Giới thiệu chung về huyện Tuy An

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NGÀNH KHAI THÁC VÀ NTTS HUYỆN TUY AN

2.1 Thực trạng cơ cấu và chuyển dịch cơ cấu ngành Khai thác và NTTS huyện Tuy An

2.1.1 Giới thiệu chung về huyện Tuy An

Tuy An là một huyện ven biển thuộc khu vực Nam Trung Bộ, nằm về phía Bắc tỉnh Phú Yên; đóng vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mại, dịch vụ cho cụm 3 huyện (Sông Cầu, Đồng Xuân, Tuy An); trung tâm huyện cách Tp Tuy Hòa 25 km. Huyện có các điều kiện về tự nhiên, kinh tế – chính trị – xã hội như sau:

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên:

Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện: 41,500 ha (Trong đó: diện tích đất Nông nghiệp: 21,162 ha; đất phi Nông nghiệp: 6,160 ha; đất chưa sử dụng là: 14,172 ha).

Vị trí địa lý: Nằm về phía Bắc tỉnh Phú Yên:

Phía Bắc: giáp huyện Sông Cầu;

Phía Tây: giáp huyện Đồng Xuân, huyện Sơn Hòa;

Phía Nam: giáp Thành phố Tuy Hòa;

Phía Đông: giáp Biển Đông.

Địa hình: phức tạp, được chia làm 2 khu vực chính:

Vùng núi: núi non trùng điệp, song không cao lắm, địa hình phức tạp, độ cao chênh lệch nhau nhiều.

Vùng đồng bằng và ven biển: có những cánh đồng chuyên canh lúa tập trung

và có thế mạnh phát triển hải sản.

Khí hậu và thời tiết: Thuộc vùng nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, do ảnh hưởng của khí hậu đại dương nên khí hậu có ôn hòa hơn các nơi khác.

Nhiệt độ trung bình: 26.500C.

Hệ thống sông ngòi: Có sông chính là Sông Kỳ Lộ, bắt nguồn từ Bình Định chảy qua huyện Đồng Xuân về Tuy An, đổ ra biển qua hai cửa: cửa sông Bình Bá và cửa Đầm Ô Loan. Ngoài ra, còn có nhiều suối, lạch nhỏ với độ dốc cao như: suối Cay, suối Đông Sa, suối Đồng Dài, suối Đá…

Biển và bờ biển: Có chiều dài bờ biển khoảng 42.50km (chưa kể chu vi các đảo).

­ Biển Tuy An thuộc hệ thống ven bờ, vùng bãi ngang, có độ sâu gấp, thềm lục địa hẹp, đáy biển gồ ghề, độ dốc đổ dồn từ bờ ra khơi và từ phía Bắc vào Nam, chịu ảnh hưởng của 2 dòng hải lưu chính:

Mùa đông, từ ngoài khơi phía Bắc biển Đông, chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam suốt từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Mùa hè, từ phía Nam Biển Đông men theo bờ biển Trung Bộ đi lên phía Bắc, từ tháng 5 đến tháng 9.

­ Có hai vùng biển chính dọc theo bờ biển: bãi cửa sông (cửa sông Bình Bá, Đầm Ô Loan) và bãi biển bờ đá.

Nguồn lợi thủy sản: Đa dạng và phong phú, bao gồm: nguồn lợi biển và hồ, đầm;

có khoảng: 500 loài cá, 39 loài tôm, 15 loài mực, các loại nhuyễn thể (sò huyết, ngao…), các loài giáp xác khác (tôm, cua, ghẹ…), sứa, rong biển…

 Nhìn chung, với điều kiện tự nhiên nói trên đã tạo cho Tuy An các yếu tố thuận lợi để phát triển Nông – Lâm – Ngư Nghiệp và các ngành kinh tế quốc dân khác.

