Đối với hoạt động NTTS

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 108 - 123)

3.3 Một số giải pháp góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An giai đoạn 2011 – 2020

3.3.2 Đối với hoạt động NTTS

Giải pháp 1: Triển khai và thực hiện quy hoạch phát triển NTTS hợp lý, từng bước chuyển dịch nuôi trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy lợi thế từng vùng.

Sự cần thiết của giải pháp:

­ Thời gian vừa qua, hoạt động nuôi trồng TS trên địa bàn huyện Tuy An diễn ra phần lớn do người nuôi tiến hành mở rộng các diện tích thả nuôi một cách tự phát, không theo quy hoạch cụ thể, do đó đã gây ra những tác động không tốt đến môi trường vùng nuôi.

­ Chính vì các các vùng nuôi phát triển chưa hợp lý, các ao nuôi chưa có hệ thống xả thải đúng cách, làm cho khả năng lây lan dịch bệnh trên đối tượng nuôi khó kiểm soát.

­ Bên cạnh đó, công tác thu hoạch, tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm cũng gặp khó khăn. Do vậy, để hoạt động NTTS Tuy An chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy lợi thế từng vùng, cần phải triển khai và thực hiện tốt các quy hoạch phát triển NTTS hợp lý trong thời gian tới.

Nội dung thực hiện:

­ Tiếp tục thực hiện theo quy hoạch phát triển NTTS hợp lý trên các vùng nuôi, cụ thể:

Vùng đầm và cửa sông: Vùng đầm Ô Loan: thực hiện theo quy hoạch giảm

trường vùng nuôi, giữ được cảnh quan khu vực, quy hoạch 5 ha xây dựng thành vùng bảo tồn sò huyết. Vùng cửa sông Bình Bá, giữ ổn định ở mức ổn định 48 ha.

Vùng biển: Tiếp tục thực hiện quy hoạch các vùng nuôi trên biển (ngoài 2

vùng nuôi Lao Mái Nhà – An Hải, Hòn Chùa – An Chấn đã quy hoạch) cho địa phương đầu tư ổn định lâu dài.

Vùng nước ngọt: Đầu tư nuôi mặt nước lớn hồ chứa nước Đồng Tròn, duy

trì nâng cấp các ao hồ hiện có; quy hoạch xây dựng mới các ao ở những chân ruộng thấp; kết hợp giữa công tác thủy lợi với NTTS nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.

­ Kiên quyết giải tỏa các ao nằm ngoài quy hoạch, các ao nằm trong chỉ giới quy hoạch tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất để người dân an tâm đầu tư.

Thực hiện công tác đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tạo việc làm mới với mức 200 triệu đồng/ha.

Với số lượng ao đìa quy hoạch giảm từ 360 ha xuống còn 260 ha, tổng mức

kinh phí dự tính Ngân sách địa phương sẽ chi trả là 20 tỷ đồng từ nay đến 2020.

­ Xây dựng lại ao, đìa theo hướng ổn định lâu dài kiên cố, bảo đảm các quy định nhằm phát triển bền vững: có ao chứa lắng, ao xử lý, ao nuôi khép kín, không xả thải trực tiếp các sản phẩm thải ra môi trường.

­ Đối với hoạt động nuôi biển, cũng áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình nuôi trồng hải sản trên các vùng biển xa, được Nhà nước hỗ trợ một lần theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg:

Hỗ trợ 100% chi phí lồng nuôi (kiểu lồng Nauy), nhưng tối đa không quá

100 triệu đồng.

Hỗ trợ 100% tiền mua giống hải sản để nuôi nhưng không quá 50 triệu đồng.

Giải pháp 2: Hỗ trợ người nuôi mở rộng các đối tượng nuôi mới, có giá trị và hiệu quả kinh tế cao.

Sự cần thiết của giải pháp:

­ Theo như định hướng đã đề ra nhằm phát triển và chuyển dịch ngành nuôi trồng địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường.

Trong số các giải pháp, giải pháp về giống nuôi là một yếu tố cơ bản.

­ Bên cạnh các đối tượng nuôi truyền thống, khuyến khích mở rộng các đối tượng nuôi mới có giá trị kinh tế cao, nhu cầu tiêu dùng và thị trường tiêu thụ rộng; đồng thời cải thiện được mức sống cho các hộ nuôi.

