Tạo nhám bề mặt bê tông

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG LĂN, SÂN ĐỖ THUỘC KHU VỰC NHÀ GA T2 NỘI BÀI (Trang 91 - 104)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH SÂN, ĐƯỜNG CỦA SÂN BAY

2.4 CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG

2.4.6. Tạo nhám bề mặt bê tông

Việc tạo nhám đƣợc tiến hành bằng bàn tạo nhám ngay sau khi hoàn thiện mặt bê tông. Bàn tạo nhám có chiều rộng ít nhất là 450mm đƣợc thao tác theo hướng ngang của mặt đường tạo thành các vệt nhám sâu trung bình khoảng 1,2 – 1,5 mm đều đặn cách nhau khoảng 15mm. Công tác tạo nhám hoàn thành trước khi bê tông bắt đầu ninh kết ít nhất 30 phút.

Hình 2.6 Tạo nhám bề mặt bê tông 2.4.7. Bảo dưỡng bê tông

1. Sau khi tạo nhám xong, toàn bộ diện tích của bê tông mới đổ phải được phủ một lớp bảo dưỡng theo một trong các phương pháp sau đây:

Bảo dưỡng bằng cát ẩm, gồm các bước sau:

Sau khi bê tông đã se mặt phủ một lớp cát dày trên 5cm và tưới ẩm trong vòng 7 ngày, mỗi ngày 4 lần (3 lần ban ngày và 1 lần ban đêm). Sau 14 ngày thì không cần tưới nước nhưng giữ nguyên lớp cát.

Nếu nhiệt độ trên 28°C , trời nắng và nhiều gió thì phải che kín bằng mái che trước khi phủ cát.

Bảo dưỡng bằng chất tạo màng và bao tải tưới ướt (hình 2.7):

Ngay sau khi tạo nhám và trước khi bê tông đông kết thì phun đều một lớp dung dịch tạo màng trắng bằng máy phun. Dung dịch tạo màng này sẽ hình thành một màng đông cứng sau khi phun khoảng 30 phút giữ cho nước trong hỗn hợp bê tông chậm bay hơi tạo môi trường ẩm cho bê tông đông cứng. Sau đó phủ bao tải ẩm trong vòng 3 ngày.

2. Thời gian bảo dƣỡng cấm các xe cộ đi lại trên tấm bê tông.

3. Chọn phương pháp bảo dưỡng cần qua thực nghiệm và kết quả đạt đƣợc phải đảm bảo các tiêu chuẩn của quy trình này.

4. Trờn cỏc dóy tấm BT cú biển bỏo ghi rừ ngày đổ. Thời gian cho phộp các phương tiện giao thông bánh lốp đi lại trên bề mặt bê tông mới không sớm hơn 14 ngày từ khi kết thúc đổ bê tông

Hình 2.7. Bảo dưỡng bê tông 2.4.8. Thi công khe biến dạng

1. Khe dọc

- Khe dọc đƣợc tạo thành bằng các ván khuôn có ngàm đặt dọc theo vệt thi công. Rãnh chèn mastic ở đỉnh khe đƣợc tạo thành bằng cách xẻ khe khi BTXM khô;

- Khe dọc có thanh liên kết đảm bảo truyền lực giữa các tấm bê tông xi măng, các thanh liên kết này đƣợc đặt đúng theo vị trí thiết kế và cắm xuyên qua ván khuôn.

- Riêng hai khe dọc của hai dải bê tông sát lề có bố trí thêm các thanh liên kết giữ cho các tấm bê tông không bị chuyển vị ra lề. Các thanh liên kết này đƣợc đặt theo đúng vị trí thiết kế và cắm xuyên qua ván khuôn.

2. Khe ngang

Khe ngang đƣợc chia thành mấy loại nhƣ sau:

- Khe thi công:

Khe thi công thường làm ở cuối ngày hoặc ở vị trí mà việc đổ bê tông bị gián đoạn lâu hơn thời gian bắt đầu ngƣng kết của bê tông. Khe đƣợc làm ở điểm kết thúc thi công bằng cách đặt một ván khuôn ngang có bố trí các thanh liên kết.

