CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Thủy sản
1.1.2 Lý luận chung về ngành Khai thác và NTTS
1.1.2.1 Ngành Khai thác Thủy sản
Ngành Khai thác Thủy sản là toàn bộ các hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên động thực vật tự nhiên sống trong môi trường nước, cung cấp hàng hóa tiêu dùng và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
a/ Vị trí và đặc điểm:
Vị trí:
Khai thác TS là ngành tạo nguồn nguyên liệu cho Công nghiệp chế biến, về bản chất là một bộ phận của công nghiệp khai thác tài nguyên; có nhiệm vụ cắt đứt mối quan hệ giữa các tài nguyên TS khỏi môi trường tự nhiên để tạo ra hàng hóa cho tiêu dùng và nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu.
Hoạt động khai thác TS là khởi đầu trong toàn bộ quá trình sản xuất của ngành Thủy sản, nó thể hiện ở bản năng và sự chiếm hữu của con người đối với tài nguyên thiên nhiên.
Trong điều kiện hiện nay, với sự phát triển mạnh của khoa học kỹ thuật, trình độ chuyên môn hóa cao, ngành KTTS ngày càng có điều kiện tận dụng và khai thác hợp lý nguồn lợi TS trên tất cả các vùng nước. Từ đó, thúc đẩy phân công lao động sâu sắc tạo điều kiện sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nguồn lợi để sản xuất ra ngày càng nhiều hàng hóa và nguyên liệu đáp ứng cho nhu cầu xã hội.
Do nhu cầu của tiêu dùng và xuất khẩu ngày càng tăng lên mạnh mẽ; bên cạnh đó là sự giới hạn của các tài nguyên, nguồn lợi mà sự phát triển của ngành KTTS trên thế giới nói chung đang có xu hướng chững lại, nhường chỗ cho ngành NTTS
phát triển. Tuy nhiên, trong toàn bộ hệ thống kinh tế TS thì ngành KTTS vẫn là ngành sản xuất vật chất cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển của cả hệ thống.
Đặc điểm:
Thời gian lao động và thời gian sản xuất trong hoạt động KTTS trùng nhau.
Điều này khẳng định ngành KTTS là một bộ phận của ngành Công nghiệp. Do đó, tổ chức sản xuất ngành mang đặc trưng của tổ chức sản xuất Công nghiệp.
Đối tượng sản xuất của ngành KTTS là những sinh vật dưới nước, chúng là các tài nguyên thiên nhiên sẵn có; mang tính chất của công nghiệp khai thác tài nguyên.
Tuy nhiên, các tài nguyên nguồn lợi TS có khả năng tái sinh, sự tái sinh này một phần phụ thuộc lớn vào các biện pháp chủ quan của con người trong việc tổ chức đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi.
Lưu ý:
Việc phát triển ngành công nghiệp KTTS phải gắn chặt với việc bảo vệ
nguồn lợi, tổ chức khai thác một cách hợp lý các nguồn tài nguyên nguồn lợi TS.
Ngành KTTS bao gồm nhiều ngành nghề, mỗi ngành nghề khai thác một đối tượng nhất định, nhưng phần lớn đều được dùng làm thực phẩm. Điều này phân biệt công nghiệp KTTS với công nghiệp khai thác khoáng sản và lâm sản. Việc phát triển ngành KTTS gắn với việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của xã hội.
Đối tượng của KTTS là những sinh vật có khả năng di động, không bị ràng buộc bởi sự phân chia địa giới hành chính, cường độ lao động trong ngành KTTS lớn và phải đòi hỏi sản xuất trong điều kiện sóng gió nguy hiểm, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, ngư trường và mùa vụ.
Ngoài ra, ngành KTTS nước ta còn mang một số đặc điểm riêng:
KTTS nước ta mang đặc trưng của một nghề cá đa loài, quy mô nhỏ. Nguyên nhân là do hoạt động trong điều kiện nguồn lợi TS nhiệt đới, phong phú về chủng loại, nghề nghiệp khai thác đa dạng, chủ yếu là các nghề khai thác truyền thống, quy mô nhỏ với lực lượng sản xuất chủ yếu là ngư dân.
Lưu ý:
Để phát triển ngành KTTS nước ta cần phải dựa chủ yếu vào thành phần kinh tế tư nhân và tập thể, phát triển nghề cá nhân dân làm động lực.
Xây dựng và áp dụng các mô hình quản lý nghề cá mang tính đặc thù, thích
hợp với tập quán và truyền thống văn hóa của từng vùng, từng khu vực dân cư ven biển, phát triển các mô hình Đồng quản lý hoặc Quản lý nghề cá dựa trên cơ sở cộng đồng.
b/ Các hình thức nghề Khai thác Thủy sản:
Dựa vào vùng biển tiến hành hoạt động khai thác, bao gồm:
Hoạt động Khai thác TS xa bờ;
Hoạt động khai thác TS ven bờ.
Dựa vào tính chất nghề khai thác, có các hình thức nghề như sau:
Họ lưới kéo;
Họ lưới vây;
Họ lưới rê;
Họ vó, mành;
Họ câu;
Họ cố định;
Nghề khác.
c/ Một số vấn đề chủ yếu về kinh tế và quản lý trong Khai thác TS:
Vấn đề phân chia vùng biển phục vụ quản lý nghề cá.
Hợp lý hóa hoạt động khai thác gần bờ.
Xây dựng và thực hiện chiến lược khai thác xa bờ.
Các vấn đề khác:
Nguyên tắc Khai thác TS: Khai thác TS ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi TS;
phải tuân theo quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng loại và kích cỡ TS được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm và phải tuân thủ theo quy định của Luật Thủy sản và các quy định khác có liên quan.
Sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện KTTS có kích cỡ phù hợp với các loài TS được phép khai thác.
Khai thác Thủy sản xa bờ: Nhà nước có chính sách đồng bộ về đầu tư, đào tạo nghề, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc, điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường, dịch vụ hậu cần, tổ chức các hình thức sản xuất phù hợp để khuyến khích tổ chức, cá nhân phát triển KTTS xa bờ. Tổ chức, cá nhân đầu tư vào hoạt động KTTS
chính sách ưu đãi khác của Nhà nước. Tổ chức, cá nhân KTTS xa bờ có trang thiết bị bảo đảm thông tin liên lạc, phương tiện cứu sinh trên tàu cá; tuân theo các quy định của Pháp luật về hàng hải. Chủ tàu có trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc đối với thuyền viên làm việc trên tàu cá KTTS xa bờ. Nhà nước có chính sách khuyến khích đối với chủ tàu tự nguyện mua bảo hiểm thân tàu. Điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu đối với thuyền viên được thực hiện theo quy định của Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm.
Khai thác Thủy sản ven bờ: Nhà nước có chính sách tổ chức lại sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp trong hoạt động KTTS ở vùng biển ven bờ và cơ cấu nghề nghiệp giữa các nghề khai thác, nuôi trồng, CBTS, nghề nông, nghề rừng, nghề dịch vụ. Tổ chức, cá nhân KTTS ven bờ khi chuyển đổi sang KTTS xa bờ, NTTS thì được hướng dẫn, đào tạo, hỗ trợ vốn, giao đất, mặt nước để NTTS theo chính sách của Nhà nước. Tổ chức, cá nhân KTTS ven bờ phải có phương tiện cứu sinh, phương tiện theo dừi dự bỏo thời tiết; tuõn theo cỏc quy định của Phỏp luật về giao thông đường thủy nội địa và pháp luật về hàng hải.