Những tồn tại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành Kha

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 87 - 89)

L ỜI CÁM ƠN

5. Kết cấu báo cáo nghiên cứu:

2.1.4.3 Những tồn tại trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành Kha

Nuôi trồng TS :

­ Cơ cấu ngành TS Tuy An trong những năm qua, từng bước có sự chuyển dịch

hợp lý, cân đối giữa các ngành bộ phận (ngành Khai thác và NTTS); song vẫn còn chậm, chưa bền vững và còn phân tán ở một số nơi. Các tiến bộ khoa học – công nghệ ứng dụng vào trong sản xuất còn ít.

­ Công tác quản lý và bảo vệ môi trường trong ngành TS chưa được quan tâm đúng mức, nhất là lĩnh vực NTTS. Việc quy hoạch và thực hiện quy hoạch còn chậm, thiếu đồng bộ.

­ Sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, chưa có giải pháp hữu hiệu đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất mang tính đột phá.

­ Cuộc sống người dân ven biển còn nhiều khó khăn, sinh kế chưa được bảo đảm ổn định, bền vững.

Cụ thể ở từng lĩnh vực:

a/ Trong khai thác TS:

Tàu có công suất nhỏ chiếm đa số, khai thác ngư trường ven bờ là chủ yếu.

Sự chuyển dịch ngư trường từ ven bờ ra xa bờ, tới các ngư trường trọng điểm

còn chậm, chưa bền vững.

Nguồn lợi TS ven bờ và từ vùng nước nội địa ngày một suy giảm; năng suất,

hiệu quả khai thác kém.

Trong quản lý khai thác, điều đáng quan tâm là một số nghề đã bị cấm nhưng

vẫn lén lút hoạt động như các nghề dùng chất nổ, dùng xung điện (lưới điện, xiếc điện, châm điện…), bóng Thái Lan, lưới 3 màng… nguyên nhân là do các nghề này khai thác không có tính chọn lọc, mang tính tận diệt, hủy hoại môi trường nên nguồn lợi TS ven bờ cũng như trong đầm ngày càng cạn kiệt. Thành phần tham gia

khai thác những loại nghề này phần đông là ngư dân nghèo, hoạt động khai thác chỉ

phục vụ cho cuộc sống mưu sinh trước mắt.

b/ Trong NTTS:

Dịch bệnh vẫn còn diễn ra phổ biến và lây lan trên diện rộng, khó kiểm soát.

Hoạt động nuôi cá nước lợ (cá măng…) có giá trị kinh tế cao nhưng chưa

nhân rộng được do con giống còn phụ thuộc vào tự nhiên, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ.

Tồn tại lớn nhất hiện nay là việc phát triển nuôi trồng quá mức, thiếu quy

hoạch hợp lý đã và đang gây ra các sự cố môi trường và phá vỡ cảnh quan khu vực.

Cụ thể về sinh thái tự nhiên tỷ lệ giữa diện tích ao hồ với diện tích tự nhiên ở đầm Ô

Loan lớn (360/1.570 ha, chiếm 23%), trong khi nước thải từ các khu nuôi tôm đổ

thẳng ra đầm không qua xử lý đã gây ô nhiễm cho chính vùng nuôi.

Nguyên nhân của những tồn tại:

­ Xuất phát điểm của ngành TS huyện khá thấp.

­ Thời tiết, thiên tai diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn đến ngành TS.

­ Lao động trong ngành có trình độ thấp chiếm số đông, sản xuất dựa chủ yếu vào kinh nghiệm, mang nặng tính tự cung tự cấp. Trong khai thác, nếu chỉ sử dụng lao động từ vùng biển thì không đáp ứng đủ, hầu hết các chủ phương tiện đều phải mượn bạn từ vùng sản xuất Nông nghiệp xuống đi biển nên hạn chế về tay nghề và khả năng khai thác.

­ Các hoạt động Khai thác cũng như NTTS đa phần tiến hành tự phát; các ao nuôi

không có ao xử lý nước thải, thức ăn nuôi tôm thừa, thải trực tiếp ra đầm và việc

khai thác nguồn lợi quá mức ảnh hưởng xấu đến môi trường, đặc biệt môi trường

vùng nuôi, nguồn lợi TS bị cạn kiệt...

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)