Hình 2.8. Thi công cắt khe biến dạng

- Khe co ngang: Các khe này đƣợc tạo thành bằng cách xẻ một rãnh giảm yếu tiết diện trên đỉnh tấm bê tông. Các rãnh này có thể đƣợc tạo thành trong bê tông ƣớt bằng cách chấn động một thanh đặt khe dày từ 3 đến 5mm, cao bằng 1/5 chiều dày tấm bê tông hoặc xẻ rãnh bằng cƣa đĩa trong bê tông mới đông cứng. Thời gian xẻ rãnh trong bê tông mới đông cứng không đƣợc làm xuất hiện các đường nứt do co rút trong tấm bê tông. Thời gian xẻ rãnh khi bê tông đủ cường độ cần thiết, không bị sứt mẻ mép khe, thường từ 812 giờ và kết thúc trước 48 giờ sau khi hoàn thiện bê tông.

2.4.9. Tháo dỡ ván khuôn

1. Chỉ được tháo ván khuôn sau khi bê tông đạt được trên 25% cường độ thiết kế. Thời gian cho phép tháo ván khuôn có thể tham khảo ở bảng 2.1:

Bảng 2.1. Thời gian cho phép tháo ván khuôn

Nhiệt độ trung bình ngày đêm (°C) 15 20 25 ≥30 Thời gian cho phép tháo dỡ ván khuôn (h) 36 30 24 18

2. Khi tháo khuôn phải làm cẩn thận, không làm sứt mẻ góc, mép các tấm bê tông và phải giữ ván khuôn tốt để quay vòng sử dụng.

2.4.10. Chèn khe

Sau khi kết thúc thời kỳ bảo dưỡng, thì vệ sinh khe bằng phương pháp:

- Dùng nước cao áp xói sạch tạp chất, bùn bẩn bám vào thanh khe.

- Dùng hơi ép thổi sạch, làm khô khe trước khi chèn mastic.

Hình 2.9. Chèn khe

Việc chèn mastic phải đƣợc tiến hành liên tục trên toàn chiều dài của khe, không đƣợc đứt quãng, khi sử dụng mastic chèn nóng, việc chèn khe đều phải đƣợc tiến hành trong thời gian khô ráo.

Mastic chèn nóng, không đƣợc đun nóng trên nhiệt độ đun an toàn với thời gian đun lâu hơn thời gian đun an toàn. Nhiệt độ đun và thời gian đun an toàn do nhà chế tạo mastic quy định. Thi công mastic theo sự hướng dẫn và dây chuyền công nghệ của nhà sản xuất.

2.4.11. Vấn đề kiểm tra chất lượng trong xây dựng mặt đường bê tông xi măng

Trong quá trình thi công tại công trường, mỗi đoạn thi công thành lập một tổ thí nghiệm, bố trí một cán bộ kỹ thuật phụ trách và các nhân viên thí

nghiệm thường xuyên kiểm tra chất lượng công trình trong từng khâu sản xuất nhằm hỗ trợ kịp thời cho công tác chỉ đạo thi công đảm bảo chất lƣợng.

2.4.11.1. Kiểm tra các vật liệu thành phần của bê tông

Việc kiểm tra các vật liệu thành phần của bê tông nhằm đảm bảo cho các đặc trƣng của chúng phù hợp với các đặc trƣng sử dụng khi thiết kế hỗn hợp bê tông. Đồng thời bảo đảm cho các đặc trƣng này không thay đổi trong toàn bộ quá trình cung cấp, vận chuyển và bảo quản hỗn hợp bê tông.

1. Xi măng

Cường độ nén và cường độ kéo khi uốn của xi măng dùng làm mặt đường bê tông xi măng quy định ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Cường độ nén và cường độ kéo khi uốn của xi măng dùng làm mặt đường bê tông xi măng (thử nghiệm theo TCVN 6010 – 2011)

Cấp hạng đường Đường cao tốc Đường cấp I, cấp II và cấp III

Đường từ cấp IV trở xuống Tuổi thử mẫu 3 ngày 28

ngày 3 ngày 28

ngày 3 ngày 28 ngày Cường độ nén Mp,

không nhỏ hơn 25 57,5 22 50 16 42,5

Cường độ kéo khi uốn Mp, không nhỏ

hơn

4,5 7,5 4 7 3,5 6,5

Các chỉ tiêu hóa, lý của xi măng dùng làm mặt đường bê tông xi măng quy định ở bảng 2.3. Mỗi đợt xi măng đem đến hiện trường sử dụng đều phải kiểm nghiệm hoặc chứng chỉ của nhà sản xuất đảm bảo xi măng đầy đủ các chỉ tiêu ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Các chỉ tiêu hóa, lý của xi măng dùng làm mặt đường bê tông xi măng

