Thực trạng cơ cấu ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An:

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 56 - 63)

L ỜI CÁM ƠN

2.1.3.2Thực trạng cơ cấu ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An:

5. Kết cấu báo cáo nghiên cứu:

2.1.3.2Thực trạng cơ cấu ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An:

a/ Cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An:

Trong cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An (năm 2010), khối Nông – Lâm – TS chiếm tỷ trọng tương đối thấp (32.73%) so với khối ngành Công nghiệp – Xây dựng và Thương mại – Dịch vụ; với giá trị sản xuất (giá cố định 1994) là 329,415 triệu đồng, đạt 73.70% so chỉ tiêu Nghị Quyết và tăng 17.50% so với năm 2005.

Bảng 1: Cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An (năm 2010)

Chỉ tiêu Giá trị sản xuất (1994) (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng bq hàng năm (%) Tổng giá trị sản xuất 1,006,500 100.00 10.10

Công nghiệp – XD 364,000 36.16 13.80

Thương mại – DV 313,085 31.11 14.50

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của khối ngành Nông – Lâm – TS là

3.30%/năm. Khối ngành Thương mại – Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất với 14.50%. Điều này chứng tỏ cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An đang có

sự chuyển dịch đúng đắn: tăng dần tỷ trọng khối ngành Thương mại – Dịch vụ,

giảm dần tỷ trọng các ngành khối Nông – Lâm – TS.

b/ Cơ cấu khối ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp huyện:

Bảng 2: Cơ cấu khối ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp (năm 2010)

Chỉ tiêu Giá trị sản xuất (giá cố định 1994)

(triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Nông – Lâm – Ngư nghiệp 329,415 100.00

Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) 161,945 49.16

Lâm nghiệp 3,950 1.20

Ngư nghiệp (TS) 163,520 49.64

Dựa vào bảng 2, nhận thấy: Ngành TS đang chiếm tỷ trọng khá trong cơ cấu

khối ngành Nông – Lâm –TS, cụ thể là 49.64%, với giá trị sản xuất đóng góp cho

nền kinh tế huyện nhà trong năm 2010 đạt 163,520 triệu đồng.

Đạt kết quả như vậy là do trong nội bộ ngành TS đã có sự chuyển dịch hợp

lý, cũng như sự quan tâm đầu tư đến các hoạt động TS được tăng cường hơn trước.

c/ Cơ cấu kinh tế ngành TS huyện Tuy An:

Cơ cấu kinh tế ngành TS Tuy An là tổng hợp các bộ phận hợp thành hệ

thống sản xuất kinh doanh TS của huyện, bao gồm: Khai thác TS, NTTS, CBTS và dịch vụ nghề cá; đồng thời thể hiện được mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận đó trong quá trình phát triển ngành.

Bảng 3: Cơ cấu kinh tế ngành TS huyện Tuy An (năm 2010)

Chỉ tiêu Sản lượng (tấn)

Giá trị sản xuất (giá cố định 1994) (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Khai Thác TS 10,100 84,465 51.65 NTTS 1,205 79,055 48.35 CBTS Dịch vụ nghề cá Tổng cộng 11,305 163,520 100.00

­ Trong bảng 3, mới chỉ phân tích, đánh giá được cơ cấu kinh tế ngành từ hoạt động khai thác, NTTS (ngành Thống kê chưa cung cấp được số liệu về giá trị của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngành CBTS và dịch vụ nghề cá). Thực tế, hoạt động CBTS và dịch vụ nghề cá đang có xu hướng tăng dần tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế ngành TS huyện.

­ Hiện tại, ngành Khai thác TS Tuy An vẫn chiếm ưu thế hơn so với ngành NTTS, với mức đóng góp về mặt giá trị sản xuất là 84,465 triệu đồng, chiếm

51.65% trong tổng giá trị của ngành.

­ Hoạt động CBTS và ngành dịch vụ nghề cá của huyện chủ yếu là những cơ sở

nhỏ lẻ, nằm phân tán trong dân, do tư nhân nắm giữ.

­ Về lao động hoạt động trong lĩnh vực TS:

71% 17% 8% 4% Lđ KTTS Lđ NTTS Lđ chế biến Lđ dịch vụ nghề cá

Biểu đồ 1: Thành phần lao động tham gia hoạt động TS (năm 2010)

2,297 lao động (chiếm 17%); CBTS có 1,040 người; hoạt động dịch vụ nghề cá có 559 người. Điều này cho thấy: lao động hoạt động trong ngành phần đông là khai thác TS, NTTS, tiếp đến là CBTS và dịch vụ nghề cá. Nhìn chung, ngành TS vẫn là khu vực còn nhiều tiềm năng thu hút nguồn nhân lực của địa phương.

