L ỜI CÁM ƠN
5. Kết cấu báo cáo nghiên cứu:
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành TS huyện Tuy An:
2.1.2.1 Nhân tố khách quan:
a/ Điều kiện tự nhiên:
Điều kiện địa hình – thổ nhưỡng:
Bờ biển Tuy An dài 42.50 km, Đầm Ô Loan diện tích 1,570 ha. Có 1 cửa sông
(Bình bá), 1 cửa đầm (Ô Loan); vùng nội thủy khoảng 250 km2, do đó hình thành
nên ngư trường khá rộng.
Dọc theo bờ biển, có hai vùng biển điển hình:
Bãi cửa sông: nằm dọc theo cửa biển (lưu vực hạ lưu sông Bình Bá, đầm Ô
Loan), có nồng độ muối thấp. Đây là vùng có thế mạnh phát triển NTTS nước lợ,
nhất là tôm, cá, sò huyết, rau câu...
Bãi biển bờ đá: là vùng bãi ngang, cạn và vũng bờ đá, nồng độ muối cao,ổn định; khả năng trao đổi nước tốt, thuận lợi cho việc nuôi hải sản trên biển, như: tôm
hùm, cá giò, cá mú, cá hồng…
Nồng độ muối trong nước biển khá cao và tương đối ổn định (33.60
Có các đảo: Lao Mái Nhà (An Hải), Hòn Chùa (An Chấn), Hòn Yến (An Hòa) thuận lợi cho nuôi hải sản biển và phát triển du lịch.
Khí hậu, thời tiết:
Tuy An thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm; bên cạnh đó, do chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên nhiệt độ khá ôn hòa (22.500C 29.500C), thích hợp cho phát triển Nông nghiệp và Nuôi trồng TS.
Tuy nhiên, thời tiết thường có những diễn biến phức tạp hàng năm (hạn hán,
bão lũ…), gây nên những thiệt hại lớn về người và tài sản; ảnh hưởng đến hoạt động khai thác và NTTS, cũng như quá trình sinh trưởng phát triển của các đối tượng TS; đặc biệt, vào mùa mưa lụt, khó có thể nuôi chuyển tiếp từ năm này sang
năm khác.
Nguồn lợi thủy sản:
Nguồn lợi TS của huyện khá đa dạng và phong phú, bao gồm:
Nguồn lợi TS biển:
Theo điều tra của Viện Hải Dương Học (năm 1979), vùng biển Tuy An có
khoảng 500 loài cá, 39 loài tôm, 15 loài mực và các loài hải sản khác…
Tổng sản lượng khoảng 10,400 tấn; sản lượng cho phép khai thác là: 7,900 tấn/năm (số liệu từ Sở NN & PTNT tỉnh phú yên). Hiện nay, năm 2010 sản lượng khai thác đã đạt 10,100 tấn; trong đó, khoảng 1/3 sản lượng khai thác được là từ các
vùng biển ngoài địa phương.
Nguồn lợi hồ, đầm: điển hình là Đầm Ô Loan, với diện tích ngư trường
1,570ha.
Nguồn lợi TS trong đầm có:
Các loài cá: có trên 70 loài, sản lượng cho phép khai thác hàng năm trên 100
tấn. Đặc trưng cho vùng nước lợ ở đây có cá vược, cá đối mắt đỏ, cá đối rằn, cá
bống bớp, cá móm, cá dìa…
Các loại tôm: có 10 loài, chủ yếu thuộc họ tôm he. Sản lượng cho phép khai thác 200 – 250 tấn/năm. Chiếm ưu thế là tôm đất, tôm sú, tôm rằn, tôm bạc (thẻ),
Các loài giáp xác: cua, ghẹ… có thể khai thác 10 - 20 tấn/năm.
Các loài nhuyễn thể: đa dạng, bao gồm: ngao, sò huyết (đặc sản nổi tiếng của đầm), hầu, vẹm xanh… Sản lượng hàng năm khoảng 20 tấn.
Sứa ăn: là đặc sản của đầm, mùa khai thác chính vào các tháng 3 đến tháng 6 hàng năm. Sản lượng có thể đạt hàng trăm tấn/năm.
Rong biển: có trên 30 loài, tiêu biểu nhất có rau câu chỉ vàng… sản lượng khai thác hàng năm từ 20 – 50 tấn (khô).
Thực vật phù du có hơn 100 loài, động vật phù du có 82 loài, là nguồn thức ăn tự nhiên phong phú, cơ sở đầu tiên trong chuỗi thức ăn cho các đối tượng TS của đầm sinh trưởng, phát triển.
b/ Nhân tố xã hội:
Định hướng phát triển chung:
Sự phát triển của ngành TS Tuy An chịu sự ảnh hưởng lớn bởi những định hướng, quan điểm chung về xu thế phát triển ngành của tỉnh Phú Yên nói riêng và của cả nước nói chung. Trên nền tảng đó, huyện đã định hình được những hướng đi riêng cho ngành TS địa phương.