Chỉ tiêu

Đường cao tốc cấp I, II,

III

Đường từ cấp IV trở xuống

Phương pháp

thử Ghi chú

Hàm lƣợng CaO %,

không lớn hơn 1 1,5

Hàm lƣợng MgO %,

không lớn hơn 5 6

Hàm lƣợng kiềm quy đổi %, không

lớn hơn

0,6 0,6

Khi nghi ngại cốt liệu có phản ứng kiềm

silic

1 1

Khi chắc chắn cốt liệu không

có pƣ kiềm silic Hàm lƣợng SO3 %,

không lớn hơn 3,5 4

TCVN 141 :2008 Tổn thất khi nung

%, không lớn hơn 3 5

Cặn không hòa tan

%, không lớn hơn 0,75 1 Khoáng C3A %,

không lớn hơn 7 9 Có cam kết của

Khoáng C3S %,

không lớn hơn 35 55

nhà sản xuất thì không cần thử

nghiệm Khoáng C2S %,

không lớn hơn 40

Không đạt yêu

cầu Độ mịn %, không

lớn hơn 10

Tỷ diện cm2/g, nên

trong khoảng 3000 4500

TCVN 4030 :2003 Thời gian đông kết :

Bắt đầu h, không

nhỏ hơn 1,5h(3h) TCVN

Trị số trong ngoặc áp dụng khi TC mùa hè Kết thúc h, không

lớn hơn 10h 6017 :1995

Độ nở Autoclave %,

không lớn hơn 0,5(0,8) TCVN

8877:2011

Trị số trong () áp dụng khi dùng XM hỗn

hợp Độ co Autoclave %,

không lớn hơn 0,2

Chỉ yêu cầu nếu dùng XM

hỗn hợp 2.4.11.2. Cốt liệu chế tạo bê tông xi măng:

Cốt liệu dùng để chế tạo bê tông xi măng phải sạch, bền chắc, đƣợc khai thác từ thiên nhiên (cát, cuội sỏi) hoặc đƣợc xay từ đá tảng, cuội sỏi (đá dăm, cát xay). Phải đảm bảo rằng tất cả các loại cốt liệu đều đƣợc thí nghiệm bằng các mẫu lấy từ các kho chứa vật liệu hoặc các bãi chứa vật liệu hiện trường thi

công. Thí nghiệm mẫu các cốt liệu tuân theo TCVN 7572 120 :2006 Cốt liệu bê tông và vữa – phương pháp thử.

a. Cốt liệu thô : Cốt liệu thô dùng làm mặt đường bê tông xi măng có thể là sỏi cuội, sỏi cuội nghiền hoặc đá dăm. Cốt liệu thô dùng làm đường bê tông xi măng không đƣợc trực tiếp dùng hỗn hợp không qua phân cỡ mà phải dùng 24 cỡ hạt để trộn với nhau thành một hỗn hợp. Hàm lƣợng bột đá (<0,075mm) lẫn vào cốt liệu thô không nên quá 1%.

Cỡ hạt đinh danh của cốt liệu thô : không nên lớn hơn 19mm đối với cuội sỏi, không nên lớn hơn 25mm đối với sỏi cuội nghiền và không đƣợc lớn hơn 37,5mm đối với đá dăm. Loại cốt liệu thô 4,75  12,5 và 4,75  19 cũng được dùng cho lớp trên của mặt đường bê tông xi măng có bề dày trên 28cm.

b. Cốt liệu nhỏ :

Cốt liệu nhỏ phải đƣợc nghiền từ đá cứng, sạch hoặc dùng cát sông sạch hoặc dùng cát trộn từ hai loại trên. Cốt liệu nhỏ phải đảm bảo các chỉ tiêu yêu cầu theo TCVN 7572 :2006 và TCVN 4376.

Nếu cát sông thì có thể dùng loại có môđun độ lớn trong phạm vi 2,2

3,5. Nếu môđun độ lớn của cát sai khác nhau 0.3 thì phải thiết kế riêng thành phần bê tông xi măng (điều chỉnh tỉ lệ cát khi chế tạo hỗn hợp bê tông xi măng). Cát nhỏ chỉ đƣợc sử dụng nếu thiết kế thành phần bê tông xi măng có thêm phụ gia giảm nước. Thành phần cấp phối yêu cầu với cốt liệu nhỏ theo bảng 2.4.

