Đặc điểm cơ bản quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành TS Tuy An: 54 2.1.4.2 Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành Khai thác và Nuôi trồng TS huyện Tuy An

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 64 - 87)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH KHAI THÁC VÀ NTTS HUYỆN TUY AN

2.1 Thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An

2.1.4 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành TS huyện Tuy An

2.1.4.1 Đặc điểm cơ bản quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành TS Tuy An: 54 2.1.4.2 Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành Khai thác và Nuôi trồng TS huyện Tuy An

Là một bộ phận hợp thành trong tổng thể ngành TS tỉnh Phú Yên nói riêng, cả nước nói chung; chính vì thế, sự phát triển và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành TS Tuy An cũng chịu sự tác động bởi xu thế chung. Đồng thời, cũng có những đặc thù riêng của địa phương, như sau:

a/ Chuyển dịch cơ cấu ngành TS huyện Tuy An được tiến hành trong điều kiện xuất phát điểm ở trình độ thấp, truyền thống, mang tính tự phát trong thời gian khá dài.

Hậu quả do chiến tranh để lại trên mảnh đất Tuy An khá nặng nề; bên cạnh đó, cơ chế quản lý quan liêu bao cấp trong một thời gian dài đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế địa phương nói chung, ngành TS nói riêng. Sau những năm thực hiện đổi mới (từ năm 1986), nền kinh tế địa phương mới thực sự có bước khởi sắc. Cùng với sức lao động cần cù của những con người nơi đây, nền kinh tế đã có những bước đổi thay đáng kể, mang lại diện mạo mới cho huyện nhà. Mặc dù vậy, trình độ phát triển vẫn còn thấp so với khu vực; sản xuất vẫn trong tình trạng lạc

hậu, cơ sở vật chất yếu kém. Xuất phát điểm thấp đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của hoạt động TS huyện Tuy An.

Quá trình hình thành cơ cấu ngành TS ban đầu của huyện chủ yếu từ các hoạt động sinh kế của các hộ gia đình, gắn với khu vực có điều kiện thuận lợi, nguồn lợi dồi dào (Đầm Ô Loan, vùng ven biển…). Những năm đầu, nghề khai thác và chế biến truyền thống kết hợp buôn bán, trao đổi là chính. Khai thác được tiến hành với phương tiện rất thủ cụng, thụ sơ (thuyền, sừng, ghe chốo, thỳng chai), ghe mỏy xuất hiện với số lượng ít, công suất nhỏ; ngư lưới cụ dạng mành, vó (rớ), chà rạo, lưới cước, câu sỏi, đáy, đăng, chài lưới…, chủ yếu khai thác vùng đầm, ven bờ. Hoạt động nuôi trồng cũng mang tính tự nhiên, ban đầu là thả nuôi dự trữ để tiêu thụ.

Công nghệ chế biến đơn giản, chủ yếu với các hình thức: ướp muối, làm mắm, phơi khô…

Sau ngày giải phóng, ngành TS Tuy An cũng trải qua những bước thăng trầm cùng với lịch sử, nhất là cuối những năm 1970, khi cả miền Nam tiến hành cải tạo công thương nghiệp, nông nghiệp. Ngành TS, nhất là trong khai thác, đã đồng loạt hình thành nên các hợp tác xã, tổ hợp tác TS nghề cá. Tàu thuyền được định giá thành cổ phần góp vốn xây dựng hợp tác. Riêng Tuy An có 5 hợp tác xã nghề cá (khai thác biển) và 5 tổ hợp tác TS khai thác trong đầm. Nhưng với đặc thù của ngành TS và tuân theo quy luật chung của cơ chế thị trường. Đến năm 1986, các hợp tác xã, tổ hợp tác này tan rã. Đến nay, chỉ còn lại duy nhất 1 tổ hợp tác TS (Phú Hiệp – An Hiệp) làm nghề khai thác trong đầm nhưng hiện tại cũng trong tình trạng yếu kém, hoạt động cầm chừng.