“Phát triển Nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững. Trong đó: Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi hải sản, gắn với bảo đảm quốc
phòng – an ninh và bảo vệ môi trường biển; phát triển NTTS theo quy hoạch, tập
trung vào những sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ
tầng vùng nuôi; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học – công nghệ vào sản xuất và chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu VSATTP. Phấn đấu xây dựng ngành TS Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu
vực.”
Trích “Văn kiện Đại hội XI của Đảng CSVN”
Thị trường tiêu thụ: Các sản phẩm của ngành TS Tuy An có thị trường tiêu thụ
rộng lớn: một phần dành cho ăn tươi, một phần dành cho chế biến, phần lớn các mặt
Dân số ngày càng gia tăng; thu nhập và mức sống của người dân dần được cải
thiện, cùng với đó, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng TS để đảm bảo sức khỏe cũng
ngày càng cao. Mặt khác, với xu thế hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa – khu vực hóa,
Việt Nam đã gia nhập các khối ASEAN, WTO… các khu vực thị trường tự do
APEC, AFTA… tạo nên thị trường tiêu thụ đầy tiềm năng cho ngành TS huyện Tuy
An.
Sản phẩm từ hoạt động khai thác, NTTS của huyện một phần được cung ứng cho các cơ sở CBTS trong địa bàn (KCN An Phú, KCN Nam Tuy Hòa); phần còn lại được cung cấp làm nguyên liệu cho các Công ty CBTS ở khu vực và xuất khẩu
(sang: Nhật Bản, Mỹ, thị trường EU và một số nước trong khu vực…) thông qua
việc thu mua của các thương rỗi và các nhà trung gian.
Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ cũng đặt ra khá nhiều thách thức cho ngành về:
chất lượng sản phẩm, thương hiệu… trong quá trình cạnh tranh.
Cuộc Cách Mạng khoa học, công nghệ:
Trong xu thế phát triển nền kinh tế trí thức hiện nay, nhân tố khoa học – công nghệ ngày càng đóng vai trò tiên phong trong các hoạt động.
Ngành TS Tuy An cũng đã và đang nhanh chóng tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ
khoa học – công nghệ vào các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, CBTS để phát triển ngành theo hướng CNH – HĐH. Tuy nhiên, các quá trình sản xuất còn mang tính truyền thống, dựa chủ yếu vào kinh nghiệm nên việc ứng dụng những tiến bộ đó
gặp không ít trở ngại. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho ngành TS huyện trong
quá trình cạnh tranh với khu vực và cả nước.
Vốn và mức độ đầu tư:
Với xuất phát điểm thấp, ngành TS Tuy An vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, cơ
sở hạ tầng yếu kém… Do đó, việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư là nhân tố không
thể thiếu để góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu, thay đổi diện mạo ngành
theo hướng CNH – HĐH như định hướng đã đề ra.
đầu tư, từng bước hoàn thiện và mở rộng các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ nghề
cá, cải hoán tàu thuyền; cho các hộ NTTS vay để mua con giống, thức ăn và vật tư
cần thiết…
2.1.2.2 Nhân tố chủ quan:
a/ Xuất phát điểm của huyện nhà:
Ngành TS Tuy An có điểm xuất phát khá thấp: Khai thác TS với các đội tàu nhỏ, ngư cụ truyền thống, khai thác ven bờ là chính…; NTTS chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nuôi tự phát, dịch bệnh còn diễn ra trên diện rộng, khó kiểm soát…; hoạt động Chế biến với các cơ sở nhỏ lẻ, cơ cấu mặt hàng chưa đa dạng, chưa có thương
hiệu lớn, tính cạnh tranh thấp…; Dịch vụ nghề cá còn yếu và thiếu, chưa được xây
dựng đồng bộ… Hạn chế sức hấp dẫn với nhà đầu tư; tích lũy từ nội bộ nền kinh tế chưa cao, thiếu vốn đầu tư…
b/ Lao động:
Về số lượng: lực lượng lao động tham gia vào lĩnh vực TS khá đông.
Về hoạt động khai thác, tính đến 2010 có 9,674 người, chiếm 7.07% dân số
toàn huyện. Trong đó, lao động khai thác biển là 5,763 người. Lao động tham gia lĩnh vực NTTS có 2,297 người. Lao động tham gia CBTS là: 1,040 người.
Lao động tham gia dịch vụ nghề cá có 559 người.
