Những điểm đáng chú ý trong lễ hội truyền thống điện Trường Bà

Một phần của tài liệu Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi (Trang 118 - 121)

Chương 3: DI TÍCH VÀ LỄ HỘI ĐIỆN TRƯỜNG BÀ TRONG LỊCH SỬ

3.3. Những hồi ức về lễ hội điện Trường Bà trong giai đoạn trước 1945

3.3.2. Những điểm đáng chú ý trong lễ hội truyền thống điện Trường Bà

Nhìn lại toàn bộ quy trình lễ hội điện Trường Bà, có thể khẳng định, đây là một sự kiện văn hóa dân gian tổng thể. Đó là sự hợp nhất của 2 hợp phần “lễ” và “hội”. Mảng “lễ” là một quy trình nghiêm cẩn với nhiều công đoạn khác nhau, chỉ được thực hiện bởi những người được lựa chọn theo những tiêu chí khắt khe do cộng đồng đặt ra

và lưu truyền nhiều đời. Đương nhiên, những người đó phải là người làng Xuân Khương. Các nghi lễ vừa tỏ rõ lòng thành kính đối với Bà, với tổ tiên; vừa chia sẻ cảm xúc với các nhiên thần, cũng như các vong hồn kém may mắn. Trong khi đó, ở phần

“hội” có nhiều hình thức diễn xướng và văn nghệ dân gian, tất cả mọi người đều có thể tham dự, không phân biệt dân chính cư với dân ngụ cư, dân làng Xuân Khương hay khách vãng lai. Đây là một lễ hội mở theo đúng nghĩa của từ này.

Người Việt sống ở làng Xuân Khương là chủ nhân của lễ hội điện Trường

Bà, tham gia trực tiếp vào việc điều hành, tổ chức lễ hội (ban đại diện, ban tế tự, điều hành tổ chức lễ hội). Với mô hình “nhất xã nhất thôn”, trước năm 1945, làng Xuân Khương có hai thể chế song hành. Hội làng phát huy tối đa vai trò của cơ chế

tự quản. Đại diện cho thể chế tự quản đều là những tinh hoa của cộng đồng. Họ điều hành hội làng một cách tinh tế dựa trên quyền lực cũ, uy tín cá nhân, dòng họ… Thể chế quan phương chỉ đóng vai trò hỗ trợ (về nhân lực), đảm bảo an ninh trật tự

và tham dự lễ hội với hai tư cách vừa là đại biểu cho chính quyền vừa là dân xã.

Trước năm 1945, dân làng Xuân Khương được phân chia thành các thứ hạng khác nhau: chức dịch/chức sắc; dân chính cư/dân tráng và dân ngụ cư. Sự tham gia trong quá trình thực hành lễ hội (hành lễ) tùy thuộc vào các thứ hạng. Thành phần của ban đại diện điện Trường Bà, ban tế lễ, ban khánh tiết phần lớn do các vị cựu chức sắc (từng có phẩm hàm, chức vị) trong làng nắm giữ. Các công việc tạp vụ trong quá trình lễ hội diễn ra được phân công cụ thể cho từng hạng dân: dọn dẹp vệ

sinh, quét tước, sửa sang đường sá, trang trí, chuẩn bị đèn đóm, bàn ghế, mua sắm

lễ vật, tham gia vào đoàn rước vv…do dân tráng tham gia theo sự phân công của thôn xóm. Việc nấu nướng phục vụ trong ngày lễ do dân ngụ đảm nhiệm. Chỉ khi nào họ đủ điều kiện trở thành dân chính cư mới được làm những công việc khác. Dân ngụ cư hoàn toàn tuân thủ theo các quy định của làng.

Với lễ hội miền Bắc, các giáp là đơn vị nòng cốt, là hạt nhân tổ chức lễ hội (Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm 2012). Giáp là tổ chức xã hội tập trung theo lớp tuổi của những người đàn ông trong thôn làng. Nhưng ở miền Trung thì khác. “Tổ chức xã hội theo lớp tuổi như giáp khi đến miền Trung, khái niệm này không còn mang nội hàm vốn có, mà trở thành tên gọi nhằm chỉ thị một vùng hay một tổ chức cư trú dưới làng, chủ yếu mang tính định hướng không gian so với trung tâm, nhiều hơn là khẳng định cương vực… Trong lúc các tổ chức xã hội như xóm, ngõ, phe, giáp, phường, hội ở các làng xã miền Trung khá mờ nhạt, thậm chí không còn mang ý nghĩa vốn có của nó, thì tổ chức theo mối quan hệ huyết tộc lại được nhấn mạnh và đề cao,chi phối nhiều đến sinh hoạt của từng bộ phận dân cư trong cộng đồng. Chính vì vậy, người dân xã miền Trung rất chú trọng đến thứ bậc của những dòng họ khai canh, khai khẩn; các chi tộc có công trong việc khai hoang, dựng làng, khẩn hoang mở rộng cương vực”[118:38-40]. Do đặc thù làng xã miền Trung Việt Nam, giáp đã được thay thế bằng các dòng họ. Làng Xuân Khương cũng không phải là ngoại lệ. Trong việc phân công hay đề cử những người tham gia vào việc

tổ chức lễ hội, các dòng họ có tiếng nói quan trọng. Lực lượng chủ chốt tham gia vào lễ hội Trường Bà từ khâu tổ chức, họp bàn, điều hành nghi lễ, lễ hội, phân công nhiệm vụ đến cộng đồng đều do hội đồng tộc biểu đề cử. Khi việc được giao đến các họ tộc, các phái họ lại đề cử những người lớn tuổi, giàu có, có uy tín tham gia.

