Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành TS huyện Tuy An

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 49 - 54)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH KHAI THÁC VÀ NTTS HUYỆN TUY AN

2.1 Thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành TS huyện Tuy An

2.1.2.1 Nhân tố khách quan:

a/ Điều kiện tự nhiên:

Điều kiện địa hình – thổ nhưỡng:

­ Bờ biển Tuy An dài 42.50 km, Đầm Ô Loan diện tích 1,570 ha. Có 1 cửa sông (Bình bá), 1 cửa đầm (Ô Loan); vùng nội thủy khoảng 250 km2, do đó hình thành nên ngư trường khá rộng.

­ Dọc theo bờ biển, có hai vùng biển điển hình:

Bãi cửa sông: nằm dọc theo cửa biển (lưu vực hạ lưu sông Bình Bá, đầm Ô

Loan), có nồng độ muối thấp. Đây là vùng có thế mạnh phát triển NTTS nước lợ, nhất là tôm, cá, sò huyết, rau câu...

Bãi biển bờ đá: là vùng bãi ngang, cạn và vũng bờ đá, nồng độ muối cao, ổn

định; khả năng trao đổi nước tốt, thuận lợi cho việc nuôi hải sản trên biển, như: tôm hùm, cá giò, cá mú, cá hồng…

­ Nồng độ muối trong nước biển khá cao và tương đối ổn định (33.60  34.00‰), phù hợp cho việc tiến hành nuôi trồng các loài thủy, đặc sản biển.

­ Có các đảo: Lao Mái Nhà (An Hải), Hòn Chùa (An Chấn), Hòn Yến (An Hòa) thuận lợi cho nuôi hải sản biển và phát triển du lịch.

Khí hậu, thời tiết:

­ Tuy An thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm; bên cạnh đó, do chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên nhiệt độ khá ôn hòa (22.500C  29.500C), thích hợp cho phát triển Nông nghiệp và Nuôi trồng TS.

­ Tuy nhiên, thời tiết thường có những diễn biến phức tạp hàng năm (hạn hán, bão lũ…), gây nên những thiệt hại lớn về người và tài sản; ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và NTTS, cũng như quá trình sinh trưởng phát triển của các đối tượng TS; đặc biệt, vào mùa mưa lụt, khó có thể nuôi chuyển tiếp từ năm này sang năm khác.

Nguồn lợi thủy sản:

Nguồn lợi TS của huyện khá đa dạng và phong phú, bao gồm:

­ Nguồn lợi TS biển:

Theo điều tra của Viện Hải Dương Học (năm 1979), vùng biển Tuy An có khoảng 500 loài cá, 39 loài tôm, 15 loài mực và các loài hải sản khác…

Tổng sản lượng khoảng 10,400 tấn; sản lượng cho phép khai thác là: 7,900 tấn/năm (số liệu từ Sở NN & PTNT tỉnh phú yên). Hiện nay, năm 2010 sản lượng khai thác đã đạt 10,100 tấn; trong đó, khoảng 1/3 sản lượng khai thác được là từ các vùng biển ngoài địa phương.

­ Nguồn lợi hồ, đầm: điển hình là Đầm Ô Loan, với diện tích ngư trường 1,570ha.

Nguồn lợi TS trong đầm có:

Các loài cá: có trên 70 loài, sản lượng cho phép khai thác hàng năm trên 100

tấn. Đặc trưng cho vùng nước lợ ở đây có cá vược, cá đối mắt đỏ, cá đối rằn, cá bống bớp, cá móm, cá dìa…

Các loại tôm: có 10 loài, chủ yếu thuộc họ tôm he. Sản lượng cho phép khai thác 200 – 250 tấn/năm. Chiếm ưu thế là tôm đất, tôm sú, tôm rằn, tôm bạc (thẻ),

Các loài giáp xác: cua, ghẹ… có thể khai thác 10 - 20 tấn/năm.

Các loài nhuyễn thể: đa dạng, bao gồm: ngao, sò huyết (đặc sản nổi tiếng của

đầm), hầu, vẹm xanh… Sản lượng hàng năm khoảng 20 tấn.

Sứa ăn: là đặc sản của đầm, mùa khai thác chính vào các tháng 3 đến tháng 6 hàng năm. Sản lượng có thể đạt hàng trăm tấn/năm.

Rong biển: có trên 30 loài, tiêu biểu nhất có rau câu chỉ vàng… sản lượng khai thác hàng năm từ 20 – 50 tấn (khô).

Thực vật phù du có hơn 100 loài, động vật phù du có 82 loài, là nguồn thức

ăn tự nhiên phong phú, cơ sở đầu tiên trong chuỗi thức ăn cho các đối tượng TS của đầm sinh trưởng, phát triển.

b/ Nhân tố xã hội:

Định hướng phát triển chung:

Sự phát triển của ngành TS Tuy An chịu sự ảnh hưởng lớn bởi những định hướng, quan điểm chung về xu thế phát triển ngành của tỉnh Phú Yên nói riêng và của cả nước nói chung. Trên nền tảng đó, huyện đã định hình được những hướng đi riêng cho ngành TS địa phương.

“Phát triển Nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững.

Trong đó: Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi hải sản, gắn với bảo đảm quốc phòng – an ninh và bảo vệ môi trường biển; phát triển NTTS theo quy hoạch, tập trung vào những sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất và chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu VSATTP. Phấn đấu xây dựng ngành TS Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.”

Trích “Văn kiện Đại hội XI của Đảng CSVN”

Thị trường tiêu thụ: Các sản phẩm của ngành TS Tuy An có thị trường tiêu thụ rộng lớn: một phần dành cho ăn tươi, một phần dành cho chế biến, phần lớn các mặt hàng có giá trị được dành cho xuất khẩu.