Bảng 2.4. Thành phần cấp phối yêu cầu với cốt liệu nhỏ

Loại cát

Lƣợng lọt qua sàn % Theo bộ sàng lỗ vuông mm

0,15 0,3 0,6 1,18 1,36 4,75

Cát to 0-10 5-20 15-29 35-65 65-95 90-100

Cát vừa 0-10 8-30 0-59 50-90 75-100 90-100

Cát nhỏ 0-10 15-45 60-84 74-100 85-100 90-100

Ngoài ra cát nghiền không đƣợc nghiền từ các loại đá gốc chịu mài mòn kém nhƣ các loại đá phiến sét, diệp thạch và nếu dùng cát nghiền khi thiết kế thành phần bê tông xi măng phải sử dụng thêm phụ gia giảm nước.

2.4.12. Kiểm tra máy móc, thiết bị và dụng cụ thi công

Trước khi thi công, ngoài những quy định cụ thể cho từng loại thiết bị riêng biệt, yêu cầu tất cả các thiết bị, dụng cụ thi công và thí nghiệm nằm trong quy định kiểm chuẩn phải đƣợc chuẩn bị sẵn sàng và có phiếu kiểm định chất lƣợng của cơ quan có thẩm quyền. Đối với những dụng cụ không nằm trong danh mục quy định phải kiểm định cũng nhƣ phải kiểm tra hiệu chỉnh trước khi thi công, đồng thời phải được kiểm tra định kì và đột xuất nếu có yêu cầu.

Các thiết bị, dụng cụ bị hỏng hóc phải kịp thời đƣợc sửa chữa hoặc thay thế để không ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Cần có cơ số thiết bị dự phòng thay thế khi máy móc thiết bị cần bảo dƣỡng. Các linh kiện dễ hỏng, phụ tùng thay thế cần phải dự trữ đủ số lƣợng để thay thế.

2.4.13. Kiểm tra việc chế tạo hỗn hợp

Mục đích của việc kiểm tra là để bảo đảm tỷ lệ của những vật liệu thành phần thực tế khi trộn phù hợp với tỷ lệ thiết kế.

1. Độ ẩm của cốt liệu

- Độ ẩm của cốt liệu, nhất là độ ẩm của cát ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng cân đong, do đó ảnh hưởng đến tỷ lệ các thành phần của hỗn hợp.

Phải xác định độ ẩm của cát 2 lần mỗi ngày (sáng và chiều) và sau khi mƣa.

2. Kiểm tra liều lƣợng cân đong vật liệu tại các trạm trộn

- Kiểm tra lượng ximăng, cát, đá, nước trộn trên các băng tự ghi của trạm trộn.

- Tổng hợp liều lƣợng hàng ngày.

3. Kiểm tra thời gian trộn của các mẻ bê tông ghi lại ở bảng tự ghi hàng ngày.

2.4.14. Kiểm tra công tác đổ bêtông

Nội dung và tần suất kiểm tra chất lƣợng trong quá trình đổ bê tông xi măng mặt đường tuân thủ theo bảng 2.5 và kết quả được so sánh với tiêu chuẩn nghiệm thu mặt đường bê tông xi măng hiện hành.

Bảng 2.5. Nội dung, phương pháp và tần suất kiểm tra chất lượng mặt đường bê tông xi măng trong công tác đổ bê tông

Nội dung kiểm tra (tiêu chuẩn)

Phương pháp và tần suất kiểm tra Mặt đường BTXM trên

đường cao tốc, đường cấp I, cấp II, cấp III

Trên các đường khác

Cường độ kéo khi uốn (TCVN 3119 :1993)

Lấy 24 tổ mẫu mối ca (mỗi tổ bao gồm cả mẫu uốn dầm và mẫu ép chẻ). Chiều dài thi công 1 ngày <500m lấy 2 tổ, 500 lấy 3 tổ,

1000m lấy 4 tổ. Xác định cường độ kéo khi uốn.

Lấy 13 tổ mẫu mỗi ca Chiều dài thi công 1 ngày <500m lấy 1 tổ,

500 lấy 2 tổ,

1000m lấy 3 tổ. Xác định cường độ kéo khi uốn.

