L ỜI CÁM ƠN
5. Kết cấu báo cáo nghiên cứu:
3.1 Kết luận chung về thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành Khai thác, NTTS
Khai thác, NTTS Tuy An:
Việc triển khai và thực hiện đề tài nghiên cứu “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An giai đoạn 2011 – 2020” có ý nghĩa khá
quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Trong quá trình thực hiện, đề tài đã hệ thống hóa lại một số cơ sở lý luận về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành TS nói chung, ngành Khai thác và NTTS nói riêng; các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của
chuyển dịch cơ cấu ngành TS. Bên cạnh đó, thông qua bức tranh toàn cảnh về thực
trạng và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành TS, cũng như hoạt động Khai
thác và NTTS huyện Tuy An những năm vừa qua, chúng ta nhận thấy được các đặc trưng của xu hướng chuyển dịch, cũng như các mặt còn hạn chế, tồn tại của vấn đề.
Trong cơ cấu sản lượng ngành TS Tuy An, ngành khai thác đang chiếm ưu thế hơn so với ngành NTTS. Tuy nhiên, với xu hướng chuyển dịch hiện nay, ngành
NTTS đang có nhiều lợi thế để vượt lên trên, nâng dần tỷ trọng về sản lượng trong cơ cấu tổng sản lượng; hoạt động khai thác lại có dấu hiệu chững lại với mức tăng trưởng hàng năm thấp.
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành Khai thác địa phương huyện theo hướng cơ giới
hóa lĩnh vực khai thác biển, năng lực tàu thuyền được quan tâm đầu tư về khả năng đánh bắt, hạn chế lượng tàu thuyền thủ công và công suất nhỏ. Tàu kiêm được nhiều
nghề để hoạt động quanh năm. Ngư trường chuyển dịch ra xa bờ, đến những ngư trường trọng điểm. Đối tượng khai thác chuyển dịch theo hướng tăng dần các đối tượng có giá trị, hiệu quả cao.
tượng nuôi mới có giá trị kinh tế; hoạt động nuôi lồng được phổ biến và nhân rộng. Đất đai, diện tích mặt nước sử dụng cho hoạt động NTTS có xu hướng giảm dần và
đi vào ổn định. Hình thức nuôi chuyển từ phương thức nuôi quảng canh, quảng canh
cải tiến sang chú trọng phương thức nuôi thâm canh, bán thâm canh và nuôi cao triều; các hình thức nuôi sinh thái, nuôi luân canh, xen canh, nuôi đa dạng sinh
học… được nhân rộng với mục đích bảo vệ môi trường nuôi hiệu quả hơn. Lao động trong ngành NTTS từng bước tiếp cận các tiến bộ khao học – công nghệ và
ứng dụng vào cơ sở nuôi của mình để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh những mặt đạt được, sự chuyển dịch của ngành khai thác và NTTS huyện vẫn còn tồn tại những vấn đề như:
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành tuy từng bước đã hợp lý, cân đối giữa các
ngành bộ phận, song vẫn còn chậm, chưa bền vững và còn phân tán ở một số nơi.
Công tác quản lý và bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức, nhất là lĩnh
vực NTTS. Sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, chưa có giải pháp hữu
hiệu đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất mang tính đột phá. Mức sống của cư dân ven biển còn thấp, sinh kế chưa được bảo đảm.
Ở lĩnh vực khai thác TS, tàu có công suất nhỏ chiếm đa số, hoạt động đánh
bắt ngư trường ven bờ là chủ yếu. Nguồn lợi TS ven bờ và từ vùng nước nội địa
ngày một suy giảm; năng suất và hiệu quả khai thác được từ các đội tàu chưa cao.
Trong quản lý khai thác, một số nghề cấm vẫn lén lút hoạt động, khai thác không có
tính chọn lọc, mang tính tận diệt, hủy hoại môi trường.
Ở lĩnh vực NTTS: tồn tại lớn nhất hiện nay của địa phương là việc phát triển
nuôi trồng quá mức, thiếu quy hoạch hợp lý gây nên các sự cố về môi trường và phá vỡ cảnh quan khu vực. Nước thải từ các khu nuôi tôm đổ thẳng ra đầm không qua
xử lý đã gây ô nhiễm cho chính vùng nuôi; dịch bệnh vẫn còn diễn ra và lây lan trên diện rộng, khó kiểm soát. Hoạt động nuôi cá nước lợ có giá trị kinh tế cao nhưng chưa nhân rộng ra được do con giống còn phụ thuộc vào tự nhiên, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ.
Thông qua việc phân tích thực trạng và quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An, đã tiến hành đánh giá được hiệu quả của quá
trình chuyển dịch dựa vào hệ thống các chỉ tiêu, quan điểm và phương pháp đánh
giá hiệu quả kinh tế – xã hội. Từ đó, đề xuất được các giải pháp phù hợp nhằm giải
quyết các vấn đề còn tồn tại trong quá trình, khắc phục những hạn chế, phát huy
những thành tựu đã đạt đuợc, góp phần định hướng cho quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế của ngành TS huyện Tuy An trong giai đoạn 2011 – 2020 theo hướng theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững và tăng khả năng cạnh tranh.