Tiếp đến năm 1997, nhờ nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ và chương trình khai thác biển Đông hải đảo có 7 hợp tác xã nghề cá được thành lập để hưởng ưu đãi nguồn vốn này. Mỗi hợp tác xã có từ 10 đến 15 lao động, sắm một phương tiện, với công suất lớn trên 90 CV trang bị khá hiện đại, đồng bộ để làm nghề khai thác xa bờ. Do quá trình hình thành nóng vội, chưa đủ chín muồi về năng lực quản lý và tay nghề, các hợp tác xã này làm ăn thua lỗ, tài sản Nhà nước bị thất thoát. Đến nay, ngành Ngân hàng đã phải phát mãi bán đấu giá 5/7 tàu; 2 tàu còn lại hoạt động cầm

chừng. Từ thực tế trên cho thấy việc chuyển dịch, quản lý theo hướng tập thể hóa phải rất thận trọng.

Tuy nhiên về cơ bản, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành TS Tuy An đã có bước đi đúng hướng. Quá trình chuyển dịch thực sự bắt đầu và diễn ra mạnh mẽ kể từ sau khi thực hiện đổi mới cơ chế quản lý từ tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN. Cơ cấu kinh tế ngành đã chuyển dịch dần theo hướng Thương mại và CNH – HĐH trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, tính tự phát trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở địa phương vẫn còn phổ biến; sự điều hành quản lý của Nhà nước còn những mặt hạn chế, bất cập.

b/ Từ một bộ phận nhỏ trong hệ thống sản xuất Nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế TS đã góp phần đưa ngành TS Tuy An trở thành một lĩnh vực sản xuất vật chất độc lập, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế.

Như các địa phương khác, trước đây, ngành TS Tuy An chỉ là một bộ phận nhỏ trong khối ngành Nông nghiệp với các hình thức tổ chức sản xuất nhỏ, ngành nghề thủ công, lạc hậu, mang nặng tính truyền thống, gia đình.

Với cơ chế mở và điều kiện thuận lợi kết hợp với nguồn tài nguyên phong phú, những hộ dân vùng biển, kể cả những hộ làm nghề nông nghiệp khi có vốn đã đầu tư vào nghề biển, bằng các hình thức: hùn hạp đóng mới ghe nghề, mở cơ sở chế biến… thể hiện rừ ở những năm sau khi cú Nghị định 64 của Thủ tướng Chớnh phủ về việc giao đất lâu dài, ổn định cho nông dân. Đối với ngành NTTS chỉ thực sự khởi sắc khi nghề nuôi tôm được hình thành, những người dân làm nghề nông nghiệp, nghề khai thác ven đầm đã huy động vốn và nhân lực, đầu tư mạnh mẽ sang nghề này.

Từng bước khai thác tiềm năng phát triển, ngành TS của huyện nhà đã có sự chuyển dịch và được định hỡnh rừ nột, toàn diện hơn cả về cỏc hoạt động khai thỏc, NTTS, Chế biến TS và dịch vụ nghề cá. Đồng thời, dần chứng tỏ là một ngành sản xuất vật chất độc lập, có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế huyện nhà.

c/ Chuyển dịch cơ cấu ngành TS đang từng bước đưa ngành TS huyện

Xuất phát từ những yếu kém, hạn chế của ngành TS những năm vừa qua, nổi bật lên các vấn đề tồn tại như: sự suy thoái môi trường sinh thái; sự cạn kiệt nguồn lợi, nhiều loài TS giá trị có nguy cơ tuyệt chủng; các sản phẩm trong quá trình khai thác, NTTS, chế biến không đảm bảo VSATTP, giá trị mang lại thấp… Đòi hỏi tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng phát triển nhanh nhưng bền vững, đồng thời, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị để đáp ứng đòi hỏi yêu cầu của thị trường trong quá trình cạnh tranh lâu dài, bạn hàng truyền thống trong quá trình hội nhập, hợp tác quốc tế trong khu vực và trên thế giới.