2.1.1.2 Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội:

Về chính trị: luôn được đảm bảo ổn định, thực hiện nhất quán với quan điểm và mục tiêu chính trị của tỉnh Phú Yên nói riêng, cả nước nói chung,

Tuy An là huyện có bề dày về truyền thống đấu tranh Cách Mạng. Trong chiến tranh cũng như trong thời bình, người dân Tuy An luôn một lòng một dạ trung thành và tin tưởng vào đường lối của Đảng.

Quốc Phòng – An Ninh luôn được giữ vững; các lực lượng vũ trang được xây dựng, chính quyền ngày càng vững mạnh; hoạt động của hệ thống chính trị được củng cố và đổi mới; quyền làm chủ của nhân dân, sức mạnh khối đại đoàn kết

toàn dân được phát huy; công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các Đoàn thể luôn được quan tâm đúng mức.

Về kinh tế: Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện được phát triển và ổn định với tốc độ tăng trưởng cao (bình quân 10.10%/năm), cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Sản phẩm làm ra đáp ứng được nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, điểm xuất phát nền kinh tế của huyện thấp, tốc độ tăng trưởng chưa tương xứng với khả năng hiện có.

Giá trị tổng sản phẩm GDP trên địa bàn huyện (năm 2010): 1,006.5 tỷ đồng;

GDP bình quân: 7.36 triệu đồng/người.

Huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, như: hệ thống lưới điện, giao thông nông thôn, kiên cố hóa các hệ thống thủy lợi, trường học, quy hoạch xây dựng các khu tái định cư… góp phần làm cho diện mạo huyện nhà ngày càng khởi sắc.

Thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân hàng năm là 6.10%; khai thác quản lý tốt nguồn thu, cân đối điều hành, bảo đảm nguồn chi theo kế hoạch phục vụ tốt các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh.

Các làng nghề truyền thống: chế biến nước mắm, cá cơm xuất khẩu (An Chấn, An Hòa); bánh tráng (An Mỹ); dệt chiếu cói (An Cư); đan mây tre lá (An Ninh Tây, An Thạch); đan thúng chai (An Dân) được khôi phục và phát triển.

Về xã hội:

Dân số (năm 2010): 136,750 người (chiếm 17% số dân cả tỉnh);

Mật độ: 330 người/km2.

Số người trong độ tuổi lao động chiếm 54.58% dân số toàn huyện.

Tôn giáo: có 4 tôn giáo chính (Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Tin lành, Cao đài), với 4,649 người (chiếm 3.40% dân số toàn huyện).

Dân sinh: tỷ lệ hộ nghèo là 13.96% (theo tiêu chí mới năm 2010).

Công tác đền ơn đáp nghĩa các đối tượng chính sách được thực hiện chu đáo.

Giáo dục: Hoàn thành việc phổ cập giáo dục trình độ tiểu học và Trung Học Cơ Sở

Hệ thống trường học: đáp ứng sát nhu cầu thực tế. (Trường tiểu học và Trung học cơ sở có 31 trường, trường Trung học phổ thông có 03 trường).

Y tế: Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân rộng khắp, được đầu tư từ tuyến huyện thị đến làng xã… Đội ngũ y bác sĩ lành nghề, có trình độ và tâm huyết với nghề.

Có bệnh viện đa khoa huyện; 02 phòng khám đa khoa khu vực; 16 trạm y tế

xã, thị trấn (có 08/16 xã đạt chuẩn); 01 trung tâm y tế dự phòng…

Giao thông: mạng lưới giao thông trên địa bàn tương đối phát triển, thông suốt từ trung tâm huyện về các xã. Có các trục đường chính, trục đường Bắc - Nam: QL1A;

trục Đông – Tây: tỉnh lộ ĐT641, ĐT643; đường liên xã, đường cơ động chạy dọc tuyến biển từ An Ninh Đông đến Thành phố Tuy Hòa; đường sắt Bắc – Nam qua 7 xã, thị trấn, có 2 ga phụ (Chí Thạnh và Hòa Đa).

Một phần của tài liệu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản huyện tuy an giai đoạn 2011 – 2020 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)