Người Thượng nguồn Thanh Bồng

Một phần của tài liệu Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi (Trang 76 - 79)

Người Thượng ở Thanh Bồng thường được gọi là “Man Thanh Bồng”, “Man

La Thụ”, “Thượng Trà Bồng”, “Mọi Quế”, “Mọi Trầu”, “Cua”, hoặc “Khùa”.(1) Tên gọi “Man” dùng để chỉ các tộc người thiểu số ở Trung bộ có lẽ được biết sớm nhất

từ thời Lê, trong “Đại Việt sử ký toàn thư”. Nguồn tài liệu khả tín hơn về tên gọi

Man” là “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn. Tên gọi “Man” sau này được tất cả các sử gia và nho sĩ thời chúa Nguyễn và Triều Nguyễn sử dụng. Trong “Đại Nam

nhất thống chí”, bộ quốc sử lớn nhất triều Nguyễn, ở quyển VIII: tỉnh Quảng Ngãi,

mục “Phong tục” có những ghi chép về “phong tục của người Man”. Chữ “Man” ở đây là dùng để chỉ những sắc dân miền Thượng du tỉnh Quảng Ngãi. Để phục vụ cho việc bình định người Man ở tỉnh Quảng Ngãi, giữa thế kỷ XIX, Tiễu phủ sứ Nguyễn Tấn đã chia các sắc tộc ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi thành các nhóm khác nhau theo phương thức dùng địa danh để chỉ tộc danh. Những sắc dân ở nguồn Thanh Bồng được gọi là giống “Man Thanh Bồng”, “Man La Thụ”.[103]

(1) Các sử gia và nho sỹ Trung Hoa cổ - trung đại luôn coi người Hán là giống người cao quý. Họ coi các tộc người ngoài Hán là thấp kém, chưa được giáo hóa. Thành ngữ “đông Di, tây Nhung, bắc Địch, nam Man” chính là mang ý nghĩa ấy. Trong chữ “man” có bộ “trùng” (côn trùng), vì thế tên gọi này hàm ý miệt thị. Các nho sỹ và sử gia người Việt xưa chịu ảnh hưởng của cách viết sử Trung Hoa, vì thế, trong các văn bản chính

Đầu thế kỷ XX, tên gọi “Man” ít được dùng trong các văn bản ghi chép, thay vào đó, danh xưng “Mọi” được sử dụng phổ biến. Tên gọi này lần đầu tiên được các học giả Pháp sử dụng trong những ghi chép về các tộc người thiểu số vùng Trường Sơn-Tây Nguyên. Theo các nguồn tài liệu đã được công bố, E.M. Durand có lẽ là người đầu tiên dùng chữ “Mọi” để chỉ các tộc người thiểu số ở Trung bộ, trong bài viết “Les Moi du Sơn-Phong” (Người Mọi ở Sơn Phòng), được đăng trên tạp chí

Revue Indochinoise vào năm 1900. Đây là chuyên khảo về các bộ tộc sống ở miền

sơn cước hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Sau này, danh xưng “Mọi” được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu của H. Haquet (1905) Notice ethnique sur les Mois de la région de Quang Ngai, của Henri Maitre (1911). Do chịu ảnh hưởng của

người Pháp, trong Quảng Ngãi tỉnh chí (1933) cũng gọi những bộ tộc cư trú ở miền núi tỉnh Quảng Ngãi là người “Mọi”.

Đáng chú ý, dựa vào giống cây trồng đặc chủng, các tác giả A. Laborde, Nguyễn Bá Trác còn gọi người Thượng ở Thanh Bồng là “Mọi Trầu”. Theo Nguyễn

Bá Trác, sở dĩ có tên gọi là Mọi Trầu là vì “Mọi” này ở dựa sườn núi mà trồng trầu nhiều. Còn Henri Maitre thì gọi là “Mọi Quế”, tức giống Mọi chuyên trồng cây quế.

Theo các nhà dân tộc học, người Thượng Thanh Bồng tự gọi dân tộc mình là Thượng hoặc Col. Năm 1979, sau đợt điều tra xác mình thành phần dân tộc, Tổng cục Thống kê đã xác đinh: tên gọi chính thức của các cộng đồng người Thượng trước đây vẫn được biết đến là Man La Thụ, Man Thanh Bồng, Mọi Trầu hoặc Mọi Quế, có tên gọi chính thức là dân tộc Cor. [124].