 Để nắm rõ hơn thực trạng cơ cấu ngành Khai thác và NTTS Tuy An, cần phân

tích, tìm hiểu thực trạng hoạt động trong cơ cấu ngành, cụ thể như sau:

d/ Cơ cấu ngành Khai thác TS:

­ Xét sản lượng và giá trị của ngành Khai thác TS:

Bảng 4: Cơ cấu sản lượng và giá trị ngành Khai thác TS Tuy An (năm 2010)

Chỉ tiêu Sản

lượng (tấn)

Giá trị sản xuất (giá cố định 1994) (triệu đồng)

Tỷ lệ (%)

Khai Thác TS mặn, lợ 10,098 84,580 99.99

Cá 9,430 67,580 79.89

Trong đó: Cá ngừ đại dương 1,000 17,000 20.10

Tôm 220 2,750 3.25 Mực 250 4,050 4.79 Hải sản khác 198 200 0.24 Tôm hùm giống (1000con) 290 10,000 11.82 Khai Thác TS ngọt 2 12 0.01 Tổng cộng 10,100 84,592 100.00

Hoạt động khai thác TS Tuy An được cấu thành bởi hoạt động khai thác TS

biển và khai thác TS trong đầm, trong vùng nước ngọt; nhưng chủ yếu là từ khai

thác ngoài biển. Riêng ngoài biển, sản phẩm từ đại dương (cá ngừ đại dương) tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn còn chiếm sản lượng thấp 1,000/9,430 tấn (số liệu năm 2010). Điều này cũng thể hiện sản lượng khai thác ven bờ là chủ yếu.

Những năm gần đây, hoạt động khai thác TS vùng đầm, vùng nước ngọt có

Đối tượng được khai thác chính là: cá, tôm, mực… và tôm hùm giống. Trong đó, cá chiếm tỷ lệ cao về mặt sản lượng và giá trị (79.89%); đặc biệt là cá ngừ đại dương, tuy chỉ chiếm 9.60% sản lượng nhưng lại chiếm đến 20.10% về giá trị. Đối tượng tôm hùm giống khai thác tự nhiên cũng chiếm tỷ lệ đáng kể với 11.82%,

mang lại thu nhập cao, phù hợp với số ghe công suất nhỏ làm nghề khai thác ven bờ

và cải thiện tốt hơn điều kiện sống của ngư dân Tuy An.

­ Xét cơ cấu lao động: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tương ứng hoạt động khai thác ở hai vùng nước khác nhau, lao động tham

gia vào ngành cũng bao gồm hai bộ phận cơ bản: lao động khai thác biển và lao

động khai thác đầm.

Năm 2010, số lao động tham gia vào khai thác TS là 9,674 người; trong đó, lao động khai thác biển là 5,763 người, chiếm 59.50% tổng số lao động khai thác.

Số lao động này đa phần có trình độ thấp, không có tư liệu lao động. Là ngư dân

hoặc nông dân, tham gia chủ yếu dưới hình thức “đi bạn”.

­ Xét cơ cấu năng lực khai thác TS:

Số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác TS trong năm 2010 có 4,250 tàu,

trong đó:

Tàu cơ giới là 1,843 tàu, chiếm tỷ lệ 43.36% tổng số tàu; Tàu thuyền thủ công có 2,407 tàu (56.64%).

Số tàu thuyền thủ công chủ yếu khai thác trong đầm (ghe chèo, sõng…).

1,241 276 205 121 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 <20cv 20 - <40cv 40 - <90cv >90cv công suất c h iế c chiếc

12,410 8,280 10,250 17,424 0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000 16,000 18,000 20,000 <20cv 20 - <40cv 40 - <90cv >90cv

loại công suất tàu

C

V công suất

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu công suất tàu thuyền cơ giới trong khai thác TS (năm 2010)

Từ biểu đồ 2a, 2b so sánh tàu thuyền theo số lượng và dải công suất, nhận

thấy nét nổi bật là: ở dải công suất nhỏ, số tàu có số lượng lớn nhưng chiếm tỷ lệ

công suất nhỏ; ở dải công suất lớn, số lượng tàu ít nhưng lại chiếm tỷ lệ công suất

lớn. Cụ thể:

Tổng công suất tàu cơ giới là: 48,364 CV/1,843 chiếc.

