Thực trạng phát triển ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An những

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 54 - 56)

L ỜI CÁM ƠN

5. Kết cấu báo cáo nghiên cứu:

2.1.3 Thực trạng phát triển ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An những

năm vừa qua:

Vài nét về ngành TS tỉnh Phú Yên trong những năm gần đây:

Sản xuất TS tỉnh Phú Yên tiếp tục được phát triển:

­ Năng lực khai thác được tăng cường: năm 2010, tổng số tàu thuyền trong tỉnh:

7,187 chiếc, với tổng công suất 204,663 CV (tăng 3,090 chiếc so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/năm, tổng công suất tăng thêm 72,083 CV); trong

đó tàu có công suất trên 90 CV: 612 chiếc (tăng 117 chiếc so với năm 2005).

­ Sản lượng TS năm 2010 đạt 45,000 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng là 9,000 tấn (chiếm 20% tổng sản lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân 23.20% giai đoạn

2006 - 2010). Đã có sự chuyển dịch trong các đối tượng nuôi và mở rộng một số đối tượng nuôi mới, hiệu quả như tôm thẻ chân trắng, tu hài, cá bớp, cá mú, rong sụn…

­ Hoàn thành và đưa vào sử dụng cảng cá Tiên Châu (An Ninh Tây), cảng cá phường 6 (Thành phố Tuy Hòa), cảng cá Dân Phước (Thị xã Sông Cầu), khu neo đậu tàu thuyền và tránh trú bão cho tàu thuyền vịnh Xuân Đài – đầm Cù Mông; hiện

(Trích Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Phú Yên khóa XIV trình đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XV – nhiệm kỳ 2010 – 2015).

Đạt được những thành tựu như vậy là do kết quả tổng hợp bởi nhiều nhân tố

khách quan và chủ quan đến sự phát triển ngành TS của tỉnh. Đồng thời, đây cũng

chính là kết quả của những đóng góp không nhỏ ngành TS các huyện địa phương,

trong đó có ngành TS huyện Tuy An.

2.1.3.1 Những thành tựu đạt được của ngành TS huyện Tuy An:

Sản xuất TS của huyện có những bước phát triển mới, cụ thể:

­ Tổng giá trị sản lượng TS năm 2010 (giá cố định 1994) là 163,520 triệu đồng; trong đó Khai thác thủy sản: 84,465 triệu đồng, NTTS: 79,055 triệu đồng. Tổng sản lượng TS đạt 11,305 tấn; trong đó, sản lượng khai thác là 10,100 tấn, sản lượng

NTTS là 1,205 tấn.

­ Về hoạt động NTTS:

Trong NTTS đã mở rộng các đối tượng nuôi, như: tôm thẻ chân trắng, cá

bớp, tôm hùm, cá mú, cá hồng… nên hiệu quả kinh tế được nâng lên đáng kể.

Sản lượng NTTS năm 2010 đạt 1,205 tấn. So với năm 2005 đã tăng 795 tấn, (tăng 93.90%).

­ Về hoạt động Khai thác TS:

Năng lực khai thác: Tổng số tàu thuyền đến nay có 1,843 chiếc, với tổng

công suất 48,364 CV (trong đó, thuyền có công suất trên 90 CV là 121 chiếc); việc đóng mới, cải hoán công suất tàu thuyền được quan tâm hơn so với năm 2005: tổng

số tàu thuyền tăng 705 chiếc, loại 90 CV trở lên tăng 30 chiếc; tổng công suất tăng

thêm 17,104 CV.

Sản lượng đánh bắt thủy sản đạt 10,100 tấn (năm 2010) tăng 2,115 tấn so với năm 2005, đạt 112.20% so với Nghị quyết Huyện Đảng Bộ (nhiệm kỳ 2005 –

2010); tăng bình quân hàng năm 4.80%/năm.

­ Về hoạt động CBTS:

Nghề chế biến hải sản phát triển. Đến nay có hàng trăm cơ sở CBTS làm ăn

­ Về dịch vụ nghề cá:

Một số cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá được đầu tư: có 06 cơ sở đóng sửa tàu thuyền, 03 khu vực tránh trú bão (cửa sông Bình Bá, cửa Lễ Thịnh, cửa Đầm Ô

Loan), cảng cá Tiên Châu (An Ninh Tây), tuyến đường cơ động ven biển… được đầu tư và đưa vào sử dụng.

­ Các mặt khác:

Hoạt động khoa học – công nghệ được quan tâm hơn. Đã triển khai ứng dụng

nhiều mô hình, chương trình, dự án phục vụ sản xuất ngư nghiệp, như: nuôi vẹm

xanh ở An Hải, nuôi cá măng luân canh trong ao tôm ở An Ninh Tây… Trong khai

thác, nhất là đối với các tàu có công suất lớn đã được trang bị đầy đủ, khép kín các

thiết bị điện hàng hải; Trong nuôi trồng, xuất hiện nhiều diện tích nuôi thâm canh được hỗ trợ nhiều thiết bị máy móc để khống chế, làm chủ môi trường ao nuôi.

Làng nghề truyền thống được khôi phục, phát triển: chế biến nước mắm (An Chấn, An Hòa), đan thúng chai (An Dân)… thu hút hàng ngàn lao động tham gia.

Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ ngư dân theo Quyết định 289/2008/QĐ – TTg ngày 18/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ, huyện đã giải ngân 39,166 tỷ đồng

cho 1,867 hồ sơ, góp phần khôi phục và phát triển nghề đánh bắt hải sản trên địa

bàn.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)