Tuy nhiên, số lao động trên chủ yếu là nam giới, người trực tiếp tham gia lao động với tính chất đặc thù của công việc nghề biển vất vả, nặng nhọc, thời gian lao động chủ yếu vào ban đêm, chịu được sóng gió. Điều bức xúc hiện nay đối với vùng biển là số lao động nhàn rỗi chưa có việc làm (lao động nữ, lao động lớn tuổi) còn khá phổ biến.
Về chất lượng:
Lao động của ngành TS địa phương đa phần có trình độ thấp, chủ yếu dựa
Những kinh nghiệm đó áp dụng khá phù hợp với đặc thù của huyện nhưng
cũng có ảnh hưởng không tốt đến kết quả như: không theo kịp với các tiến bộ khoa
học, với ngư trường mới, ngư trường xa; với những đối tượng nuôi mới; với sản
phẩm mới…
c/ Quy hoạch của huyện:
Đây là công tác đặc biệt quan trọng có ý nghĩa tiên phong, nhằm đạt được
các mục tiêu về chiến lược phát triển ngành theo hướng CNH – HĐH, phù hợp với điều kiện về tự nhiên, kinh tế – xã hội của huyện.
Ngành TS tỉnh Phú Yên đã có quy hoạch phát triển ngành được xây dựng từ năm 2005. Huyện Tuy An cũng có quy hoạch tổng thể được xây dựng từ năm 2008.
Tuy nhiên, do tốc độ phát triển khá nhanh của các tiến bộ xã hội, một số điểm trong
quy hoạch đã không còn phù hợp. Mức đầu tư cho quy hoạch chưa được đáp ứng,
sự chuyển dịch theo hướng CNH – HĐH còn chậm, hiệu quả chưa cao.
2.1.3 Thực trạng phát triển ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An những năm vừa qua: năm vừa qua:
Vài nét về ngành TS tỉnh Phú Yên trong những năm gần đây:
Sản xuất TS tỉnh Phú Yên tiếp tục được phát triển:
Năng lực khai thác được tăng cường: năm 2010, tổng số tàu thuyền trong tỉnh:
7,187 chiếc, với tổng công suất 204,663 CV (tăng 3,090 chiếc so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/năm, tổng công suất tăng thêm 72,083 CV); trong
đó tàu có công suất trên 90 CV: 612 chiếc (tăng 117 chiếc so với năm 2005).
Sản lượng TS năm 2010 đạt 45,000 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng là 9,000 tấn (chiếm 20% tổng sản lượng, tốc độ tăng trưởng bình quân 23.20% giai đoạn
2006 - 2010). Đã có sự chuyển dịch trong các đối tượng nuôi và mở rộng một số đối tượng nuôi mới, hiệu quả như tôm thẻ chân trắng, tu hài, cá bớp, cá mú, rong sụn…
Hoàn thành và đưa vào sử dụng cảng cá Tiên Châu (An Ninh Tây), cảng cá phường 6 (Thành phố Tuy Hòa), cảng cá Dân Phước (Thị xã Sông Cầu), khu neo đậu tàu thuyền và tránh trú bão cho tàu thuyền vịnh Xuân Đài – đầm Cù Mông; hiện
(Trích Báo cáo chính trị của BCH Đảng bộ tỉnh Phú Yên khóa XIV trình đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XV – nhiệm kỳ 2010 – 2015).
Đạt được những thành tựu như vậy là do kết quả tổng hợp bởi nhiều nhân tố
khách quan và chủ quan đến sự phát triển ngành TS của tỉnh. Đồng thời, đây cũng
chính là kết quả của những đóng góp không nhỏ ngành TS các huyện địa phương,
trong đó có ngành TS huyện Tuy An.
2.1.3.1 Những thành tựu đạt được của ngành TS huyện Tuy An:
Sản xuất TS của huyện có những bước phát triển mới, cụ thể:
Tổng giá trị sản lượng TS năm 2010 (giá cố định 1994) là 163,520 triệu đồng; trong đó Khai thác thủy sản: 84,465 triệu đồng, NTTS: 79,055 triệu đồng. Tổng sản lượng TS đạt 11,305 tấn; trong đó, sản lượng khai thác là 10,100 tấn, sản lượng
NTTS là 1,205 tấn.
Về hoạt động NTTS:
Trong NTTS đã mở rộng các đối tượng nuôi, như: tôm thẻ chân trắng, cá
bớp, tôm hùm, cá mú, cá hồng… nên hiệu quả kinh tế được nâng lên đáng kể.
Sản lượng NTTS năm 2010 đạt 1,205 tấn. So với năm 2005 đã tăng 795 tấn, (tăng 93.90%).