­ Tuy nhiên, các đối tượng nuôi mới có những phương pháp và kỹ thuật nuôi khác biệt hơn so cách thức nuôi đối tượng truyền thống. Do vậy, việc hướng dẫn, hỗ trợ hộ nuôi mở rộng các đối tượng nuôi mới có ý nghĩa thực tiễn quan trọng.

Nội dung thực hiện:

­ Đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng: bên cạnh các đối tượng nuôi truyền thống, chú ý mở rộng một số đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như: sò huyết, hầu, bào ngư, cá bớp, tôm hùm, cá mú, cá hồng, cá chẽm, cá giò, cá măng, ghẹ lột, tôm thẻ, rau câu…

­ Hỗ trợ về giống nuôi với các đối tượng nuôi mới, cũng như kỹ thuật nuôi cho ngư dân (theo Quy định của Khuyến ngư), cụ thể:

Đối với vùng nông thôn: hỗ trợ con giống theo tỷ lệ 6 : 4; nghĩa là, ngân sách địa phương hỗ trợ 60%, còn phía chủ hộ sẽ chi trả 40% chi phí mua con giống.

Đối với khu vực miền núi: ngân sách địa phương hỗ trợ 100% về chi phí mua

con giống cho chủ hộ.

­ Tiếp tục triển khai, nhân rộng mô hình nuôi hầu thương phẩm, đề tài nuôi và bảo tồn sò huyết; mô hình nuôi vẹm xanh khu vực Đầm Ô Loan; cá măng ở An Ninh Tây.

Giải pháp 3: Thực hiện giao đất đai, diện tích mặt nước cho người dân địa phương quản lý theo hình thức quản lý cộng đồng.

Sự cần thiết của giải pháp:

­ Đất đai, diện tích mặt nước là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được.

Muốn hoạt động NTTS thì trước tiên phải có đất đai, diện tích mặt nước. Việc quản lý đất đai, diện tích mặt nước là công tác quan trọng, đảm bảo cho quá trình NTTS diễn ra thuận lợi, tránh được những thiệt hại từ phía môi trường vùng nuôi gây ra.

­ Tuy nhiên, lực lượng cơ quan quản lý chức năng còn mỏng nên khó có thể kiểm

NTTS ở gần khu vực cư trú (cư dân 5 xã ven đầm Ô Loan), nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại khá lớn về kinh tế. Do đó, việc giao đất đai, diện tích mặt nước cho người dân, hộ nuôi tự quản lý theo hình thức cộng đồng là một biện pháp hay và hợp lý.

Nội dung thực hiện:

­ Nâng cao tính cộng đồng trách nhiệm cho người nuôi, xây dựng các tổ quản lý cộng đồng để tự giám sát, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất.

­ Trên địa bàn huyện Tuy An, trong khu vực đầm Ô Loan đã thành lập được 5 tổ tự quản theo hình thức quản lý cộng đồng, có sự giám sát của chính quyền. Mỗi tổ tự quản có khoảng 50 – 80 hộ dân. Hình thức hoạt động của các tổ này vẫn còn khá đơn giản, chưa có kinh phí hoạt động, dựa trên tinh thần tự nguyện, tự giác là chính

­ Xây dựng định hướng để đảm bảo sinh kế, nhu cầu công ăn việc làm cho cư dân các xã quanh Đầm Ô Loan, như: phát triển làng nghề truyền thống, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, vào làm các khu Công nghiệp…

­ Gắn NTTS với bảo vệ cảnh quan môi trường, với du lịch. Như: kết hợp vùng nuôi ở khu vực Đầm Ô Loan, khu vực Hòn Chùa, Hòn Yến…

3.3.3 Các hoạt động khác:

Về hoạt động CBTS:

­ Tiếp tục phát triển, cải tiến chất lượng các mặt hàng CBTS truyền thống: nước mắm, TS khô… Mở rộng các mặt hàng chế biến mới, có giá trị gia tăng cao…

­ Cải tiến kỹ thuật – công nghệ bảo quản, chế biến nhằm giảm thất thoát sau thu hoạch và nâng cao chất lượng sản phẩm.

­ Khuyến khích các cơ sở chế biến sử dụng công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu VSATTP, hướng đến xuất khẩu.

­ Hỗ trợ các hộ gia đình đầu tư phát triển nghề chế biến hải sản khô, tẩm sấy, chế biến nước mắm… trên cơ sở nâng cao chất lượng, cải tiến kiểu dáng bao bì, xây dựng và đăng ký thương hiệu, sản phẩm hàng hóa địa phương.

­ Phát triển công nghiệp chế biến gắn với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu, đa dạng hóa sản phẩm.

