CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Cơ sở lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Thủy sản
1.1.2 Lý luận chung về ngành Khai thác và NTTS
1.1.2.2 Ngành Nuôi trồng Thủy sản
Ngành Nuôi trồng Thủy sản là ngành sản xuất quan trọng trong hệ thống kinh tế Thủy sản cũng như trong toàn bộ hệ thống nền kinh tế quốc dân. Nó có nhiệm vụ tái tạo, bổ sung và phát triển các nguồn lợi TS để cung cấp ngày càng nhiều hàng hóa cho tiêu dùng, cho xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến TS.
a/ Vị trí và đặc điểm:
Vị trí:
Thúc đẩy, tạo điều kiện cần thiết để đảm bảo tái tạo lại nguồn lợi, nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển tự nhiên của các động – thực vật TS; dựa vào quy luật sinh trưởng và phát triển của chúng.
Bổ sung thêm vào nguồn lợi các giống loài động – thực vật TS có năng suất cao, chất lượng tốt, phát triển nguồn lợi TS về số lượng và chủng loại để cung cấp
và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu; dựa vào các thành tựu khoa học kỹ thuật.
Mang tính chất tự cung, tự cấp lúc mới ra đời với phương thức nuôi tự nhiên là chủ yếu. Việc chuyển sang giai đoạn sản xuất hàng hóa có ý nghĩa quan trọng, tạo tiền đề cho việc phát triển ngành TS một cách lâu dài và vững chắc, đưa ngành NTTS lên thành ngành sản xuất chính trong toàn bộ hệ thống Kinh tế TS.
Sự xuất hiện và phát triển của ngành NTTS đã đánh dấu một bước nhảy vọt trong lĩnh vực TS, từ việc con người chỉ chờ đợi thiên nhiên ban tặng nguồn tài nguyên đến việc chủ động giành lấy các nguồn tài nguyên – biểu hiện sự tiến bộ của xã hội.
“NTTS đã trở thành cách làm nhanh nhất để tăng thêm nguồn đạm TS cho nhân loại”. (FAO)
Đặc điểm:
ư Ngành NTTS mang tớnh chất khu vực rừ rệt, được tiến hành trờn một địa bàn rộng lớn; phức tạp hơn so với các ngành sản xuất vật chất khác và còn lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên.
Nghề NTTS phát triển ở khắp các vùng trong nước từ đồng bằng, trung du, miền núi cho đến các vùng ven biển... Mỗi vùng lại có các điều kiện sản xuất khác nhau về thủy lý (nhiệt độ, ánh sáng, độ trong..), thủy hóa (độ mặn, độ pH, oxi hòa tan...), thủy sinh (động – thực vật phù du, thực vật thủy sinh, động vật đáy...).
Tính phức tạp thể hiện ở các đối tượng nuôi là động vật máu lạnh, thân nhiệt hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường; các đối tượng sống trong môi trường nước nên khó quan sát trực tiếp bằng mắt thường được; trong quá trình sản xuất, NTTS vừa chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên, vừa phải chịu sự chi phối của quy luật kinh tế.
Lưu ý:
Tổ chức tốt việc điều tra các tài nguyên, nguồn lợi ở mỗi vùng để có các quy hoạch và bố trí các cây trồng, vật nuôi thích hợp.
Việc xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho hoạt động nuôi trồng phải được tiến hành phù hợp với các đặc điểm sinh học từng giống loài TS; đồng thời phải phù hợp với điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế cụ thể của mỗi vùng.
Cần có hệ thống các chính sách phù hợp cho điều kiện từng vùng, từng khu vực nhất định, đặc biệt là chính sách đất đai, mặt nước, chính sách đầu tư và chính sách thuế.
Trong NTTS, đất đai diện tích mặt nước vừa là tư liệu sản xuất chủ yếu, vừa là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được.
Đất đai, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất chủ yếu vì các đối tượng nuôi sống trong môi trường nước, nếu không có đất đai, diện tích mặt nước thì không thể tiến hành hoạt động NTTS được.