Về hoạt động Khai thác TS:
Năng lực khai thác: Tổng số tàu thuyền đến nay có 1,843 chiếc, với tổng
công suất 48,364 CV (trong đó, thuyền có công suất trên 90 CV là 121 chiếc); việc đóng mới, cải hoán công suất tàu thuyền được quan tâm hơn so với năm 2005: tổng
số tàu thuyền tăng 705 chiếc, loại 90 CV trở lên tăng 30 chiếc; tổng công suất tăng
thêm 17,104 CV.
Sản lượng đánh bắt thủy sản đạt 10,100 tấn (năm 2010) tăng 2,115 tấn so với năm 2005, đạt 112.20% so với Nghị quyết Huyện Đảng Bộ (nhiệm kỳ 2005 –
2010); tăng bình quân hàng năm 4.80%/năm.
Về hoạt động CBTS:
Nghề chế biến hải sản phát triển. Đến nay có hàng trăm cơ sở CBTS làm ăn
Về dịch vụ nghề cá:
Một số cơ sở hạ tầng dịch vụ nghề cá được đầu tư: có 06 cơ sở đóng sửa tàu thuyền, 03 khu vực tránh trú bão (cửa sông Bình Bá, cửa Lễ Thịnh, cửa Đầm Ô
Loan), cảng cá Tiên Châu (An Ninh Tây), tuyến đường cơ động ven biển… được đầu tư và đưa vào sử dụng.
Các mặt khác:
Hoạt động khoa học – công nghệ được quan tâm hơn. Đã triển khai ứng dụng
nhiều mô hình, chương trình, dự án phục vụ sản xuất ngư nghiệp, như: nuôi vẹm
xanh ở An Hải, nuôi cá măng luân canh trong ao tôm ở An Ninh Tây… Trong khai
thác, nhất là đối với các tàu có công suất lớn đã được trang bị đầy đủ, khép kín các
thiết bị điện hàng hải; Trong nuôi trồng, xuất hiện nhiều diện tích nuôi thâm canh được hỗ trợ nhiều thiết bị máy móc để khống chế, làm chủ môi trường ao nuôi.
Làng nghề truyền thống được khôi phục, phát triển: chế biến nước mắm (An Chấn, An Hòa), đan thúng chai (An Dân)… thu hút hàng ngàn lao động tham gia.
Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ ngư dân theo Quyết định 289/2008/QĐ – TTg ngày 18/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ, huyện đã giải ngân 39,166 tỷ đồng
cho 1,867 hồ sơ, góp phần khôi phục và phát triển nghề đánh bắt hải sản trên địa
bàn.
2.1.3.2 Thực trạng cơ cấu ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An: a/ Cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An: a/ Cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An:
Trong cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An (năm 2010), khối Nông – Lâm – TS chiếm tỷ trọng tương đối thấp (32.73%) so với khối ngành Công nghiệp – Xây dựng và Thương mại – Dịch vụ; với giá trị sản xuất (giá cố định 1994) là 329,415 triệu đồng, đạt 73.70% so chỉ tiêu Nghị Quyết và tăng 17.50% so với năm 2005.
Bảng 1: Cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An (năm 2010)
Chỉ tiêu Giá trị sản xuất (1994) (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng bq hàng năm (%) Tổng giá trị sản xuất 1,006,500 100.00 10.10
Công nghiệp – XD 364,000 36.16 13.80
Thương mại – DV 313,085 31.11 14.50
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của khối ngành Nông – Lâm – TS là
3.30%/năm. Khối ngành Thương mại – Dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất với 14.50%. Điều này chứng tỏ cơ cấu nền kinh tế huyện Tuy An đang có
sự chuyển dịch đúng đắn: tăng dần tỷ trọng khối ngành Thương mại – Dịch vụ,
giảm dần tỷ trọng các ngành khối Nông – Lâm – TS.
b/ Cơ cấu khối ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp huyện:
Bảng 2: Cơ cấu khối ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp (năm 2010)
Chỉ tiêu Giá trị sản xuất (giá cố định 1994)
(triệu đồng)
Tỷ trọng (%)
Nông – Lâm – Ngư nghiệp 329,415 100.00
Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) 161,945 49.16
Lâm nghiệp 3,950 1.20
Ngư nghiệp (TS) 163,520 49.64
Dựa vào bảng 2, nhận thấy: Ngành TS đang chiếm tỷ trọng khá trong cơ cấu
khối ngành Nông – Lâm –TS, cụ thể là 49.64%, với giá trị sản xuất đóng góp cho
nền kinh tế huyện nhà trong năm 2010 đạt 163,520 triệu đồng.
Đạt kết quả như vậy là do trong nội bộ ngành TS đã có sự chuyển dịch hợp
lý, cũng như sự quan tâm đầu tư đến các hoạt động TS được tăng cường hơn trước.
c/ Cơ cấu kinh tế ngành TS huyện Tuy An:
Cơ cấu kinh tế ngành TS Tuy An là tổng hợp các bộ phận hợp thành hệ