L ỜI CÁM ƠN
5. Kết cấu báo cáo nghiên cứu:
1.2.2 Nghiên cứu trong nước:
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về đề tài này cũng xuất hiện khá nhiều bởi các
chuyên gia kinh tế, các nhà nghiên cứu khoa học… Đa phần, các nghiên cứu tập trung vào cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung cho cả nền kinh tế
hoặc các mảng lớn hợp thành nền kinh tế đó; mới chỉ có số ít tập trung đi sâu vào từng ngành cụ thể.
Một số nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành TS đã được thực
hiện như:
1. Hà Xuân Thông (1998), “Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi cơ cấu
kinh tế thủy sản”. Là đề tài nằm trong khuôn khổ dự án Quy hoạch chuyển đổi cơ
cấu kinh tế của Viện Kinh tế và Quy hoạch, Bộ Thủy sản VN.
Mục tiêu đề tài:
Khái quát hóa những vấn đề lý luận về chuyển đổi cơ cấu kinh tế thủy sản.
Nghiên cứu thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành TS VN qua các thời kỳ
(1976 – 1998).
Đánh giá tác động các yếu tố lên ngành TS VN.
Kết quả chính đạt được của đề tài:
Về mặt lý luận: chỉ mới khái quát được một số khái niệm về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
Về mặt thực tiễn: trình bày khá chi tiết thực trạng chuyển dịch cơ cấu TS VN
từ năm 1976 – 1997.
Rút ra được các yếu tố tác động lên ngành TS VN.
Điểm hạn chế của đề tài:
Chưa trình bày đầy đủ cơ sở lý luận cơ bản của vấn đề chuyển dịch cơ cấu
kinh tế.
Những phân tích nhận định còn mang tính định tính.
2. Nguyễn Duy Chỉnh (1998), “Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu khai thác hải
Mục tiêu của đề tài:
Nhằm kiểm điểm lại và đánh giá những chuyển đổi cơ cấu khai thác hải sản
của nước ta trên các lĩnh vực (cơ cấu tàu thuyền, cơ cấu nghề nghiệp, cơ cấu sản lượng đánh bắt, cơ cấu các thành phần kinh tế).
Xác định các phương hướng chuyển đổi trong các giai đoạn tiếp theo đến năm 2010, nhằm xây dựng ngành khai thác hải sản nước ta ngày càng hiện đại,
mang lại hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo sản xuất lâu bền.
Kết quả chính đạt được:
Xác định được một số điều kiện cơ bản của quá trình chuyển đổi cơ cấu khai
thác hải sản Việt Nam.
Trình bày chi tiết hiện trạng chuyển đổi cơ cấu khai thác hải sản ở nước ta giai đoạn 1964 – 1990 và giai đoạn 1991 – 1997.
Định hướng quy hoạch chuyển đổi cơ cấu khai thác hải sản nước ta giai đoạn
1996 – 2010.
Hạn chế của đề tài:
Những phân tích nhận định còn mang tính định tính.
Chưa nêu rõ mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự chuyển đổi cơ cấu
khai thác hải sản nước ta.
Xét về phương pháp nghiên cứu: cả hai đề tài nói trên đều sử dụng phương pháp định tính tổng hợp và mô tả dữ liệu theo thời gian; so sánh và rút ra những
nhận định cần thiết trên cơ sở sự biến động của số liệu và hiểu biết thực tế của các
tác giả.
Trên đây là một số ví dụ về các nghiên cứu đã được thực hiện về đề tài cơ
cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Nhìn chung, đề tài này vẫn đang là khu vực còn nhiều vấn đề bị bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức.
Riêng về cơ cấu kinh tế ngành TS, cuốn “Giáo trình Kinh tế, Tổ chức và Quản lý TS” với những tập hợp các nghiên cứu của Tiến sĩ Dương Trí Thảo (Chương 3 – Cơ cấu kinh tế ngành TS) đã phần nào đáp ứng được những đòi hỏi cơ
bản về vấn đề đó, tạo tiền đề cho các nghiên cứu sau này về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành Thủy sản được phát triển.