­ Dân số ngày càng gia tăng; thu nhập và mức sống của người dân dần được cải thiện, cùng với đó, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng TS để đảm bảo sức khỏe cũng ngày càng cao. Mặt khác, với xu thế hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa – khu vực hóa, Việt Nam đã gia nhập các khối ASEAN, WTO… các khu vực thị trường tự do APEC, AFTA… tạo nên thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng cho ngành TS huyện Tuy An.

­ Sản phẩm từ hoạt động khai thác, NTTS của huyện một phần được cung ứng cho các cơ sở CBTS trong địa bàn (KCN An Phú, KCN Nam Tuy Hòa); phần còn lại được cung cấp làm nguyên liệu cho các Công ty CBTS ở khu vực và xuất khẩu (sang: Nhật Bản, Mỹ, thị trường EU và một số nước trong khu vực…) thông qua việc thu mua của các thương rỗi và các nhà trung gian.

­ Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ cũng đặt ra khá nhiều thách thức cho ngành về:

chất lượng sản phẩm, thương hiệu… trong quá trình cạnh tranh.

Cuộc Cách Mạng khoa học, công nghệ:

­ Trong xu thế phát triển nền kinh tế trí thức hiện nay, nhân tố khoa học – công nghệ ngày càng đóng vai trò tiên phong trong các hoạt động.

­ Ngành TS Tuy An cũng đã và đang nhanh chóng tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ vào các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, CBTS để phát triển ngành theo hướng CNH – HĐH. Tuy nhiên, các quá trình sản xuất còn mang tính truyền thống, dựa chủ yếu vào kinh nghiệm nên việc ứng dụng những tiến bộ đó gặp không ít trở ngại. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho ngành TS huyện trong quá trình cạnh tranh với khu vực và cả nước.

Vốn và mức độ đầu tư:

­ Với xuất phát điểm thấp, ngành TS Tuy An vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém… Do đó, việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư là nhân tố không thể thiếu để góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu, thay đổi diện mạo ngành theo hướng CNH – HĐH như định hướng đã đề ra.

­ Thời gian qua, từ nhiều nguồn vốn đầu tư: vốn tự có trong dân, nguồn vốn từ

đầu tư, từng bước hoàn thiện và mở rộng các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ nghề cá, cải hoán tàu thuyền; cho các hộ NTTS vay để mua con giống, thức ăn và vật tư cần thiết…

2.1.2.2 Nhân tố chủ quan:

a/ Xuất phát điểm của huyện nhà:

Ngành TS Tuy An có điểm xuất phát khá thấp: Khai thác TS với các đội tàu nhỏ, ngư cụ truyền thống, khai thác ven bờ là chính…; NTTS chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nuôi tự phát, dịch bệnh còn diễn ra trên diện rộng, khó kiểm soát…; hoạt động Chế biến với các cơ sở nhỏ lẻ, cơ cấu mặt hàng chưa đa dạng, chưa có thương hiệu lớn, tính cạnh tranh thấp…; Dịch vụ nghề cá còn yếu và thiếu, chưa được xây dựng đồng bộ… Hạn chế sức hấp dẫn với nhà đầu tư; tích lũy từ nội bộ nền kinh tế chưa cao, thiếu vốn đầu tư…

b/ Lao động:

­ Về số lượng: lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực TS khá đông.

Về hoạt động khai thác, tính đến 2010 có 9,674 người, chiếm 7.07% dân số toàn huyện. Trong đó, lao động khai thác biển là 5,763 người.

Lao động tham gia lĩnh vực NTTS có 2,297 người.

Lao động tham gia CBTS là: 1,040 người.

Lao động tham gia dịch vụ nghề cá có 559 người.

Tuy nhiên, số lao động trên chủ yếu là nam giới, người trực tiếp tham gia lao động với tính chất đặc thù của công việc nghề biển vất vả, nặng nhọc, thời gian lao động chủ yếu vào ban đêm, chịu được sóng gió. Điều bức xúc hiện nay đối với vùng biển là số lao động nhàn rỗi chưa có việc làm (lao động nữ, lao động lớn tuổi) còn khá phổ biến.

­ Về chất lượng:

Lao động của ngành TS địa phương đa phần có trình độ thấp, chủ yếu dựa

vào kinh nghiệm tích lũy theo phương thức “cha truyền con nối”.

Những kinh nghiệm đó áp dụng khá phù hợp với đặc thù của huyện nhưng cũng có ảnh hưởng không tốt đến kết quả như: không theo kịp với các tiến bộ khoa học, với ngư trường mới, ngư trường xa; với những đối tượng nuôi mới; với sản phẩm mới…

c/ Quy hoạch của huyện:

Đây là công tác đặc biệt quan trọng có ý nghĩa tiên phong, nhằm đạt được các mục tiêu về chiến lược phát triển ngành theo hướng CNH – HĐH, phù hợp với điều kiện về tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện.

Ngành TS tỉnh Phú Yên đã có quy hoạch phát triển ngành được xây dựng từ năm 2005. Huyện Tuy An cũng có quy hoạch tổng thể được xây dựng từ năm 2008.

Tuy nhiên, do tốc độ phát triển khá nhanh của các tiến bộ xã hội, một số điểm trong quy hoạch đã không còn phù hợp. Mức đầu tư cho quy hoạch chưa được đáp ứng, sự chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH còn chậm, hiệu quả chưa cao.

2.1.3 Thực trạng phát triển ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An những

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)