Gia công lưới thép, thanh truyền lực

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG LĂN, SÂN ĐỖ THUỘC KHU VỰC NHÀ GA T2 NỘI BÀI (Trang 86 - 92)

2.4.3. Chế tạo hỗn hợp bê tông xi măng

1. Kiểm tra thƣờng xuyên 1 ngày 1 lần độ ẩm tuyệt đối của vật liệu tại bãi tập kết và kiểm tra khi thời tiết thay đổi ngột (mƣa, thay đổi nhiệt độ + 50C).

2. Cấp phối bê tông đảm bảo cho bê tông đạt mác 350/45 (mẫu chế tạo trong phòng thí nghiệm) : Cƣờng độ chịu nén Rn > 390kg/cm2(±5%). Cƣờng độ chịu kéo uốn Rku > 50kg/cm2(±5%) ở độ tuổi 28 ngày (TCVN 3105 3120-93). Độ sụt khống chế trong phạm vi 0- :- 5mm.

- Mỗi mẻ trộn vật liệu xi măng, cát, đá, nƣớc đƣợc cân đong tự động bằng hệ thống các thiết bị đo lƣờng tự động của trạm trộn bê tông xi măng.

Sai số cho phép : Nƣớc cho vào 1 lần và lần 2 : 1% Xi măng : 1% Tổng cốt liệu : 2% Cốt liệu chính (Đá dăm) : 3% Nƣớc tổng cộng : 5% Phụ gia : 1%

3. Các thiết bị đo lƣờng đƣợc kiểm tra trƣớc sau trong quá trình vận hành. Phát hiện và sửa chữa kịp thời các hƣ hỏng.

4. Để giảm bớt nhiệt độ cốt liệu và nƣớc trong quá trình chế tạo hỗn hợp bê tông xi măng vật liệu và đƣờng ống dẫn nƣớc đƣợc che đậy khi thời tiết quá nóng.

Trộn bê tông bằng trạm trộn, thể tích của toàn bộ vật liệu cho 1 mẻ trộn phải phù hợp với dung tích quy định của máy. Thể tích chênh lệch không quá 10%.

5. Trƣớc khi trộn mẻ bê tông đầu tiên, thùng trộn đƣợc tráng cho ƣớt đều mặt trong thùng, rối xả kiệt nƣớc để tránh hao hụt lƣợng nƣớc trong cấp phối của mẻ trộn do thùng trộn khô.

6. Trình tự cấp liệu và thời gian trộn bê tông tuỳ thuộc vào tính năng và tình trạng của máy trộn.

7. Mẻ trộn đầu tăng thêm vữa xi măng cát khoảng (5%) để tránh hiện tƣợng vữa dính vào các bộ phận bên trong của máy trộn và các dụng cụ vận chuyển làm hao hụt quá nhiều vữa trong bê tông.

8. Ngăn ngừa các hiện tƣợng hao hụt vật liệu bằng cách nhét kín các kẽ hở, các khe nối, chỗ tiếp giáp, cấu tạo các tấm chắn vật liệu và giảm chiều cao tới mức tối thiểu khi vật liệu vào máy trộn.

9. Trong quá trình chế tạo hỗn hợp nếu thời gian ngừng trộn hơn 1 giờ thì trƣớc khi ngừng thùng trộn đƣợc rửa sạch.

10. Trong quá trình trộn để tránh vữa xi măng đông kết bám vào thùng trộn thì sau thời gian công tác 2 giờ tiến hành đổ vào thùng trộn các cốt liệu lớn, nƣớc đúng liều lƣợng quy định, quay thùng trộn trong 5 phút sau đó cho tiếp xi măng cát với liều lƣợng nhƣ 1 mẻ bình thƣờng và công tác trộn tiếp tục nhƣ trƣớc.

11. Khi đổ bê tông từ máy trộn, định hƣớng sao cho bê tông rơi thẳng đứng vào thùng xe.

12. Cấp phối bê tông sử dụng phải đƣợc các cơ quan thí nghiệm có tƣ cách pháp nhân thực hiện trên cơ sở sử dụng vật tƣ thực tế và phải đƣợc chủ đầu tƣ và cơ quan chấp thuận. Khi thiết kế cấp phối bê tông phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

- Sử dụng đúng các loại vật tƣ sẽ thi công.

- Hỗn hợp bê tông xi măng phù hợp với phƣơng pháp thi công, phƣơng pháp vận chuyển, điều kiện khí hậu, thời tiết .

13. Nhiệt độ hỗn hợp bê tông xi măng từ máy trộn ra ngoài không đƣợc cao hơn quy định. Nếu nhiệt độ hỗn hợp cao hơn quy định thì phải áp dụng các biện pháp hạ thấp nhiệt độ.

2.4.4. Vận chuyển bê tông

- Phƣơng tiện vận chuyển bê tông đến nơi thi công bằng xe ben (hình 3.4), xe vừa chuyển vừa trộn lại (khi thời gian vừa trộn và rải trên 45 phút). Khi vận chuyển bằng xe ben phải phủ bạt để không bị ƣớt khi gặp mƣa và không bị bay hơi nƣớc dƣới nắng gió và phải tuân thủ các bƣớc sau:

+ Bê tông không bị phân tầng , lƣợng nƣớc thay đổi trong tỉ lệ cho phép ( do ảnh hƣởng gió, mƣa, nắng ) và bảo đảm: bê tông không bị lọt vãi ra ngoài.

