Lịch sử dân cư làng Xuân Khương

Một phần của tài liệu Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi (Trang 85 - 94)

2.3. Làng Xuân Khương-cửa nguồn Thanh Bồng

2.3.2. Lịch sử dân cư làng Xuân Khương

2.3.2.1. Người Việt

Cuộc nam chinh đầu tiên của người Việt nhằm đánh vào vương quốc Champa cổ đại được vua Lê Đại Hành thực hiện vào năm 932. Sử cũ không ghi chép về việc sau đó quan binh Đại Việt có ở lại vùng đất phương nam hay không.

Căn cứ vào các nguồn tư liệu hiện có, có thể tin là người Việt từng có mặt ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi từ thời nhà Hồ, sau cuộc chinh phạt Champa năm 1402 của Hồ Quý Ly. Sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, phần Chính biên, quyển 12, còn ghi chép: “Sau lần Chiêm Thành dâng đất Chiêm Động và Cổ

Lũy Động, thì người Chiêm bỏ đất mà đi nên mùa xuân năm Khai Đại thứ nhất (1403), Hồ Hán Thương mới lấy dân có của những không có ruộng ở các lộ khác di

cư vào vùng đất này” (108:175). Đây có lẽ là cuộc di dân quy mô lớn đầu tiên của người Việt vào Quảng Nam và Quảng Ngãi. Khi nhà Hồ bị nhà Minh đánh bại, vua Champa đã nhân cơ hội đó tái chiếm lại các châu Chiêm Động và Cổ Lũy Động. Nhưng theo “Đại Việt địa dư toàn biên”, thì ngay cả khi đó, ở 4 châu Thăng, Hoa,

Tư, Nghĩa (theo cách gọi của người Việt) vẫn có một bộ phận người Việt còn ở lại.[147:82]

Năm 1471, vua Lê Thánh Tông thực hiện cuộc nam chinh nhằm giành lại các vùng đất mà Champa đã tái chiếm khi Đại Ngu bị quân Minh xâm lược và mở rộng hơn nữa biên giới Đại Việt về phương nam. Sau cuộc chinh phạt, một bộ phận quan binh đã được lưu lại vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi ngày nay. Theo ước tính của Li Tana, quân lính của vua Lê còn ở lại 3 phủ, tức vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định này nay ước chừng 5.000 người [90:31]. Đồng thời, ngay sau đó, đã có những đợt di dân lớn của người Việt từ các miền Bắc vào miền Trung. Một phần trong số các lưu dân mới là vợ con, gia đình các quan binh theo chồng vào định cư lập nghiệp; phần khác, là dân chiêu mộ từ các tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh. Các nhà sử học coi làn sóng di dân lần này là quan trọng nhất, vì nó đặt nền tảng lâu dài cho sự hiện diện của các lớp cư dân Việt đến sau.

Từ khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng được vua Lê cử vào trấn nhậm Đàng Trong (1558), các cuộc di dân của người Việt từ các tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh vào miền Trung nói chung, Quảng Ngãi nói riêng, ngày một đông. Với tập quán vốn có, người Việtđều sống dựa vào việc canh tác ruộng nước. Vì thế, khi đến miền Trung, người Việt chủ yếu định cư ở khu vực đồng bằng duyên hải. Trong Vũ Man tạp lục

thư, quyển thứ 3 “Công cuộc xây dựng hoặc đổi mới qua các triều đại”, Nguyễn

Tấn viết: “Canh Ngọ (1570), năm thứ mười ba niên hiệu Chính Hòa triều Lê Anh Tông, hoàng triều ta có thêm đất đai rộng rãi, thần truyền thánh nối suốt hai trăm năm. Người Man và dân Kinh sống riêng yên vui với nghề nghiệp” [103:209].

Tuy nhiên, điều đáng tiếc là kết quả của các cuộc khai quật khảo cổ học cũng như nguồn tài liệu điền dã mới đây tại làng Xuân Khương (nay là thị trấn Trà Xuân) đều chưa chứng minh được thời điểm có mặt của người Việt ở đây trước thế kỷ XVIII. Thông thường, người Việt định cư ở đâu cũng tính đến chuyện làm đình. Đó

là nơi thờ cúng thần thành hoàng/bản mệnh của làng, đồng thời cũng là không gian sinh hoạt cộng đồng. Năm 2011, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi tiến hành khai quật di tích Gò Đình ở thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng. Trong báo cáo kết quả có đưa ra nhận xét: “Căn cứ vào những thông tin từ việc nghiên cứu đồ gốm thu được tại đây chúng tôi cho rằng: Kiến trúc này được xây dựng sớm nhất vào khoảng cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Trong thời gian tồn tại, đình được tu sửa, xây lại nhiều lần, lần cuối cùng vào khoảng những năm 40 của thế kỉ XX….” [50].

