Đánh giá hiệu quả của hoạt động Khai thác và NTTS huyện:

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 89)

L ỜI CÁM ƠN

2.2.1Đánh giá hiệu quả của hoạt động Khai thác và NTTS huyện:

5. Kết cấu báo cáo nghiên cứu:

2.2.1Đánh giá hiệu quả của hoạt động Khai thác và NTTS huyện:

2.2.1.1 Mức độ khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, nguồn lực:

­ Tỷ lệ sản lượng khai thác so với sản lượng tiềm năng:

Theo điều tra, trữ lượng nguồn lợi TS của vùng biển huyện Tuy An là 10,400 tấn; trong đó, sản lượng cho phép khai thác hàng năm là 7,900 tấn.

Sản lượng từ hoạt động khai thác của địa phương từ năm 2005 (7,985 tấn) đã bắt đầu vượt quá mức sản lượng cho phép khai thác hàng năm. Những năm tiếp

theo, sản lượng luôn có xu hướng tăng đều. Đến nay, năm 2010, sản lượng khai thác đạt 10,100 tấn (bằng 127.80% so với sản lượng cho phép khai thác hàng năm).

Thực tế, 1/3 sản lượng từ hoạt động khai thác TS là được đánh bắt tại các ngư trường bạn và ngư trường trọng điểm, nên sản lượng thực khai thác tại vùng biển địa phương vẫn nằm trong khoảng trữ lượng cho phép.

 Tuy nhiên, điêu này cũng cảnh báo rằng hoạt động khai thác TS đang và sẽ gây

ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính chất bền vững của nguồn lợi TS trước

mắt cũng như lâu dài, đặc biệt là nguồn lợi vùng ven bờ.

­ Năng suất đánh bắt theo nghề:

Năng lực khai thác được tăng cường. Tổng số tàu thuyền tham gia vào hoạt động khai thác TS tính đến năm 2010 là 4,250 chiếc, có tổng công suất 48,364 CV;

trong đó, số tàu cơ giới là 1,843 chiếc (43.34% tổng số tàu thuyền) với tàu trên 45 CV là 326 chiếc.

Bảng 14: Thống kê năng suất đánh bắt theo nghề

Loại nghề Toàn huyện (chiếc) Số tháng hoạt động trong năm (tháng) Số ngày hoạt động trong tháng (ngày) Số ngày/chuyến biển Sản lượng bình quân / chuyến (tấn) Sản lượng bình quân/ năm (tấn) Câu 190 6 25 25 1.000 6.000 Lặn 2 6 20 1 0.020 2.400 Kéo 102 12 20 10 1.500 3.600 Rê 1,242 7 15 1 0.015 1.575 Vây 96 10 20 1 0.250 50.000 Mành 190 9 20 1 0.100 18.000 Pha xúc 20 6 15 1 0.300 27.000 Cộng 1,866

Dựa vào bảng trên, nhận thấy, năng suất đánh bắt bình quân trên một chuyến

biển là thấp, nguyên nhân chủ yếu là do năng lực khai thác của các tàu kém, chưa được đầu tư tương xứng. Mặt khác, sản lượng khai thác chủ yếu từ vùng ven biển

mà tình trạng nguồn lợi ở vùng này đang trong tình trạng suy giảm nghiêm trọng

nên ảnh hưởng đến năng suất đánh bắt.

Số ngày bám biển bình quân cho một chuyến biển của mỗi tàu là thấp. Điều

này cho thấy rõ thêm năng lực khai thác của các tàu thuyền trên địa bàn huyện

không cao, khả năng bám biển dài ngày bị hạn chế. Mặt khác, hoạt động khai thác

chủ yếu diễn ra ở vùng ven bờ với các hình thức rê, mành… đã và đang gây nên áp

lực đối với nguồn lợi ở khu vực này.

­ Hoạt động sử dụng đất đai, diện tích mặt nước:

Đất đai, diện tích mặt nước được sử dụng vào hoạt động NTTS đa phần đều đạt hiệu suất sử dụng tương đối tốt.

nuôi. Do đó, để hạn chế tình trạng này, cơ quan chức năng đã tiến hành quy hoạch

và khuyến cáo ở một số khu vực nuôi cần giảm số vụ nuôi trong năm từ 2 xuống

còn 1 vụ.

2.2.1.2 Mức độ khai thác, sử dụng các nguồn lao động:

­ Số lượng lao động trong từng ngành và toàn ngành:

Lao động tham gia vào ngành chiếm tỷ lệ khá cao, nhất là số lao động tham (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gia vào hoạt động khai thác TS và NTTS.

