Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường:

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 93 - 95)

L ỜI CÁM ƠN

2.2.3Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường:

5. Kết cấu báo cáo nghiên cứu:

2.2.3Đánh giá hiệu quả về mặt môi trường:

­ Về hoạt động NTTS:

Do người dân địa phương tiến hành nuôi tự phát, mở rộng diện tích nuôi

không theo quy hoạch, dẫn đến một số bất hợp lý về cơ cấu vùng nuôi, đã và đang

gây ra các sự cố môi trường, phá vỡ cảnh quan khu vực.

Phần lớn hệ thống ao nuôi trên địa bàn chưa có hệ thống xử lý nước xả thải

phù hợp… do đó đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường vùng nuôi, đến sự sinh trưởng và phát triển của các đối tượng nuôi.

­ Về hoạt động khai thác TS:

Do các hoạt động khai thác TS huyện được tiến hành ở vùng gần bờ (nhất là nghề giã cào…) là chủ yếu; thêm vào đó vẫn còn tình trạng một số nghề cấm (nghề

dùng chất nổ, dùng xung điện, bóng Thái Lan, lưới 3 màng…) vẫn lén lút hoạt động

, các nghề này với đặc thù khai thác không có tính chọn lọc, mang tính tận diệt, hủy

hoại môi trường nên đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi TS ven bờ cũng như trong Đầm. Đồng thời, có tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái vùng ven biển, vùng rạn san hô, nơi sinh trưởng, phát triển của các loài cá thể nhỏ.

Một số nghề mang tính đặc thù riêng có trong khu vực đầm Ô Loan (nghề

chấn, lưới trũ, xiếc, hoặc mới phát sinh như bóng Thái Lan…) trong Thông tư

nhưng vẫn lén lút hoạt động. Các nghề này làm xáo trộn nghiêm trọng đến nền đáy,

nhất là khu vực ven bờ làm cho các ấu trùng và cá thể nhỏ không có chỗ bám và phát triển thành cá thể trưởng thành (ấu trùng các loài giáp xác: tôm, cua, ghẹ; các

loài nhuyễn thể: hầu, điệp, sò; rau câu chỉ vàng). Các đối tượng TS khi đã vào lưới đều được ngư dân thu hoạch không có sự lựa chọn và không tuân thủ theo quy định

Pháp luật, do vậy đã ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi TS trong đầm, nhất là những cá

thể chưa trưởng thành.

Nghề đăng, chấn do đóng cố định, lại sắp theo hàng, theo lớp chắn ngang

dòng chảy làm cản trở dòng chảy, nhất là về mùa mưa lụt, đã làm tích tụ nhanh phù sa, mùn bã hữu cơ, rác thải.

Số lượng nghề phát triển quá nhiều, một mặt khai thác quá mức nguồn lợi

TS; mặt khác đã ảnh hưởng tác động trực tiếp đến môi trường, như: để lại cây cọc

mục, dầu đèn, lưới rách và các vật dụng sinh hoạt trong thời gian hành nghề phần

lớn vứt bỏ lại Đầm…

Ý nghĩa công tác đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An:

­ Xác định mức độ ảnh hưởng, tác động của quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành Thủy sản nói chung, ngành Khai thác và NTTS nói riêng đến việc thực hiện các

mục tiêu kinh tế - xã hội của ngành và nền kinh tế huyện trong từng thời kỳ.

­ Xác định các vấn đề nảy sinh do quá trình chuyển dịch cơ cấu không hợp lý gây

ra, từ đó có các giải pháp định hướng, thúc đẩy cơ cấu ngành chuyển dịch theo hướng tích cực và đóng góp hiệu quả hơn cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội.

CHƯƠNG 3

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 93 - 95)