Trong những năm từ 2016 đến 2023, tôi từng thực hiện nhiều cuộc điền dã dân tộc học/nhân học tại Trà Bồng. Ở thị trấn Trà Xuân (tức làng Xuân Khương, đồng thời cũng là xã Trà Xuân xưa), tôi đã có dịp quan sát một số kiến trúc và mộ chí cổ, thực hiện nhiều cuộc gặp gỡ và phỏng vấn các nguồn tin. Kết quả cho thấy, những hiện vật hay ký ức cũng chỉ phản ánh thời điểm mà người Việt có mặt ở đây vào khoảng giữa thế kỷ XVIII.

Người Việt ở làng Xuân Khương gồm có nhiều dòng họ, nhưng đông đúc hơn cả là các họ: Đặng, Huỳnh, Trần, Nguyễn, và Bùi. Các thành viên của họ Đặng cho biết, tổ tiên họ Đặng từ Hà Tĩnh di cư vào Nam ban đầu đến Lương Nông, Cẩm Thành (nay thuộc thành phố Quảng Ngãi), sau đó một bộ phận chuyển cư lên làng Xuân Khương khoảng trên dưới 200 năm. Theo ghi chép của gia phả họ Trần (dã được dịch ra chữ Quốc ngữ), ông tổ họ Trần nguyên gốc Nghệ An, vào Quảng Ngãi

từ thời Cảnh Hưng (1740-1786). Vốn dĩ, dòng họ có ba nhánh: một nhánh đi Quảng Ngãi, một nhánh vào Mộ Đức, một nhánh đến làng Xuân Khương. Họ Bùi làng

Xuân Khương cũng xuất cư từ Hà Tĩnh. Theo bộ gia phả hiện còn được lưu giữ, tính từ thủy tổ đến nay, họ Bùi đã trải qua 8-9 đời trên đất Xuân Khương.

Họ Nguyễn ở Xuân Khương hiện còn giữ lại được ngôi nhà thờ tổ, theo quan sát ngôi nhà được xây dựng tương đối lâu. Tuy nhiên, con cháu dòng họ còn giữ được bản sắc phong đời Nguyễn và bản gia phả lập lần đầu vào năm Thành Thái nguyên niên (1889), sao chép lại năm 1932. Theo gia phả, tổ họ Nguyễn (phái Nguyễn Văn) quê ở Quảng Nam, từng làm quan dưới triều đại Tây Sơn. Sau khi cụ ông tiền thủy tổ qua đời trong chiến loạn Tây Sơn - Gia Long, cụ bà dẫn theo một người con trai lánh quốc loạn đến định cư tại làng Xuân Khương, khai cơ lập nghiệp

từ những năm đầu thế kỷ 19 (khoảng 1810).(1)

Hiện nay, các hậu duệ họ Huỳnh còn giữ được bản chúc thư của ông tổ khai

cơ được viết vào năm Giáp Thân, đời Kiến Phúc (1883). Chúc thư cho biết: “Thủy

tổ sinh trưởng, tề gia lập thất tại Châu Sa (nay thuộc xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi), sinh hạ được hai con trai. Về sau, thừa lệnh triều đình, ông giữ chức Chánh đội trưởng cơ Tĩnh Man, mang theo con trai thứ về sinh sống tại làng Xuân Khương.” Các nguồn tin cho biết, họ Huỳnh xưa kia là một dòng họ danh gia vọng tộc ở địa phương, có nhiềutài sản đất đai, nhiều người thành đạt.

Căn cứ vào các tài liệu điền dã trên đây, kết hợp với các tài liệu khảo cổ học,

có thể hình dung rằng, tổ tiên của người Việt hiện nay đang sinh sống làng Xuân Khương xưa có mặt sớm nhất là khoảng giữa thế kỷ XVIII, đời Cảnh Hưng. Tuy nhiên, không loại trừ là người Việt từng có mặt sớm hơn nữa. Bởi lẽ, người dân địa phương cũng cho biết có một số dòng họ lớn đã dời đi đi nơi khác hoặc bị tuyệt tự.