Về mặt tổ chức, nguồn Thanh Bồng thuộc quyền kiêm quản của cơ Sáu, gồm

có 13 sách của người Thượng. Đặc biệt, theo Nguyễn Tấn, người Thượng ở Thanh Bồng “cư trú ở nơi toàn núi non, chẳng có mảnh ruộng nào thì chuyên nghề trồng các loại cây lâu năm như quế, trà, trầu cau, khoai nước, củ mài, vì thế mà nghèo hơn. Nhưng các loại quế, trà, lá dâu, bông vải, mè đậu… họ không biết sử dụng mà chỉ dùng để trao đổi với người Việt lấy các thứ nhu dụng khác, nhất là muối” [104:85].

Các tác gia Trung và Cận đại thường miêu tả người Thượng là những nhóm người chưa được giáo hóa, bản tính hoang dã. Nguyễn Tấn viết: “bản tính của người Thượng rất manh động, đói thì muốn có cái ăn, nếu không được thỏa thì rủ nhau đi làm bậy” [103:67]. Trong Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí Châu bản

triều Nguyễn người đọc có thể bắt gặp những tư liệu về việc các nhóm giặc “Mọi

Đá Vách” xuống cướp phá của người Việt ở vùng hạ huyện. Đó cũng chính là một trong những lý do để vua Gia Long cho đắp Trường lũy và thành lập các Cơ Tĩnh Man. Nhưng Nguyễn Tấn đã chi tiết hơn trong miêu tả tình hình thực tế. Theo Nguyễn Tấn, “nhìn chung, các nhóm người Thượng từ nguồn Thanh Cù trở về nam đến Cơ Năm thì cơ bản cùng một phong tục. Còn các nhóm người Thượng từ đạo

La Thụ trở ra bắc đến nguồn Thanh Bồng thì có phong tục khác”. [103:65]. Ông cũng cho biết thêm: “Nói chung, người Thượng kiệt hiệt nhất là ở Cơ Nhất. Thứ đến

là người Thượng ở Cơ Nhì, Cơ Ba, rồi tới người Thượng ở Cơ Tư, Cơ Năm, sau

c ng là người Thượng nguồn Thanh C ở Cơ Lục. Rốt lại, chỉ có 2 xứ người Thượng La Thụ Thanh Bồng ở Cơ Lục là biết nghe lời hơn hết.” [103:67]. Viết về

nhóm người Thượng La Thụ Thanh Bồng, Nguyễn Tấn nhận định, họ đều là những người chịu khó an phận, thuần phác, dễ thương, tính tình khiêm nhường nhưng không bao giờ nói 2 lời. [103:67-68]. Những nội dung mà Nguyễn Tấn trình bày chứng tỏ ông có nhãn quan tinh tế, nhận xét xác đáng và tin cậy. Thực tế lịch sử cũng chứng minh rằng, trong suốt thế kỷ XIX, cuộc sống ở nguồn Thanh Bồng bình

ổn hơn so với nguồn Thanh Cù. Chính sử thời nhà Nguyễn không ghi nhận bất cứ cuộc nổi loạn hay cướp bóc nào được gây ra bởi người Thượng ở nguồn Thanh Bồng. Nhưng trong Châu bản triều Nguyễn, có ghi lại Báo cáo số 130 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trình nhà vua về tình hình đặc biệt tại làng Xuân Khương, phủ Bình Sơn do Tri phủ không kiểm soát được việc quản lý các thân hào của làng, cũng không kịp thời triển khai công việc. Hơn nữa, kiểm lý Trà Bồng không đủ tư cách để hoà giải tranh chấp giữa dân làng Xuân Khương và người dân sống tại khu vực sát biên. Bộ trưởng đề nghị cho phép Tri phủ Bình Sơn trao một phần quyền hạn về hành chính và tư pháp cho kiểm lý Trà Bồng, người sẽ đại diện cho Tri phủ

Bồng Sơn tại làng Xuân Khương. [86]. Theo tư liệu điền dã, đến những năm đầu thế

kỷ XX vẫn có hiện tượng một bộ phận người Man xuống đánh phá thôn làng của người Việt, khiến mọi người phải thay nhau trông coi… Mặt khác, bia mộ nhà họ Huỳnh có ghi lại ông tổ nhà họ Huỳnh là “Phó đội trưởng cơ Tĩnh Man” nghĩa là vùng này tuy không phải giao tranh ác liệt như Sơn Hà, Ba Tơ nhưng các xung đột tộc người là có thật.

Một phần của tài liệu Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)