Tàu có công suất trên 90 CV trong cơ cấu đội tàu cơ giới khai thác TS là 121 tàu, chiếm 6.57% tổng số tàu thuyền, nhưng lại chiếm 17,424 CV (36%) tổng công

suất toàn huyện; tàu có công suất dưới 20 CV có đến 1,241 tàu, chiếm 67.34% tổng

số tàu cơ giới nhưng chỉ chiếm 12,410 CV (25.60%) tổng công suất toàn huyện.

Số liệu này cũng cho thấy được năng lực khai thác của ngành TS huyện vẫn

còn khá lạc hậu; khai thác chủ yếu ở khu vực ven bờ, sản lượng và giá trị đem lại

không cao. Mặt khác, lượng tàu có công suất nhỏ chiếm tỷ trọng cao như vậy cũng

là sự cảnh báo cho tình trạng nguồn lợi ven bờ của Tuy An đang trong tình trạng

cạn kiệt do bị khai thác quá mức. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đ/ Cơ cấu ngành NTTS:

­ Xét sản lượng và giá trị của ngành NTTS:

Bảng 5: Cơ cấu sản lượng và giá trị ngành NTTS Tuy An (năm 2010)

Chỉ tiêu Diện tích (ha) Số lồng thả nuôi (lồng) Sản lượng (tấn)

Giá trị sản xuất (giá cố định 1994)

(triệu đồng)

Tỷ lệ

NTTS mặn, lợ 530 1,175 78,735 99.60 Cá 6 230 200 4,410 5.58 Trong đó: Cá mú lồng - - 30 1,350 1.71 Cá giò + cá hồng - - 170 3,060 3.87 Cá nước lợ 6 - 15 Tôm 530 1,250 975 59,325 75.04 Trong đó: tôm sú 180 - 120 8,880 11.23 Tôm thẻ chân trắng 350 - 855 50,445 63.81 Tôm hùm lồng (1,000con) - 1,050 188 15,000 18.98 NTTS ngọt (cá) 29 - 30 320 0.40 Tổng cộng 565 1,480 1,205 79,055 100.00

Hoạt động của ngành NTTS huyện chủ yếu diễn ra ở vùng nước mặn, lợ có

tiềm năng như: đầm Ô Loan, vùng cửa sông ven biển; vùng nước ngọt chủ yếu dựa

vào những ao hồ tự nhiên, ao có kết hợp với các công trình thủy lợi. Giá trị NTTS

vùng mặn, lợ chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn (99.60%) so với vùng ngọt (0.40%).

Các đối tượng được nuôi trồng chính là: cá mú, cá giò, tôm sú, tôm thẻ chân

trắng… Sản lượng nuôi cá chiếm tỷ lệ nhỏ, chỉ có 5.58% so với tổng sản lượng và giá trị NTTS. Riêng hoạt động nuôi tôm lại khá phát triển (75.04%). Năm 2010, giá trị từ tôm thẻ chân trắng chiếm ưu thế hơn cả với tỷ lệ 63.81%, đóng góp cho nền

kinh tế 50,445 triệu đồng. Bên cạnh đó, giá trị đóng góp của việc nuôi tôm hùm lồng cũng chiếm tỷ lệ khá trong tổng cơ cấu, với 18.98%, đạt 15,000 triệu đồng.

­ Xét diện tích NTTS:

Tính đến năm 2010, Tuy An đã đưa 565 ha diện tích mặt nước vào NTTS;

trong đó, nuôi tôm 530 ha (tỷ lệ 93.81% diện tích NTTS) và nuôi cá là 35 ha.

Về hoạt động nuôi tôm: diện tích nuôi tôm sú đã giảm, trong năm 2010, chỉ

còn 180 ha. Ngược lại, đối tượng tôm thẻ chân trắng được người dân nuôi khá phổ

Về nuôi cá: với tổng diện tích thả nuôi 35 ha, trong đó: diện tích nuôi cá nước ngọt có 29 ha, cá nước lợ là 6 ha. Diện tích nuôi cá nước lợ được chuyển dịch theo hướng tăng lên với đối tượng là cá măng.

NTTS trên biển bằng hình thức nuôi lồng được phát triển hơn trước với

1,480 lồng (năm 2010), trong đó: nuôi cá có 230 lồng, nuôi tôm có 1,250 lồng. Đặc

biệt, việc nuôi tôm hùm lồng diễn ra khá mạnh, có hiệu quả (đối tượng chính là

ương nuôi tôm hùm giống) với 1,050 lồng, chiếm 70.95% tổng số lồng NTTS.

­ Lao động tham gia vào lĩnh vực NTTS có 2,297 người, chiếm 19.36% tổng lao động ngành khai thác và nuôi trồng.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 56 - 63)