Chiều dày tấm

Cứ trong 100m trong bề rộng rải kiểm tra 2 điểm (khoan lấy lừi để kiểm tra bề dày)

Cứ trong 100m trong bề rộng rải kiểm tra 1 điểm (khoan lấy lừi để kiểm tra bề dày)

Độ bằng phẳng (TCVN 8864 :2011)

Mỗi 100m2 của mỗi nửa làn đo 2 chỗ

Mỗi 200m2 của mỗi nửa làn đo 2 chỗ

Độ nhám bề mặt 2 chỗ/200m2 1 chỗ/200m2

(TCVN 8866 :2011) Độ gồ ghể quốc tế IRI (22TCN 277 :1*)

Kiểm tra liên tục cho toàn bộ các làn xe

Kiểm tra liên tục cho toàn bộ các làn xe Độ chênh cao tấm liền

nhau

Mỗi 200m khe ngang, khe dọc kiểm tra bằng thước 2 khe, mỗi khe 3 vị trí

Mỗi 200m khe ngang, khe dọc kiểm tra bằng thước 2 khe, mỗi khe 3 vị trí

Độ thẳng các khe Kéo dây 20m : 6 chỗ/200m2

Kéo dây 20m : 4 chỗ/200m2 Độ chênh lệch tim đường

trên mặt bằng

Máy kinh vĩ : 6 chỗ/200m

Máy kinh vĩ : 6 chỗ/200m

Chiều rộng mặt đường Thước : 6 điểm/200m Thước : 4 điểm/200m Cao độ trên trắc dọc Máy thủy bình :

6 điểm/200m

Máy thủy bình : 4 điểm/200m Độ dốc ngang Máy thủy bình :

6 mặt cắt/200m

Máy thủy bình : 4 mặt cắt/200m Bong tróc, nứt, hở đá,

khuyết cạnh, sứt góc

Đo diện tích thực và tính tỉ lệ so với tổng diện tích

Đo diện tích thực và tính tỉ lệ so với tổng S Độ dày khi rót VL chèn

khe (đo chiều sâu chƣa rót đầy)

Thước :

6 điểm/200m khe

Thước :

6điểm/200m khe Chiều sâu cắt khe Thước : 6 điểm/200m Thước : 4điểm/200m Khiếm khuyết trên bề mặt

khe dãn

Quan sát từng khe và chỗ sứt mép, chỗ bị đứt đoạn

Quan sát từng khe và chỗ sứt mép, chỗ bị đứt đoạn

Dính vữa trên tấm chèn khe dãn

Kiểm tra khi lắp đặt với từng khe

Kiểm tra khi lắp đặt với từng khe

Độ nghiêng của tấm chèn khe dãn

Đo 2 chỗ ở trên mỗi tấm chèn khe bẳng thước

Đo 2 chỗ ở trên mỗi tấm chèn khe bẳng thước

Độ cong vênh, dịch chuyển của tấm chèn khe dãn

Đo 3 điểm trên mỗi tấm 3 khe dãn bằng thước

Đo 3 điểm trên mỗi tấm 3 khe dãn bằng thước

Độ nghiêng của thanh truyền lực

Dùng máy đo chiều dày của lớp bảo vệ cốt thép : đo 4 thành/ mỗi làn xe

Dùng máy đo chiều dày của lớp bảo vệ cốt thép : đo 4 thành/ mỗi làn xe

2.4.15. Kiểm tra công tác tạo nhám và bảo dưỡng bê tông 1. Kiểm tra công tác tạo nhám

- Kiểm tra bằng mắt toàn bộ bề mặt đã thi công và khoanh vùng các khu vực cú độ nhỏm khụng rừ.

- Xác định chất lượng tạo nhám mặt đường bằng thí nghiệm đo chiều cao cát (22 TCN 65-84 - Thí nghiệm độ nhám mặt đường bằng phương pháp rắc cát) ít nhất 1 điểm trong một ngày đổ bê tông.

2. Kiểm tra công tác bảo dƣỡng

- Quan sát bằng mắt xem các tấm bê tông có đƣợc phủ kín lớp cát hoặc lớp màng bảo dƣỡng liên tục hay không.

- Sau 72 giờ lập biên bản kiểm tra độ hƣ hại và nứt nẻ của bê tông xi măng.

2.4.16. Kiểm tra khe nối

1. Định kỳ kiểm tra chiều sâu và chiều rộng của rãnh giảm yếu tiết diện của khe co tại một số điểm trên trắc ngang.

2. Kiểm tra trạng thái của khe:

- Số khe bị sứt mẻ lớn và nhiều.

- Số khe xuất hiện đường nứt sau khi đổ bê tông 24 giờ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG LĂN, SÂN ĐỖ THUỘC KHU VỰC NHÀ GA T2 NỘI BÀI (Trang 91 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)