Đó là dòng họ Đào, một phái họ Bùi, và một phái họ Huỳnh. Mặt khác, những nhận định này không quy nạp về thời gian di cư của người Việt đến Trà Bồng nói chung.

Về nguyên tắc, một ngôi làng Việt chỉ thực sự được định dạng và có cấu trúc đầy đủ khi nó đã có bộ máy tự quản, xây dựng được ngôi Đình làm nơi thờ tự thần thành hoàng/thần bản mệnh và cũng là địa chỉ sinh hoạt chung. Theo những tài liệu

(1) Cụ tổ dòng này hiện được thờ trong điện Trường Bà cùng các vị hậu hiền khác.

khảo cổ học, ngôi đình làng Xuân Khương đã được xây dựng vào khoảng cuối thế

kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Như vậy, có thể nói, Xuân Khương chính thức trở thành một ngôi làng hoàn chỉnh cũng vào khoảng thời gian đó. Và cũng từ đó, làng có sổ

bộ để kê khai, kiểm đếm các suất đinh.

Sau khi hoàn chỉnh bộ máy tự quản thôn làng và lập sổ bộ, các cư dân đến sau bắt đầu bị phân loại. Những người đến trước, có tên trong sổ bộ trình thành hoàng làng ngày cúng tế khánh thành đình sẽ được coi là dân chính cư (còn gọi là nội tịch - có tên trong sổ bộ). Những người đến sau, không có tên trong sổ bộ, được gọi là dân ngụ cư (hay còn gọi là ngoại tịch - không có tên trong sổ bộ). Dân chính

cư được hưởng nhiều quyền lợi hơn dân ngụ cư. Dân ngụ cư chỉ được làm một số nghề mà dân chính cư không muốn làm như làm thuê, làm mướn, làm mõ,... trong khi vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ vói làng như dân chính cư. Dân ngụ cư thường bị khinh rẻ, coi thường, không được tham gia các lễ tế trong đình làng, không được bàn bạc những công việc chung của làng. Dân ngụ cư muốn trở thành dân chính cư thì phải cư trú ở làng hơn ba đời, và có một ít điền sản.

Cũng cần nói thêm rằng, ngoài cách phân biệt thành phần dân cư theo mô hình chính cư/ngụ cư, ở làng Xuân Khương còn có cách phân chia hạng dân theo vị thế xã hội. Với cách phân chia này, dân làng được chia làm 3 hạng: (i) hạng chức sắc, gồm những người có hàm từ cửu phẩm trở lên, các lý trưởng - kể cả đương nhiệm và đã hổi hưu. Người hàm phẩm lớn hơn nhất làm thủ chỉ trong làng – giống ngôi vị tiên chỉ trong các làng Việt ở miền Bắc. (ii) Hạng hào mục, gồm tất cả những người giúp việc cho lý trưởng trong bộ máy quản lý làng xã đã và đang làm . (iii)Hạng bình dân hay còn gọi là thứ dân, gồm tất cả dân tráng trong làng mà không

có chức việc hàm phẩm gì. Dân ngụ cư không được tham gia các công việc đình trung, không được xếp thứ hạng theo tiêu chí này.

Vốn dĩ là những lưu dân đến từ vùng đồng bằng duyên hải Thanh-Nghệ- Tĩnh, ban đầu đa số người Việt ở làng Xuân Khương vẫn “dĩ nông vi bản”, lấy nông nghiệp trồng trọt làm chỗ dựa kinh tế chính. Để có ruộng đất canh tác, công việc khẩn hoang được ưu tiên hàng đầu. Các trích lục hiện còn được lưu giữ ở các dòng

họ cho thấy đất được khai hoang rất nhiều. Các hoạt động sinh kế chính của người Việt khi đó là trồng lúa, trồng màu, trồng gai, đánh bắt, săn bắn. Tuy nhiên, sinh sống trong một địa bàn có nhiều thuận lợi cho việc giao thương, nhiều gia đình người Việt đã không chỉ làm nông, mà còn tham gia buôn bán, trao đổi hàng hóa. Một số khác, với mong muốn thay đổi vị thế xã hội, đã theo đuổi đường học hành khoa cử. Vì thế, làng Xuân Khương đã có nhiều người được làm chánh tổng Bình Trung hơn cả. Số này tập trung chủ yếu ở các dòng họ Nguyễn, họ Huỳnh, và họ Bùi.