Năm 2010, số lao động tham gia khai thác TS là 9.674 người; người lao động

tham gia hoạt động NTTS là2.297 (chiếm 17%) .

­ Năng suất lao động:

Phần đông lao động tham gia vào ngành TS là lao động thủ công, lao động từ

khu vực nông nghiệp có trình độ thấp, chủ yếu dựa theo kinh nghiệm. Chỉ có một

số ít được đào tạo để đáp ứng các quy định hoạt động khai thác trên biển.

Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, lao động tham gia vào ngành TS đã biết

áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào trong quá trình sản xuất của mình, nhất là hoạt động NTTS, khai thác TS…, đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao.

2.2.1.3 Đánh giá tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới công nghệ:

­ Ngày nay, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã có những tác động, ảnh hưởng

lớn đến lĩnh vực TS. Ngư dân thường xuyên cập nhật, áp dụng và đổi mới công

nghệ nhằm thu lại hiệu quả cao hơn. Trong khai thác: tàu thuyền của ngư dân có thể đi xa hơn, bám biển dài ngày hơn, chủ động tìm kiếm đàn cá, biết bảo quản và nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm. Trong NTTS: người nuôi đã đưa được một số đối tượng nuôi mới vào sản xuất, chủ động kiểm soát, khống chế môi trường nuôi phù hợp, khai thác tốt hơn quỹ đất, diện tích mặt nước, thu nhập mang lại cao và hiệu

quả hơn trên một đơn vị diện tích được đầu tư.

­ Tuy nhiên, các tiến bộ khoa học công nghệ mới chỉ được đầu tư áp dụng ở một

tiến hành các hoạt động Khai thác và NTTS dựa theo kinh nghiệm, sử dụng các phương tiện công cụ lao động truyền thống.

2.2.1.4 Đánh giá phát triển và sử dụng hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ của ngành TS: ngành TS:

­ Đã có sự đầu tư và đưa vào sử dụng một số cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá, dịch

vụ nghề nuôi trồng… phần nào đáp ứng được nhu cầu của ngành TS địa phương.

Tính đến nay, trên địa bàn huyện đã có 3 khu vực tránh trú bão: cửa Bình Bá, cửa Lễ Thịnh và cửa đầm Ô Loan; xây dựng và đưa vào sử dụng cảng cá Tiên Châu (An Ninh Tây) cùng với nhiều bến cá ở các làng cá.

Cơ khí sửa chữa tàu thuyền, ngư lưới cụ được mở rộng hơn với 06 cơ sở, tập

trung ở các xã An Ninh Tây (01 cơ sở), An Ninh Đông (3 cơ sở), An Hải (01 cơ

sở)…

Sản xuất đá cây: có 40 cơ sở và 01 Doanh nghiệp, với khả năng đáp ứng nhu

cầu khoảng 73.000 tấn/năm.

Sản xuất thúng chai có 34 hộ (Mỹ Long – An Dân), cung cấp cho ngư dân địa phương và bán buôn vào các tỉnh Khánh Hòa, Bình Thuận, Ninh Thuận….

Có 09 Đại lý buôn bán thuốc thú y, thức ăn thủy sản; có 05 cơ sở tư nhân thu

mua TS. Ngoài ra, còn có nhiều cơ sở hàn tiện, buôn bán ngư lưới cụ phục vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng cho ngư dân.

­ Tuy nhiên, cơ sở dịch vụ hạ tầng nghề cá vẫn chưa đồng bộ, nhiều công trình có biểu hiện không tốt trong quá trình sử dụng, do chưa đảm bảo đúng thiết kế….

2.2.2 Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

­ Thu nhập bình quân của lao động và dân cư nghề cá, nhìn chung được cải thiện,

nâng cao rõ rệt, mức sống và nhu cầu hưởng thụ từng bước được đáp ứng.

thác, NTTS ngày một đông hơn, góp phần làm giảm áp lực về vấn đề giải quyết

việc làm cho xã hội.

­ Bộ mặt nông thôn vùng biển có nhiều bước phát triển, khang trang, sạch đẹp hơn, nhiều nhà kiên cố được mọc lên với những tiện nghi đầy đủ. Cơ sở hạ tầng

phục vụ đi lại, học hành, chữa bệnh, vệ sinh môi trường ngày càng được cải thiện. Nét đẹp truyền thống văn hóa, các lễ hội được khôi phục, gìn giữ, như: cúng lăng,

hò bá trạo, đua thuyền….

Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận dân cư còn trong tình trạng nghèo, mức sống

thấp, đa số không có tư liệu, phương tiện sản xuất (ghe thuyền, ao, đìa), phải đi làm

thuê, do đó mức sống không ổn định.

2.2.3 Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường:

­ Về hoạt động NTTS:

Do người dân địa phương tiến hành nuôi tự phát, mở rộng diện tích nuôi

không theo quy hoạch, dẫn đến một số bất hợp lý về cơ cấu vùng nuôi, đã và đang

gây ra các sự cố môi trường, phá vỡ cảnh quan khu vực.

Phần lớn hệ thống ao nuôi trên địa bàn chưa có hệ thống xử lý nước xả thải

phù hợp… do đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường vùng nuôi, đến sự sinh trưởng và phát triển của các đối tượng nuôi.

­ Về hoạt động khai thác TS:

Do các hoạt động khai thác TS huyện được tiến hành ở vùng gần bờ (nhất là nghề giã cào…) là chủ yếu; thêm vào đó vẫn còn tình trạng một số nghề cấm (nghề

dùng chất nổ, dùng xung điện, bóng Thái Lan, lưới 3 màng…) vẫn lén lút hoạt động

, các nghề này với đặc thù khai thác không có tính chọn lọc, mang tính tận diệt, hủy

hoại môi trường nên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi TS ven bờ cũng như trong Đầm. Đồng thời, có tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái vùng ven biển, vùng rạn san hô, nơi sinh trưởng, phát triển của các loài cá thể nhỏ.

Một số nghề mang tính đặc thù riêng có trong khu vực đầm Ô Loan (nghề

chấn, lưới trũ, xiếc, hoặc mới phát sinh như bóng Thái Lan…) trong Thông tư

nhưng vẫn lén lút hoạt động. Các nghề này làm xáo trộn nghiêm trọng đến nền đáy,

nhất là khu vực ven bờ làm cho các ấu trùng và cá thể nhỏ không có chỗ bám và phát triển thành cá thể trưởng thành (ấu trùng các loài giáp xác: tôm, cua, ghẹ; các

loài nhuyễn thể: hầu, điệp, sò; rau câu chỉ vàng). Các đối tượng TS khi đã vào lưới đều được ngư dân thu hoạch không có sự lựa chọn và không tuân thủ theo quy định

Pháp luật, do vậy đã ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi TS trong đầm, nhất là những cá

thể chưa trưởng thành.

Nghề đăng, chấn do đóng cố định, lại sắp theo hàng, theo lớp chắn ngang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dòng chảy làm cản trở dòng chảy, nhất là về mùa mưa lụt, đã làm tích tụ nhanh phù sa, mùn bã hữu cơ, rác thải.

Số lượng nghề phát triển quá nhiều, một mặt khai thác quá mức nguồn lợi

TS; mặt khác đã ảnh hưởng tác động trực tiếp đến môi trường, như: để lại cây cọc

mục, dầu đèn, lưới rách và các vật dụng sinh hoạt trong thời gian hành nghề phần

lớn vứt bỏ lại Đầm…

Ý nghĩa công tác đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An:

­ Xác định mức độ ảnh hưởng, tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành Thủy sản nói chung, ngành Khai thác và NTTS nói riêng đến việc thực hiện các

mục tiêu kinh tế - xã hội của ngành và nền kinh tế huyện trong từng thời kỳ.

­ Xác định các vấn đề nảy sinh do quá trình chuyển dịch cơ cấu không hợp lý gây

ra, từ đó có các giải pháp định hướng, thúc đẩy cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tích cực và đóng góp hiệu quả hơn cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội.

CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

3.1 Kết luận chung về thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành Khai thác, NTTS Tuy An: Khai thác, NTTS Tuy An:

Việc triển khai và thực hiện đề tài nghiên cứu “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An giai đoạn 2011 – 2020” có ý nghĩa khá

quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn.

Trong quá trình thực hiện, đề tài đã hệ thống hóa lại một số cơ sở lý luận về cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành TS nói chung, ngành Khai thác và NTTS nói riêng; các chỉ tiêu và phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của

chuyển dịch cơ cấu ngành TS. Bên cạnh đó, thông qua bức tranh toàn cảnh về thực

trạng và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành TS, cũng như hoạt động Khai

thác và NTTS huyện Tuy An những năm vừa qua, chúng ta nhận thấy được các đặc trưng của xu hướng chuyển dịch, cũng như các mặt còn hạn chế, tồn tại của vấn đề.

