L ỜI CÁM ƠN
5. Kết cấu báo cáo nghiên cứu:
1.2.1.2 Lý thuyết phát triển cơ cấu ngành không cân đối:
Những đại diện tiêu biểu của lý thuyết này (A. Hirschman, F. Perrons) cho rằng không thể và không nhất thiết đảm bảo tăng trưởng bền vững bằng cách duy trì
Thứ nhất: Việc phát triển không cân đối sẽ tạo ra kích thích đầu tư. Nếu cung
bằng cầu trong tất cả các ngành thì sẽ triệt tiêu động lực đầu tư nâng cao năng lực
sản xuất. Để phát triển được, cần phải tập trung đầu tư vào một số ngành nhất định,
tạo ra một “cú hích” thúc đẩy và có tác dụng lôi kéo đầu tư trong các ngành khác
theo kiểu lý thuyết số nhân, từ đó kéo theo sự phát triển của nền kinh tế.
Thứ hai: Trong mỗi giai đoạn của thời kỳ CNH, vai trò “cực tăng trưởng”
của các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau. Vì thế cần tập trung nguồn
lực khan hiếm cho một số lĩnh vực cụ thể trong một thời điểm nhất định.
Thứ ba: Do trong thời kỳ đầu của quá trình CNH, các nước đang phát triển
rất thiếu các nguồn lực sản xuất (vốn, lao động kỹ thuật, công nghệ và thị trường) nên không đủ điều kiện để cùng một lúc phát triển đồng bộ tất cả các ngành hiện đại. Vì vậy, phát triển không cân đối gần như là một sự lựa chọn bắt buộc.
Mô hình không cân đối mở cửa hướng ngoại đã trở thành xu hướng chính
yếu của các nước chậm phát triển từ thập niên 80 trở lại đây, nhất là từ sau sự thành công của các nước công nghiệp mới (NICs).
Nước ta là một nước thuần nông, nền kinh tế còn chậm phát triển, nguồn lực còn hạn chế, đặc biệt là vốn nên việc áp dụng mô hình “cực tăng trưởng” cho quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là rất đúng đắn. Việc đầu tư cho một số ngành, lĩnh vực đầu tàu sẽ hạn chế việc đầu tư dàn trải không hiệu quả.