Xuân Khương là làng theo mô hình “nhất xã nhất thôn” (duy nhất làng Xuân Khương). Đứng đầu làng là lý trưởng, dưới lý trưởng là phó lý và các hào mục. Các hào mục gồm có hương bộ, hương kiểm, hương mục, hương bổn, hương dịch. Mỗi người trong bộ máy làng có nhiệm vụ và quyền lực riêng. Số đương chức 3 năm có thể đổi một lần. Những người đã làm mà thôi chức cũng có quyền ăn nói trong làng gọi là kỳ cựu. Nhưng quản lý một xã trùm lên một thôn, lý trưởng và bộ máy giúp việc đã không chỉ dừng lại ở việc thực thi luật pháp nhà nước (với nhiệm vụ quan trọng nhất là thu thuế, chiêu binh, điểm lao công làm các công việc tạp dịch cho tổng và phủ), mà bộ máy đó còn kiêm việc thực hiện quản lý thôn làng (với các nhiệm vụ quản lý và điều hành việc sử dụng công điề, tổ chức sản xuất, bảo vệ thôn làng, tổ chức các hình thức tương thân tương ái…). Tính chất tư quản trong làng Xuân Khương chủ yếu chỉ còn thể hiện trong các chức năng tín ngưỡng và thực hành văn hóa tâm linh.

Trong văn hóa tâm linh, người Việt ở làng Xuân Khương có nhiều cơ sở thờ tự: đình làng, nghĩa tự, chùa, và lớn nhất là điện Trường Bà. Những năm sau này,

do có sự nhập cư của các tín đồ Ki tô giáo, tại thôn Xuân Đông còn có thêm một thánh thất và một nhà thờ. Mỗi cơ sở thờ tự đều có chức năng riêng, phản ánh một dạng tâm thức tín ngưỡng riêng. Và ở mỗi nơi, đều có hình thức cúng tế cũng như lễ phẩm riêng.

Đình làng Xuân Khương trước kia vừa là nơi thờ thần, vừa là trung tâm hội họp của cộng đồng làng. Đến thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954), đình bị tán phá nặng nề và bài vị của các vị nhân thần được chuyển về

điện Trường Bà. Nghĩa tự là nơi thờ cúng cô hồn của mỗi xóm. Làng Xuân Khương

có 3 nghĩa tự ở ba xóm Xuân Tây, Xuân Trung, Xuân Đông. Hàng năm, vào dịp Thanh minh, dân trong mỗi xóm lại tụ họp về cúng âm hồn tại đây (hiện nay vẫn còn 2 nghĩa tự ở Xuân Tây và Xuân Đông). Chùa là nơi thờ Phật. Bình thường, mỗi làng Việt chỉ có 1 ngôi chùa, riêng làng Xuân Khương xưa có tới 3 ngôi chùa, 2 ngôi của người Việt và 1 của người Hoa.

Hàng năm làng Xuân Khương có nhiều sinh hoạt tín ngưỡng vào những thời điểm khá nhau, tùy theo lễ tiết: kháp ấn (25/12), khai sơn (3/1), khai hạ (7/1), thanh minh (16/2), lệ xuân Trường Bà (16/4), lễ cầu an (15/7), lệ thu Trường Bà (16/9). Ngoài ra, những ngày rằm và mồng 1, các Phật tử thường lên chùa cầu kinh.

Như vậy, người Việt đã định cư và lập nên làng Xuân Khương muộn nhất cũng từ thời Cảnh Hưng (1740-1786). Họ đến đây theo nhiều lớp, vào những thời điểm khác nhau. Sau quá trình cộng cư, cộng sinh lâu dài, tại đây đã hình thành một cộng đồng văn hóa tâm linh mà điện Trường Bà là một trong những điểm nhấn, và tín ngưỡng thờ Bà trở thành đức tin chung của tất cả cư dân trong thôn làng.