2.1.4.2 Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành Khai thác và Nuôi trồng TS huyện Tuy An:

Những năm vừa qua, mặc dù với xuất phát điểm thấp, song ngành TS huyện Tuy An đã nhanh chóng có những bước chuyển dịch kịp thời và phù hợp với xu thế chung của tỉnh, của cả nước và khu vực. Thể hiện bởi:

Mối tương quan giữa cơ cấu sản lượng từ hoạt động khai thác và NTTS:

­ Trong cơ cấu tổng sản lượng TS, sản lượng từ hoạt động khai thác TS hiện nay vẫn chiếm ưu thế hơn so với NTTS, chiếm khoảng 90% tổng sản lượng TS.

­ Những năm gần đây, do sự suy giảm dần về nguồn lợi (nhất là vùng ven bờ) nên hoạt động khai thác có dấu hiệu chững lại với mức tăng trưởng hàng năm thấp.

Trong khi đó, hoạt động NTTS lại nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư, thêm vào đó là việc ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong quy trình sản xuất nên đã nâng dần tỷ trọng về sản lượng trong cơ cấu tổng sản lượng.

­ Thực tế cho thấy hoạt động NTTS đang có chiều hướng cân bằng và còn nhiều lợi thế để vượt ngành Khai thác TS. Sự chuyển dịch này thể hiện sự đúng đắn trong chỉ đạo, đầu tư và phù hợp với quy luật phát triển chung.

Biểu đồ 3: Chuyển dịch cơ cấu về sản lượng giữa khai thác và NTTS

Mối tương quan giữa cơ cấu lao động tham gia vào hoạt động khai thác và NTTS Nhận xét mối tương quan giữa cơ cấu lao động, nhận thấy số lượng lao động tham gia vào hoạt động khai thác và NTTS cũng có những nét tương đồng như khi xét mối tương quan về cơ cấu sản lượng .

­ Lao động tham gia vào hoạt động khai thác chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số lao động ngành (71% lao động toàn ngành). Về phía hoạt động NTTS, số lượng lao động có dấu hiệu tăng trong những năm gần đây nhưng còn khá chậm. Về nguyên nhân có thể hiểu vì bảo vệ môi trường và quỹ đất, mặt nước có hạn nên chính quyền không cho phát triển thêm về diện tích và số lồng nuôi; mặt khác, khoa học công nghệ mới trong NTTS được áp dụng nên không cần tăng về số lao động trên một diện tích canh tác.

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000 14,000

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

lao dong Lao động

Lđ KTTS Lđ NTTS 0

2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

năm

tấn KTTS

NTTS

Tổng sản lượng TS

Biểu đồ 4: Chuyển dịch cơ cấu về số lao động tham gia khai thác và NTTS

 Trên đây là những nhận định sơ lược về sự chuyển dịch cơ cấu ngành TS Tuy An, tập trung ở hai hoạt động chính là khai thác và NTTS.

 Để hiểu được những nguyên nhân sâu xa cũng như những hạn chế còn tồn tại trong vấn đề chuyển dịch cơ cấu ngành TS Tuy An, cần đi phân tích sâu vào quá trình chuyển dịch của nội bộ từng ngành trong cơ cấu chung của hệ thống sản xuất kinh doanh TS, bao gồm cả hoạt động khai thác và NTTS.

a/ Chuyển dịch cơ cấu ngành Khai thác TS:

Về năng lực khai thác TS:

Bảng 6: Tổng hợp số liệu về số tàu thuyền và lao động tham gia khai thác TS Chỉ tiêu Đvt 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số tàu thuyền Tàu 3,394 3,433 3,601 4,230 4,248 4,250 - Tàu thủ công Tàu 2,256 2,261 2,355 2,376 2,415 2,407 - Tàu cơ giới Tàu 1,138 1,172 1,246 1,854 1,833 1,843

Tàu từ 45CV trở lên Tàu 245 295 301 369 343 326

Tổng công suất CV 31,260 33,582 33,876 47,802 48,014 48,364 Lao động khai thác Người 8,111 8,302 9,390 9,494 9,570 9,674 - Lao động khai thác biển Người 4,688 4,740 5,669 5,710 5,746 5,763 - Lao động khai thác đầm Người 3,423 3,563 3,721 3,784 4,824 4,911

­ Tàu thuyền:

Số lượng tàu thuyền tham gia hoạt động khai thác TS tăng dần qua các năm.

