Lý thuyết về phân kỳ phát triển kinh tế của Rostow:

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 38 - 39)

L ỜI CÁM ƠN

5. Kết cấu báo cáo nghiên cứu:

1.2.1.1 Lý thuyết về phân kỳ phát triển kinh tế của Rostow:

Lý thuyết này do nhà kinh tế học, giáo sư Walter William Rostow (người

Mỹ) đưa ra. Lý thuyết này được trình bày trong tác phẩm “Các giai đoạn tăng trưởng kinh tế” (The Stages of Economic growth – 1961) nhằm nhấn mạnh các giai đoạn tăng trưởng kinh tế. Theo ông: quá trình phát triển kinh tế của bất kỳ quốc gia

nào cũng đều phải trải qua 5 giai đoạn tuần tự:

­ Xã hội truyền thống: với đặc trưng là nông nghiệp phải giữ vai trò thống trị trong đời sống kinh tế, năng suất lao động thấp và xã hội kém linh hoạt.

­ Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: những thay đổi quan trọng là trong xã hội đã xuất

hiện một tầng lớp chủ xí nghiệp có khả năng đổi mới, kết cấu hạ tầng kỹ thuật xã hội, nhất là giao thông, đã phát triển; bắt đầu hình thành những ngành chủ lực có tác động thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

với tốc độ tăng trưởng cao; đồng thời, có những chuyển biến mạnh mẽ về thể chế xã hội thuận lợi cho sự phát triển của các ngành sản xuất hiện đại và hoạt động kinh tế đối ngoại.

­ Giai đoạn chuyển đến sự chín muồi kinh tế: có đặc trưng là tỷ lệ đầu tư đã tăng

từ 10 – 20% thu nhập thuần túy, khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong toàn bộ các

hoạt động kinh tế. Nhiều ngành Công nghiệp mới hiện đại phát triển, Nông nghiệp được cơ giới hóa đạt năng suất lao động cao, xuất hiện nhiều cực tăng trưởng mới,

sự phát triển kinh tế trong nước hội nhập với thị trường quốc tế.

­ Giai đoạn tiêu dùng cao: là giai đoạn kinh tế phát triển cao, thu nhập bình quân

đầu người tăng nhanh, cơ cấu lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, đa

dạng hóa sản xuất, thị trường linh hoạt và có hiện tượng tốc độ tăng trưởng suy

giảm. Về mặt xã hội, các chính sách kinh tế hướng vào phúc lợi xã hội nhằm tạo ra

cầu cao về hàng tiêu dùng lâu bền và các dịch vụ công cộng của nhóm dân cư.

Theo lý thuyết này, hầu hết các nước đang phát triển và đang trong quá trình CNH nằm ở khoảng giai đoạn 2 và 3. Về mặt cơ cấu kinh tế, phải bắt đầu hình

thành được những ngành công nghiệp chế biến có khả năng thúc đẩy toàn bộ nền

kinh tế tăng trưởng. Ngoài ra, sự chuyển tiếp từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3 đi kèm với sự thay đổi của những ngành chủ lực, đóng vai trò đầu tàu. Điều này nghĩa là,

trong chính sách cơ cấu, cần xét đến trật tự ưu tiên những ngành, lĩnh vực có khả năng đảm trách vai trò đầu tàu kinh tế trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau.

 Lý thuyết phân kỳ phát triển kinh tế rất có ý nghĩa đối với việc chuyển dịch cơ

cấu ngành kinh tế nói chung, ngành TS nói riêng ở Việt Nam trong quá trình CNH hiện nay. Nó cho biết Việt Nam đang ở giai đoạn nào và đặt ra nhiệm vụ cần phải

thực hiện, chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho việc chuyển dịch nền kinh tế của

mình sang giai đoạn cất cánh.

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)