

ngưỡng cho các sắc dân” so với “cộng sản vô thần”. Hậu bán thế kỷ XX, được sự

cho phép của chính quyền cách mạng, một lần nữa người dân làng Xuân Khương lại chủ động trùng tu và phục dựng lễ hội tại ngôi Điện này.

Một phần của tài liệu Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi (Trang 181 - 200)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)