+ Dung tích của thùng vận chuyển lấy theo ƣớc số của một khối trộn bê tông.

- Lực lƣợng và phƣơng tiện vận chuyển đƣợc bố trí tƣơng ứng với tốc độ trộn và đầm để bê tông đã trộn xong không bị ứ đọng.

- Thời gian chuyển bê tông từ trạm trộn đến chỗ đổ bê tông không kéo dài quá 45 phút. Mỗi lần đổ bê tông đƣợc dốc sạch ra khỏi thùng, đồng thời kỳ rửa để bê tông không bám cứng vào thùng xe.

Hình 2.4. Vận chuyển bê tông

- Thời gian cho phép xe chở bê tông đi lại trên tấm bê tông mới đổ không sớm hơn 14 ngày. Mép tấm bê tông đƣợc chèn đệm chắc chắn cho bánh xe lăn qua để tránh làm vỡ cạnh tấm bê tông mới đổ.

- Kiểm tra chất lƣợng bê tông sau khi vận chuyển: Tính đồng nhất. Vữa bê tông không bị phần tầng trong quá trình vận chuyển. Không có hiện tƣợng tách nƣớc, tách đá

2.4.5. Đổ bê tông

- Trƣớc khi thi công đại trà, đơn vị thi công tiến hành đổ thử nghiệm khoảng 30m bê tông xi măng M350/45 theo cấp phối thiết kế để kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp với công nghệ thi công và chất lƣợng yêu cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lấy hỗn hợp bê tông để đúc mẫu ở mẻ bê tông đã trộn, mỗi mẻ lấy 3 lần (lúc bắt đầu, giữa và sau khi tháo mẻ trộn) mỗi lần đúc 3 mẫu.

- Các đặc trƣng của bê tông chế tạo ra xem nhƣ phù hợp với thiết kế nếu thỏa mãn ba điều kiện sau đây:

+ Độ cứng trong 9 lần lấy mẫu phù hợp với các quy định.

+ Cƣờng độ kéo uốn và cƣờng độ nén trung bình ở 7 ngày tuổi (R7ku, R7nén) của các mẫu không đƣợc thấp hơn quá 5% cƣờng độ của mẫu thiết kế cấp phối trong phòng thí nghiệm R7ku  RTNku(- 5%), R7nén  RTNnén(- 5%).

- Hỗn hợp bê tông xi măng đƣợc đổ từ xe chở bê tông chuyên dụng xuống vị trí thi công có chiều dày đồng đều trên toàn bộ diện tích tấm.

Khi đổ bê tông bằng máy (hình 3.5):

- Ngay sau khi hỗn hợp bê tông đƣợc đổ xuống vị trí thi công, tiến hành san rải, đầm hỗn hợp bằng máy rải bê tông SP500, tốc độ di chuyển của máy rải phải <1m/phút. Công tác san, đầm và hoàn thiện bê tông đƣợc máy thực hiện hoàn toàn bằng hệ thống đầm sâu (Đầm dùi) và đầm mặt trên toàn bộ chiều rộng và chiều sâu vệt rải.

Khi đổ bằng thủ công:

- Dùng đầm dùi ( tần suất chấn động >3500 lần/phút ) đầm toàn bộ tấm bê tông, đầm phải đƣợc thẳng đứng tới một độ sâu nhất định tránh làm hỏng lớp ngăn cách, thời gian đầm ở mỗi điểm không quá 45 giây sau đó nâng đầm lên từ từ tránh tạo thành lỗ và chuyển sang vị trí mới cách vị trí đó dƣới 1,5 bán kính tác dụng của đầm.

- Dùng đầm bàn (tần suất >3500 lần/phút) đầm từ mép ngoài vào giữa, thời gian đầm tại một chỗ khoảng từ 45 đên 60s, vệt đầm sau phải trùm lên vệt trƣớc khoảng 10cm. Trong khi đầm nếu phát hiện có chỗ cao hoặc chỗ thấp thì phải sửa chữa ngay.

- Dùng đầm ngựa (đầm thanh) để đầm lần cuối cùng trên toàn bộ bề ngang tấm, sau khi đầm ngựa đi qua thì bề mặt tấm bê tông xi măng bằng cao độ của đỉnh ván khuôn.

- Dùng ống lăn fi100 nặng 40kg để gạt bằng sơ bộ bề mặt, sau đó dùng ống lăn nhẹ fi100 nặng 20kg gạt phẳng lần cuối.

+ Công tác hoàn thiện bê tông xi măng phải kết thúc trƣớc thời gian đông kết của xi măng.

Hình 2.5. Đổ bê tông

2.4.6. Tạo nhám bề mặt bê tông

Việc tạo nhám đƣợc tiến hành bằng bàn tạo nhám ngay sau khi hoàn thiện mặt bê tông. Bàn tạo nhám có chiều rộng ít nhất là 450mm đƣợc thao tác theo hƣớng ngang của mặt đƣờng tạo thành các vệt nhám sâu trung bình khoảng 1,2 – 1,5 mm đều đặn cách nhau khoảng 15mm. Công tác tạo nhám hoàn thành trƣớc khi bê tông bắt đầu ninh kết ít nhất 30 phút.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG ĐƯỜNG LĂN, SÂN ĐỖ THUỘC KHU VỰC NHÀ GA T2 NỘI BÀI (Trang 86 - 92)