­ Mở các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức cho lao động tham gia CBTS về các quy định VSATTP, tránh thất thoát trong khâu bảo quản và chế biến.

Về dịch vụ hậu cần nghề cá:

­ Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới, đồng bộ cơ sở hạ tầng, các cảng cá, bến cá, chợ cá, kho lạnh, xưởng nước đá tại những địa điểm được quy hoạch phục vụ cho các đội tàu khai thác khơi.

­ Đầu tư xây dựng khu neo đậu, phòng tránh trú bão; nạo vét luồng lạch ra vào các bến, cảng cá và thông tin liên lạc để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên các vùng biển.

­ Ưu tiên cho vay đầu tư phát triển các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có lợi thế, xây dựng các nhà máy sản xuất nước đá, nhà máy chế biến, cung cấp xăng dầu, dịch vụ hậu cần nghề cá xa bờ…

­ Khuyến khích phát triển, hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất ngư cụ, cơ khí sửa chữa tàu thuyền ven biển; các cơ sở cơ khí chế tạo nhỏ, các cơ sở dịch vụ phục vụ nhu cầu sửa chữa ngư cụ, thiết bị ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

3.4 Kiến nghị:

­ Trên bình diện cả nước, Bộ NN & PTNT cùng các Viện, trường, cơ quan nghiên cứu nên có sự phối hợp để đánh giá chính xác trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi TS ở vùng biển xa bờ; dự báo mùa vụ và ngư trường xuất hiện. Đặc biệt là các đối tượng có giá trị kinh tế cao, như: cá ngừ đại dương, mực khơi… làm cơ sở khoa học giúp địa phương xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển các đội tàu khai thác xa bờ. Đồng thời đưa ra các giải pháp đồng bộ cho sản xuất trên biển từ khai thác, bảo quản, dịch vụ trên biển đến tiêu thụ sản phẩm.

­ Tăng cường hoạt động bảo vệ nguồn lợi TS, nhất là nguồn lợi TS ven bờ.

Khuyến cáo ngư dân thực hiện nghiêm các quy định hiện hành, tiến tới quy định khai thác có chọn lọc, có mùa vụ.

­ Tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng dân cư tham gia vào quản lý bằng các hình thức: xây dựng và nhân rộng các hình thức tổ chức hội, Đoàn thể trong ngành

đồng; tổ tàu thuyền an toàn trên biển, tạo thuận lợi cho ngư dân trong quá trình khai thác, nuôi trồng… nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi TS và nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

­ Tạo sinh kế thay thế hoặc bổ sung cho cộng đồng dân cư địa phương. (Nguyên nhân do hoạt động tạo nghề trước đây chưa phù hợp với cộng đồng dân cư: những việc làm tạo thu nhập thấp, người dân quen với những nghề truyền thống, chương trình chưa triển khai rộng và chưa tạo được việc làm có thu nhập cao). Có chính sách ưu đãi đầu tư cho các Doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn, đặc biệt Doanh nghiệp có cam kết sử dụng lực lượng lao động tại địa phương. Cho phép, hướng dẫn và hỗ trợ đào tạo kỹ thuật cho người dân địa phương tham gia vào các hoạt động NTTS theo quy hoạch nhằm tạo nguồn thu nhập bền vững cho các hộ gia đình.

­ Tăng cường đào tạo và tạo việc làm mới cho lao động vùng biển, đặc biệt là lao động nữ; lao động vùng đầm.

­ Tăng cường xây dựng các cơ sở hạ tầng: nước sạch nông thôn, chương trình hỗ trợ về giao thông, đi lại cho cư dân, bờ kè chống xói mòn đất…

­ Tăng cường công tác khuyến ngư dưới nhiều hình thức: xây dựng các mô hình , các điểm trình diễn sản xuất tiên tiến, đạt hiệu quả kinh tế cao để nhân dân trong vùng học tập làm theo; các hội thảo khoa học, tham quan….

­ Phát triển loại hình tàu dịch vụ đến các ngư trường xa.

3.5 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu trong tương lai:

Mặc dù việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An giai đoạn 2011 – 2020” đã đóng góp ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn; đồng thời, đạt được một số mục tiêu đặt ra ban đầu. Tuy nhiên, một mặt do giới hạn về thời gian; mặt khác, với kiến thức và tầm nhìn còn hạn chế, cũng như bước đầu vào thực tế chưa có kinh nghiệm; do đó đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót về mặt lý luận, về quá trình phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của vấn đề.