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 nam

tau tàu thuyền thủ công

tau cơ giới

Biểu đồ 5: Cơ cấu tàu thuyền khai thác TS qua các năm

Ghi chỳ:tàu thủ cụng gồm: xuồng chốo, sừng… cỏc phương tiện này chủ yếu khai thỏc trong đầm.

Dựa vào biểu đồ trên, nhận thấy số tàu thuyền cơ giới của Tuy An có sự tăng

đột biến trong năm 2008, từ 1,246 tàu năm 2007 lên 1,854 tàu (tăng 608 tàu). Giải thích cho biến động này, nguyên nhân là do trong năm 2008, huyện thực hiện Quyết định 289/QĐ-CP ngày 18/03/2008 của Thủ tướng Chính Phủ về hỗ trợ ngư dân; nên tất cả các chủ phương tiện đã tiến hành kê khai đăng ký phương tiện. Điều này đồng nghĩa với việc kiểm soát, quản lý đăng kiểm tàu cá của ngành chức năng và địa phương chưa được chặt chẽ, còn buông lỏng.

Qua những năm gần đây, tỷ trọng tàu cơ giới đã tăng tương đối: từ 34% tổng

số tàu thuyền năm 2005, đến năm 2008, tỷ trọng tàu cơ giới đã tăng lên 43.80%.

Số lượng tàu thủ công trên thực tế vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm và có xu

hướng chững lại, do quy định hạn chế việc tăng phương tiện và nghề khai thác trong khu vực đầm.

Cơ cấu tàu thuyền theo dải công suất cũng có sự chuyển dịch: tàu thuyền có

công suất trên 45 CV tăng dần, tuy nhiên tỷ trọng vẫn còn khá thấp (chỉ khoảng 17.70% tổng số tàu cơ giới). Tàu thuyền có công suất nhỏ dưới 40 CV là chủ yếu, trong đó, tàu có công suất dưới 20 CV là 1,241 chiếc, chiếm 67.30% (năm 2010).

Trên tàu đã có sự đầu tư trang thiết bị phục vụ tốt hơn cho công tác khai thác,

bám biển dài ngày và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Một số tàu công suất lớn đã được trang bị đầy đủ, khép kín các thiết bị điện hàng hải, máy định vị….

­ Lao động:

0 2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000

2005 2006 2007 2008 2009 2010

năm

ngưi Lđ KTTS

lđ khai thác biển lđ khai thác đầm

Biểu đồ 6: Chuyển dịch cơ cấu lao động trong Khai thác TS Tuy An

Số lao động tham gia vào hoạt động khai thác TS tăng dần qua các năm, chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng số lao động tham gia vào ngành TS Tuy An. Trong đó, lao động tham gia khai thác biển chiếm ưu thế hơn (50.40%) so lao động khai thác đầm.

Năm 2007, lao động tham gia khai thác biển có sự tăng đột biến (tăng 929

người so năm 2006); nguyên nhân là do lợi nhuận mang lại của nghề khai thác tôm hùm giống cao nên ngư dân đã đầu tư đóng mới nhiều ghe thuyền nhỏ để hoạt động khai thác đối tượng này. Đặc điểm của nghề này chỉ cần ghe nghề công suất nhỏ khai thác ven bờ nên dễ đầu tư, dẫn tới thu hút lượng lao động tăng theo.

Phần đông lao động tham gia vào khai thác TS là lao động thủ công, nông

nghiệp có trình độ thấp, chủ yếu dựa theo kinh nghiệm. Số ít được đào tạo để đáp ứng với hoạt động khai thác trên biển theo quy định của Pháp luật, như: tàu cá hạng 5 (tàu trên 40 CV) trở lên phải có bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng mới được cấp giấy phép khai thác hải sản.