Dưới góc nhìn về giới, trước năm 1945, chỉ có nam giới mới đóng vai trò chủ đạo trong việc tổ chức, thực hành lễ hội điện Trường Bà, nữ giới hầu như chỉ hiện diện với tư cách là người tham dự, trải nghiệm lễ hội. Người ta cho rằng, phụ nữ là

ô uế và vì thế, những người còn trong tuổi sinh đẻ không được tham gia bất cứ hoạt động nào trên phạm vi chính điện. Ngay cả việc bưng dọn cỗ bàn cũng do nam giới

đảm nhiệm. Khi thụ lộc Bà, phụ nữ cũng chỉ được ăn trong một khu vực riêng, kém trang trọng nhất.

Sự bất bình đẳng về giới trong lễ hội điện Trường Bà xưa kia thực sự sâu sắc. Điều đó cũng phần nào thể hiện quan niệm chung về giới trong xã hội quân chủ Việt Nam. Tuy nhiên, trong các lễ hội nói chung, lễ hội điện Trường Bà nói riêng, quan niệm này luôn được ẩn dưới vỏ bọc về sự đề cao “tính thiêng”. Đa phần người dân đều cho rằng, những phụ nữ còn trong tuổi sinh đẻ, mỗi tháng đều có một kỳ kinh nguyệt, thân thể không sạch sẽ. Chính vì thế, họ không nên có mặt tại chính điện hay thậm chí cả tiền đường những nơi thờ tự chung của thôn làng.

Sự tham gia của người Thượng ở nguồn Thanh Bồng trong lễ hội điện Trường Bà từ những năm thuộc Pháp. Tuy nhiên, có thể đó không hẳn là hiện tượng phổ biến ở tất cả các xã và ở mọi tầng lớp người dân mà là các chức sắc và những người thường xuyên có quan hệ buôn bán với người Việt chứ không phải là cộng đồng dân cư nói chung. Theo các thông tín viên là người Cor ở thôn 6 xã Trà Thủy, cha ông họ đã từng tham gia lễ hội điện Trường Bà từ rất sớm. Nhưng tham gia vào dịp nào, chỉ trong lễ hội mùa Thu hay cả 2 lễ hội; tham gia như thế nào, tự nguyện hay chỉ đáp ứng sự vận động của Sở Tuần ty; những ai tham gia, chỉ các chức sắc trong thôn hay toàn thể người dân? Đó vẫn là những câu hỏi chưa có lời giải.

Riêng người Hoa là trường hợp khá đặc biệt. Về nhân thân, trước khi chế độ Việt Nam cộng hòa được thiết lập, họ được coi là kiều dân (không có tư cách công dân Việt Nam). Mặc dù xen cư lâu đời với người Việt ở làng Xuân Khương, nhưng chưa bao giờ họ là thành viên đầy đủ như dân chính cư, cũng không hoàn toàn bị xem nhẹ như dân Việt ngụ cư. Họ không thờ cúng Thành hoàng cùng người Việt ở đình làng mà có nơi thờ tự và sinh hoạt cộng đồng riêng (chùa Ông Bổn). Không ai biết chắc chắn là họ có tham gia kiến tạo điện Trường Bà ngay từ thuở ban đầu hay không, nhưng chắc chắn họ đóng góp rất nhiều cho việc trùng tu và tổ chức lễ hội.

Đa số những người được hỏi chuyện đều cho biết, bộ phận người Hoa có địa vị xã hội (Hội trưởng Lý Sự hội, ông Cả…) đều giàu có, thành đạt, có những đóng góp trong việc trùng tu, cúng tiến hàng năm cũng như có mối quan hệ tốt với các chức

được mời về dự hội với tư cách đại biểu, ngồi cùng mâm, ăn cùng bàn với các ông lớn, chứ không tham gia vào Ban Đại diện hay Ban Tế tự.Người Hoa có những đóng góp to lớn trong việc trùng tu, nhưng chỉ tham dự lễ hội với tư cách khách mời chứ không phải đồng chủ thể.

Với sự can thiệp của Sở Tuân ty, lễ hội mùa Thu đã nhuốm màu quan phương hóa. Mặt khác, sự tham gia của các thương nhân đến từ nhiều nơi khác nhau và các chức sắc người Thượng cho thấy, lễ hội mùa Thu đã vượt qua khuôn khổ của một hội làng. Nó đã trở thành một Festivan kết nối miền xuôi với miền ngược, người Việt với người Thượng và người Hoa. Nhìn lại hiện tượng này, có thể

dễ dàng nhận thấy đại diện của chính thể quân chủ đã có ý thức trong việc dùng thần quyền để tạo môi trường gắn kết xã hội, hòa giải các mâu thuẫn để ổn định phát triển quan hệ tộc người cũng như kinh tế xã hội của địa phương.

Một phần của tài liệu Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi (Trang 118 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)