Một số điểm hạn chế của đề tài:

Phạm vi nghiên cứu: chỉ mới tiến hành nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành Khai thác và NTTS, mà chưa phân tích cơ cấu ngành CBTS và dịch vụ hậu cần nghề cá trong hệ thống ngành TS huyện Tuy An.

Mẫu nghiên cứu: lấy thuận tiện một số hộ khai thác và NTTS ở các xã ven Đầm Ô Loan, chưa có điều kiện lấy mẫu xác xuất và nghiên cứu tổng thể toàn huyện.

Phương pháp phân tích: giới hạn phân tích theo phương pháp thống kê mô tả.

Tuy đề tài nghiên cứu còn tồn tại các hạn chế nêu trên, song thông qua những thiếu sót đó, có thể gợi mở những hướng nghiên cứu trong tương lai cho những ai có sự quan tâm và muốn tìm hiểu để hoàn thiện vấn đề. Chẳng hạn như: đi sâu nghiên cứu về quá trình chuyển dịch của từng ngành bộ phận khác, như: ngành CBTS và ngành Dịch vụ hậu cần nghề cá trong cơ cấu kinh tế ngành TS địa phương; áp dụng một số phương pháp mới dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của một địa phương cụ thể, làm cơ sở để xây dựng chiến lược, đề án, dự án, kế hoạch phát triển ngành mang lại hiệu quả cao nhất, phù hợp với quy luật phát triển… ./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Dương Trí Thảo (2007), Giáo trình “Kinh tế, tổ chức và Quản lý ngành Thủy sản”, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

2. Giáo trình Kinh tế học phát triển (2008), NXB Lý luận và chính trị.

3. PGS. TS. Hà Xuân Thông (1998), “Cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển đổi cơ cấu kinh tế thủy sản”.

4. Nguyễn Duy Chỉnh (1998), “Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu khai thác hải sản giai đoạn 1996 – 2010”.

5. Phòng Kế hoạch huyện Tuy An, Niên giám thống kê huyện Tuy An qua các năm 2000 – 2009.

6. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy An, Báo cáo tổng kết hoạt động Nông – Lâm – Ngư nghiệp huyện Tuy An qua các năm 2001 - 2010.

7. Huyện ủy Tuy An, “Chiến lược phát triển kinh tế thủy sản huyện Tuy An đến năm 2011 và tầm nhìn đến năm 2020”.

8. Báo cáo chính trị Ban chấp hành Đảng bộ huyện Tuy An, tháng 07/2010.

9. Báo cáo của Viện hải dương học (1993).

10. Nguyễn Thị Hà – TTTTKT, “Một số lý thuyết về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế”, đọc từ trang web http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn, ngày 16/10/2009.

11. Biện Minh Tâm, “Phú Yên – Phát triển nuôi trồng, đầu tư khai thác thủy sản theo hướng hiện đại”, theo Báo Phú Yên ngày 31/03/2009.

12. Lưu Phong, “Quá nhiều bất cập ở các cảng cá, bến cá”, từ Lao động số 86, ngày 16/04/2007.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy An

1) Giới thiệu cơ sở thực tập:

­ Tên gọi: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tuy An.

­ Địa chỉ: 291 Quốc lộ 1A, Thị trấn chí thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

­ Điện thoại: 0572-216-272.

2) Vị trí, chức năng của Phòng NN & PTNT:

­ Phòng NN & PTNT huyện Tuy An là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có chức năng tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương về Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy lợi, Thủy sản; phát triển nông thôn, phát triển kinh tế hộ, trang trại nông thôn, kinh tế hợp tác xã Nông – Lâm – Ngư gắn với ngành nghề, làng nghề ở nông thôn trên địa bàn xã.

­ Phòng NN & PTNT huyện Tuy An có tư cách pháp nhân, chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện. Đồng thời, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở NN & PTNT tỉnh Phú Yên.

3) Nhiệm vụ và quyền hạn:

­ Tham mưu về quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình khuyến khích phát triển Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn để UBND huyện trình UBND tỉnh phê duyệt.

­ Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với UBND các xã, thị trấn về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn; về thực hiện các nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản, bảo vệ rừng, trồng rừng và khai thác lâm sản, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản; phát triển ngành nghề, làng nông thôn.

­ Chỉ đạo thực hiện công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các dự án phát triển Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản, thủy lợi và phát triển nông thôn trên địa bàn huyện.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 108 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)