­ Cơ cấu nghề:

Bảng 7: Cơ cấu nghề khai thác TS Tuy An (năm 2009) Loại nghề A.Ninh

Tây

A.Ninh Đông

A.Hải A.Hòa A.Mỹ A.Chấn Cộng

Câu 52 107 10 5 1 15 190

Hậu cần dịch vụ 0 1 0 7 1 15 24

Lặn 0 2 0 0 0 0 2

Lưới kéo 75 21 1 0 0 5 102

Lưới rê 23 424 183 164 83 365 1,242

Lưới vây 0 27 5 37 9 18 96

Mành 0 44 32 65 8 41 190

Pha xúc 0 1 0 7 9 3 20

Cộng 150 627 231 285 111 462 1,866

Số liệu về cơ cấu nghề khai thác TS Tuy An cũng mang tính tương đối vì

trong cùng một ghe có thể được kiêm nhiều nghề. Trong một nghề cũng có sự khác nhau, tùy thuộc vào thiết kế, kích thước lưới, đối tượng khai thác và công suất máy…

Cơ cấu nghề khai thác TS ở huyện hiện nay, nghề lưới rê có tỷ trọng lớn với

1,242/1,866 chiếc, chiếm 66.50%. Một số nghề khác như lặn, pha xúc…chiếm tỷ lệ không đáng kể. Nghề lưới rê trên địa bàn là nghề dùng ghe có công suất nhỏ, chủ yếu khai thác ven bờ. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chất bền vững của nguồn lợi TS trước mắt cũng như lâu dài.

­ Năng lực khai thác TS tại khu vực Đầm Ô Loan:

Bảng 8: Số hộ và nghề khai thác trong Đầm Ô Loan (năm 2010) Nghề chính

Tên xã Số hộ

khai thác Chấn Đáy Chài Lưới

An Cư 270 1,620 - 117 790

An Hải 150 502 30 – 79 - 50

An Hòa 225 1,602 - - 150

An Hiệp 88 567 - - 35

An Ninh Đông 204 1,224 - - 120

Nghề chấn: là nghề có số lượng lớn và là nghề chủ lực để khai thác tôm trong đầm.

Hình thức khai thác mang tính thụ động, lợi dụng tính hướng quang của các loài giáp xác bằng cách dùng ánh sáng dẫn dụ tôm, cua, cá đi vào phần đụt lưới để thu hoạch. Từng miệng chấn được đóng cố định một chỗ và sắp xếp có tổ chức theo hàng, theo địa giới hành chính từng địa phương. Nghề này khai thác quanh năm, song hiệu quả nhất từ tháng 3 đến tháng 5, khi trữ lượng hải sản trong đầm đạt ngưỡng cao trong năm và thời điểm đầu mùa mưa khi nguồn lợi TS bị ảnh hưởng bởi nguồn nước ngọt, phải di cư xa bờ.

Theo Phòng NN & PTNT huyện Tuy An, nếu lấy số miệng chấn chia cho diện tích mặt đầm thì số lượng nghề trên một đơn vị diện tích (khoảng 3.50 miệng/ha) là quá lớn. Do vậy, nghề này cần phải được khống chế không cho phát triển thêm.

Nghề đáy: hoạt động chủ yếu vùng cửa đầm thuộc khu vực xã An Hải. Cấu tạo lưới đáy là dạng hình phễu. Hình thức khai thác là hướng miệng phễu ngược với dòng nước chảy từ đầm ra biển để hứng lấy tôm cá. Do vậy chỉ khai thác được khi nước thủy triều rút (khoảng 3 – 5 giờ trong một con nước thủy triều), sản lượng cho cao nhất là vào đầu mùa mưa, khi có tác động bởi nguồn nước ngọt nên tôm, cá có hướng di cư đi ra vùng cửa nơi có độ mặn cao hơn.

Nghề chài: hoạt động chủ yếu ở khu vực xã An Cư. Ngư dân khai thác đi theo nhúm từ 3 đến 5 sừng, dàn hàng ngang để đi tới. Đối tượng khai thỏc chớnh là cỏ Mai, cá Móm, cá Đối…

Nghề lưới: chủ yếu là lưới cước, với các loại lưới cá, lưới ghẹ, lưới 3 màng… hoạt động quanh năm, nhưng chủ yếu khai thác về đêm.

Ngoài ra, còn có các nghề khai thác thủ công khác như: lượm rong câu chỉ vàng, mò sò, điệp, đục đẽo hầu…

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 64 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)