2.3.2.2. Người Hoa

Nghiên cứu của các tác giả đi trước cho biết, trong lịch sử, Việt Nam đã từng

là điểm đến ưa thích của các dòng lưu dân đến từ phương Bắc. Họ là những người đến Việt Nam với quy mô nhỏ lẻ để lánh nạn và buôn bán. Số này sinh sống chủ yếu ở miền Bắc. Nhưng các luồng di dân đến sau khi nhà Minh bị nhà Thanh thôn tính thì khác. Đó là những đợt thiên di với quy mô lớn bằng đường biển. Điểm đến của cộng đồng này chủ yếu là Đàng Trong. Quảng Ngãi cũng là một trong những địa phương mà cộng đồng người Hoa nhập cư với số lượng khá lớn. Họ tập trung chủ yếu ở các cửa biển (Sa Cần, Sa Huỳnh, Thu Xà), các thị tứ và các cửa nguồn vùng trung du.

Theo sách Quảng Ngãi tỉnh chí, phần IV, mục “Chính trị”: những làng người Khách (một tên gọi khác của người Hoa) đến Quảng Ngãi trước thời Minh Mệnh được gọi là “Cựu Minh Hương”; các làng đến nhập tịch từ niên hiệu Minh Mệnh trở

về sau được gọi là “Tân Minh Hương” [128:466]. Điều này chứng tỏ người Hoa đã

định cư ở Quảng Ngãi từ trước thời vua Minh Mệnh (1820-1841). Tuy nhiên,

“Minh Hương”, “Khách” hay “Hoa” chỉ là tên gọi do người Việt đặt ra, bản thân các cộng đồng lưu dân phương Bắc thường phân biệt và gọi nhau bằng tên địa phương xuất cư: người Triều Châu, người Phúc Kiến, người Quảng Đông, người Hải Nam. Mỗi cộng đồng như vậy thường thành lập một bang phái, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, chi phối nhiều đến hoạt động của mỗi cá nhân.

Tổng hợp lại tài liệu của các nghiên cứu được thực hiện trước đó, các tác giả

Địa chí Quảng Ngãi cung cấp thông tin: “Dưới thời các chúa Nguyễn, có một số

người Hoa từ các vùng Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam (Trung Quốc) đến sinh sống ở Thu Xà, các cửa biển Sa Cần, Sa Huỳnh và một số điểm ở trung du. Người Hoa đóng vai trò tương đối quan trọng trong sự phát triển kinh tế của vùng đất Quảng Ngãi thời bấy giờ thông qua hoạt động buôn bán thịnh đạt ở Thu Xà. Nhưng trải qua các cuộc chiến tranh, người Hoa phần đã phiêu tán đi nơi khác, phần hòa nhập vào cộng đồng người Việt, không còn các cộng đồng làng xã đặc thù.” [132:145].

Trong khoảng thế kỷ XVII đến thập niên 30 của thế kỷ XX, thương cảng cổ Thu Xà giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng đất Quảng Ngãi. Nếu so sánh về sự buôn bán nhộn nhịp phồn thịnh của Hoa thương thời bấy giờ ở miền Trung thì sau Hội An là Thu Xà. Từ thương cảng Thu Xà, hàng hóa bao gồm đường, quế, cau, nước mắm… có số lượng lớn được vận chuyển đến các nơi trong tỉnh. Tương ứng với sự phát triển thịnh vượng đó, một khu phố cổ của cộng đồng người Hoa được lập nên. Thời Nguyễn gọi là Tân An phố, thời Pháp thuộc gọi là Thu Xà phố, trong giai đoạn thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XX, Thu Xà trở thành trung tâm kinh tế- văn hóa lớn. Ngoài Thu Xà, người Hoa còn có mặt tại các thị tứ quan trọng như: Châu Ổ, Trà Xuân, Đồng Ké, Ba Gia, Chợ Chùa…. Họ là chủ nhân của các làng nghề như đúc đồng Chú Tượng, đường phổi Vạn Tượng, nghề gốm Mỹ Thiện… Hầu hết các điểm định cư của người Hoa đều thuận lợi trong việc giao thông. Họ thu mua các nguồn hàng nông sản, lâm sản, sản phẩm làng nghề để mang

đi nơi khác tiêu thụ. Tại Xuân Khương, người Hoa lập thương điếm thu mua nguồn

Một phần của tài liệu Vấn đề phục dựng lễ hội điện Trường Bà ở huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi (Trang 85 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(207 trang)