Đất đai, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế vì nếu không có sẽ không thể tiến hành NTTS; bên cạnh đó, diện tích của chúng có giới hạn, có vị trí cố định, sức sản xuất lại không có giới hạn, nếu biết sử dụng hợp lý; không đồng nhất về chất lượng do cấu tạo thổ nhưỡng, địa hình dẫn đến độ màu mỡ của đất đai, diện tích mặt nước giữa các vùng khác nhau.
Lưu ý:
Hết sức tiết kiệm đất đai, mặt nước.
Tận dụng mọi diện tích mặt nước để nuôi trồng, đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, thâm canh sản xuất, coi thâm canh là con đường chủ yếu để phát triển nuôi trồng.
Chú trọng bảo vệ đất đai, diện tích mặt nước, không ngừng cải tạo đất, làm
tăng độ phì nhiêu của đất, bảo vệ hệ sinh thái, môi trường sống của các loài TS.
Phải thực hiện biện pháp quản lý đất đai, diện tích mặt nước bằng Pháp luật.
Đối tượng sản xuất của ngành NTTS là những cơ thể sống.
Các đối tượng này là các loài động – thực vật TS sinh trưởng, phát sinh, phát triển và phát dục theo các quy luật sinh học.
Lưu ý:
Tập trung nghiên cứu tạo ra những giống hoàn toàn mới có phẩm chất cao.
Nghiên cứu các biện pháp để thúc đẩy sự phát triển nhanh hơn của các giống loài TS để rút ngắn thời gian phát triển tự nhiên của sinh vật.
NTTS có tính thời vụ cao.
Do vừa chịu sự tác động của môi trường tự nhiên, vừa chịu sự tác động trực tiếp của con người nên trong NTTS, quá trình tái sản xuất kinh tế xen kẽ với quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian lao động không hoàn toàn ăn khớp với thời gian sản xuất, dẫn đến hoạt động NTTS mang tớnh thời vụ rừ rệt.
Lưu ý:
Để hạn chế ảnh hưởng của tính thời vụ cần phải thực hiện chuyên môn hóa,
kết hợp với phát triển tổng hợp trong NTTS.
Tạo ra giống nuôi có thời gian sinh trưởng ngắn để làm nhiệm vụ trong năm.
Cần mở mang ngành nghề sản xuất kinh doanh khác để tạo thêm nhiều việc cho người lao động.
Một số sản phẩm TS, sản xuất ra được giữ lại làm giống để tham gia vào quá trình tái sản xuất tiếp theo.
Trong NTTS, một số sản phẩm như: đàn cá thịt, tôm thịt được tuyển lựa chọn làm cá bố mẹ hoặc tôm bố mẹ để cho đẻ trong quy trình sản xuất sau.
Lưu ý:
Phải có chế độ lựa chọn sản xuất và nhân ra các loại giống tốt, tránh rủi ro.
Ngoài ra, ngành NTTS nước ta còn mang một số đặc điểm riêng:
Chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm có pha trộn ít khí hậu vùng ôn đới nên các giống loài TS đa dạng, phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng được nhiều đối tượng có nguồn gốc khác nhau; nuôi được nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, điều này cũng gây không ít khó khăn do thiên tai, các loại dịch bệnh phá hoại thường xuyên.
Ngành NTTS nước ta đã có từ lâu đời song hiện tại vẫn trong tình trạng của một nền sản xuất nhỏ, mang tính tự nhiên cao và phân tán; lao động chủ yếu còn thủ công và thực hiện bởi các hộ gia đình.
Phương thức nuôi quảng canh (nuôi truyền thống):
Là phương thức nuôi TS với mật độ thấp trong môi trường tự nhiên hoặc bán tự nhiên với sự cho ăn theo kiểu tự nhiên vốn có và có thể hoàn toàn không có hoặc có sự điều chỉnh nhỏ về các yếu tố môi trường.
Năng suất của phương thức nuôi quảng canh thường thấp.