­ Trong cơ cấu sản lượng ngành TS Tuy An, ngành khai thác đang chiếm ưu thế hơn so với ngành NTTS. Tuy nhiên, với xu hướng chuyển dịch hiện nay, ngành

NTTS đang có nhiều lợi thế để vượt lên trên, nâng dần tỷ trọng về sản lượng trong cơ cấu tổng sản lượng; hoạt động khai thác lại có dấu hiệu chững lại với mức tăng trưởng hàng năm thấp.

­ Sự chuyển dịch cơ cấu ngành Khai thác địa phương huyện theo hướng cơ giới

hóa lĩnh vực khai thác biển, năng lực tàu thuyền được quan tâm đầu tư về khả năng đánh bắt, hạn chế lượng tàu thuyền thủ công và công suất nhỏ. Tàu kiêm được nhiều

nghề để hoạt động quanh năm. Ngư trường chuyển dịch ra xa bờ, đến những ngư trường trọng điểm. Đối tượng khai thác chuyển dịch theo hướng tăng dần các đối tượng có giá trị, hiệu quả cao.

tượng nuôi mới có giá trị kinh tế; hoạt động nuôi lồng được phổ biến và nhân rộng. Đất đai, diện tích mặt nước sử dụng cho hoạt động NTTS có xu hướng giảm dần và

đi vào ổn định. Hình thức nuôi chuyển từ phương thức nuôi quảng canh, quảng canh

cải tiến sang chú trọng phương thức nuôi thâm canh, bán thâm canh và nuôi cao triều; các hình thức nuôi sinh thái, nuôi luân canh, xen canh, nuôi đa dạng sinh

học… được nhân rộng với mục đích bảo vệ môi trường nuôi hiệu quả hơn. Lao động trong ngành NTTS từng bước tiếp cận các tiến bộ khao học – công nghệ và

ứng dụng vào cơ sở nuôi của mình để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

­ Bên cạnh những mặt đạt được, sự chuyển dịch của ngành khai thác và NTTS huyện vẫn còn tồn tại những vấn đề như:

Sự chuyển dịch cơ cấu ngành tuy từng bước đã hợp lý, cân đối giữa các

ngành bộ phận, song vẫn còn chậm, chưa bền vững và còn phân tán ở một số nơi.

Công tác quản lý và bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức, nhất là lĩnh

vực NTTS. Sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, chưa có giải pháp hữu

hiệu đầu tư xây dựng công trình phục vụ sản xuất mang tính đột phá. Mức sống của cư dân ven biển còn thấp, sinh kế chưa được bảo đảm.

Ở lĩnh vực khai thác TS, tàu có công suất nhỏ chiếm đa số, hoạt động đánh

bắt ngư trường ven bờ là chủ yếu. Nguồn lợi TS ven bờ và từ vùng nước nội địa

ngày một suy giảm; năng suất và hiệu quả khai thác được từ các đội tàu chưa cao.

Trong quản lý khai thác, một số nghề cấm vẫn lén lút hoạt động, khai thác không có

tính chọn lọc, mang tính tận diệt, hủy hoại môi trường.

Ở lĩnh vực NTTS: tồn tại lớn nhất hiện nay của địa phương là việc phát triển

nuôi trồng quá mức, thiếu quy hoạch hợp lý gây nên các sự cố về môi trường và phá vỡ cảnh quan khu vực. Nước thải từ các khu nuôi tôm đổ thẳng ra đầm không qua

xử lý đã gây ô nhiễm cho chính vùng nuôi; dịch bệnh vẫn còn diễn ra và lây lan trên diện rộng, khó kiểm soát. Hoạt động nuôi cá nước lợ có giá trị kinh tế cao nhưng chưa nhân rộng ra được do con giống còn phụ thuộc vào tự nhiên, sản phẩm làm ra khó tiêu thụ.

Thông qua việc phân tích thực trạng và quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An, đã tiến hành đánh giá được hiệu quả của quá

trình chuyển dịch dựa vào hệ thống các chỉ tiêu, quan điểm và phương pháp đánh

giá hiệu quả kinh tế – xã hội. Từ đó, đề xuất được các giải pháp phù hợp nhằm giải

quyết các vấn đề còn tồn tại trong quá trình, khắc phục những hạn chế, phát huy

những thành tựu đã đạt đuợc, góp phần định hướng cho quá trình chuyển dịch cơ

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 89)