Phương thức nuôi thâm canh (nuôi công nghiệp):
Là phương thức nuôi TS với mật độ cao trong một khu vực độc lập, Chẳng hạn như các bể chứa lớn, các ao nhân tạo, các lồng và silos (lồng kín); trong đó, một dòng nước quan trọng được tạo ra để cung cấp ôxi và loại bỏ chất bẩn, đồng thời để đưa thêm thức ăn vào. Các đối tượng nuôi có thể được chuyển tới các thiết bị khác khi chúng tăng trưởng.
Phương thức này đòi hỏi tính chủ động trong nuôi trồng rất cao và phải ứng dụng nhiều tiến bộ kỹ khuật vào nhiều khâu của quá trình nuôi như: xây dựng hệ thống ao, bể nuôi đồng bộ đúng tiêu chuẩn; thiết kế lắp đặt các hệ thống cấp thoát nước, hệ thống đảo nước, sục khí cơ giới; sản xuất thức ăn nhân tạo và nhiều máy móc thiết bị khác.
Các phương thức trung gian hoặc hỗn hợp:
Là phương thức nuôi được đặc trưng bởi sự kết hợp giữa hai phương thức nuôi quảng canh và phương thức nuôi thâm canh.
c/ Một số vấn đề chủ yếu về kinh tế và quản lý trong NTTS:
Đất đai, diện tích mặt nước và những biện pháp chủ yếu để sử dụng có hiệu quả, ổn định, bền vững lâu dài đất đai, diện tích mặt nước.
Thâm canh trong NTTS.
Vấn đề tổ chức sản xuất và xác định phương hướng sản xuất kinh doanh trong hoạt động NTTS.
Các vấn đề khác:
Quy hoạch phát triển NTTS: là một bộ phận của quy hoạch tổng thể phát triển ngành TS đã được Chính phủ phê duyệt. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển NTTS của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt theo sự chỉ
đạo của UBND cấp tỉnh, UBND cấp dưới xây dựng quy hoạch chi tiết các vùng NTTS trong phạm vi quản lý của mình để trình HĐND cùng cấp thông qua và báo cáo UBND cấp trên trực tiếp. Việc thay đổi, bổ sung quy hoạch phát triển NTTS phải do cơ quan có thẩm quyền thông qua, phê duyệt quy hoạch quyết định.
Điều kiện NTTS: Tổ chức, cá nhân NTTS phải có các điều kiện: địa điểm xây dựng cơ sở NTTS phải theo quy hoạch; cơ sở NTTS phải bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về NTTS; tiêu chuẩn vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường theo quy định của Pháp luật. Bộ Thủy sản ban hành tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm nuôi trồng đối với cơ sở NTTS; chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan, UBND cấp tỉnh trong việc hướng dẫn, tổ chức kiểm tra, công nhận cơ sở NTTS theo phương thức bán thâm canh, thâm canh đạt tiêu chuẩn bảo đảm VSATTP.
Quyền của tổ chức, cá nhân NTTS: được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt nước để NTTS; được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm hại đến quyền sử dụng đất, mặt nước để NTTS hợp pháp của mình; được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh trước khi hết thời hạn được giao, cho thuê theo quy định của Pháp luật; được cơ quan chuyên ngành TS phổ biến, đào tạo, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật mới về NTTS, kỹ thuật sản xuất giống TS mới, kỹ thuật phòng trừ và phát hiện dịch bệnh TS, thông báo về tình hình môi trường và dịch bệnh vùng NTTS, thông tin về thị trường TS.
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân NTTS: sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả diện tích đất, mặt nước được giao, cho thuê để NTTS và bảo vệ các công trình phục vụ chung cho NTTS; thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, mặt nước để NTTS theo quy định của Pháp luật; báo cáo thống kê NTTS theo quy định của Pháp luật về thống kê; giao lại đất, mặt nước để NTTS khi có quyết định thu hồi theo quy định của Pháp luật; thực hiện các quy định của Pháp luật về bảo vệ môi trường.