CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Kết quả nghiên cứu
4.3.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s alpha
Như đã trình bày ở chương 3, trước khi đưa vào phân tích nhân tố khám phá, nghiên cứu sẽ kiểm định thang đo bằng công cụ Cronbach’s Alpha của phần mềm SPSS để kiểm định độ tin cậy các thang đo thành phần trong mô hình nghiên cứu.
Sau khi đưa các thang đo xử lý SPSS, kiểm định Cronbach’s Alpha, kết quả xử lý được như sau:
4.3.1.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Cam kết tổ chức”
Dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu trước, yếu tố
“Cam kết tổ chức” được đo lường thông qua 03 thang đo chính, bao gồm: thang đo
“cam kết tình cảm”, thang đo “cam kết tiếp tục” và thang đo “cam kết chuẩn mực”.
Phần tiếp theo, tác giả sẽ trình bày kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo này với hệ số Cronbach’s alpha.
Thang đo “Cam kết tình cảm”
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Cam kết tình cảm” được trình bày ở Bảng 4.5 dưới đây.
Bảng 4. 5: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Cam kết tình cảm”
Cronbach's Alpha 0.789
Số lượng biến 5
Biến quan sát
Tỉ lệ trung bình
Tỉ lệ biến thiên
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's alpha nếu bỏ biến
AC1 15.97 8.033 .613 .742
AC2 16.43 10.185 .508 .765
AC3 15.83 8.006 .830 .679
AC4 15.77 10.206 .419 .784
AC5 15.43 10.195 .460 .773
Nguồn: Kết quả phân tích xử lý dữ liệu điều tra
Thang đo “Cam kết tình cảm” gồm 05 biến quan sát từ AC1 đến AC5 với hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.789 (lớn hơn 0.6). Hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát trong thang đo “Cam kết tình cảm”
đều dao động từ mức 0.419 đến 0,830 (lớn hơn 0.3).
Như vậy, thang đo “Cam kết tình cảm” đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát trong thang đo đủ điều kiện để sử dụng và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA ở bước tiếp theo.
Thang đo “Cam kết tiếp tục”
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Cam kết tiếp tục” được trình bày ở Bảng 4.6 dưới đây.
Bảng 4. 6: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Cam kết tiếp tục”
Cronbach's Alpha 0.843
Số lượng biến 4
Biến quan sát
Tỉ lệ trung bình
Tỉ lệ biến thiên
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's alpha nếu bỏ biến
CC1 10.93 3.306 .627 .823
CC2 10.20 3.614 .639 .820
CC3 9.57 2.875 .677 .810
CC4 9.20 3.131 .807 .748
Nguồn: Kết quả phân tích xử lý dữ liệu điều tra Thang đo “Cam kết tiếp tục” gồm 04 biến quan sát từ CC1 đến CC4 với hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.843 (lớn hơn 0.6). Hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát trong thang đo “Cam kết tiếp tục”
đều dao động từ mức 0.627 đến 0,807 (lớn hơn 0.3).
Như vậy, thang đo “Cam kết tiếp tục” đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát trong thang đo đủ điều kiện để sử dụng và đưa vào phân tích nhân tố khám phá
Thang đo “Cam kết chuẩn mực”
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Cam kết chuẩn mực” được trình bày ở Bảng 4.7 dưới đây.
Bảng 4. 7: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Cam kết chuẩn mực”
Cronbach's Alpha 0.879
Số lượng biến 3
Biến quan sát
Tỉ lệ trung bình
Tỉ lệ biến thiên
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's alpha nếu bỏ biến
NC1 5.90 1.679 .937 .684
NC2 6.27 1.582 .700 .816
NC3 7.83 2.006 .708 .860
Nguồn: Kết quả phân tích xử lý dữ liệu điều tra Thang đo “Cam kết chuẩn mực” gồm 03 biến quan sát từ NC1 đến NC3 với hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.879 (lớn hơn 0.6). Hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát trong thang đo “Cam kết chuẩn mực” đều dao động từ mức 0.700 đến 0,937 (lớn hơn 0.3).
Như vậy, thang đo “Cam kết chuẩn mực” đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát trong thang đo đủ điều kiện để sử dụng và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA ở bước tiếp theo.
4.3.1.2 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Kết quả công việc”
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Kết quả công việc” được trình bày ở Bảng 4.8 dưới đây.
Bảng 4. 8: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Kết quả công việc”
Cronbach's Alpha 0.722
Số lượng biến 4
Biến quan sát
Tỉ lệ trung bình
Tỉ lệ biến thiên
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's alpha nếu bỏ biến
JP1 9.43 2.116 .604 .609
JP2 9.10 2.162 .414 .674
JP3 9.47 1.982 .495 .675
JP4 9.10 2.300 .576 .636
Nguồn: Kết quả phân tích xử lý dữ liệu điều tra Thang đo “Kết quả công việc” gồm 04 biến quan sát từ JP1 đến JS4 với hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.722 (lớn hơn 0.6). Hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát trong thang đo “Kết quả công việc”
đều dao động từ mức 0.414 đến 0,604 (lớn hơn 0.3).
Như vậy, thang đo “Kết quả công việc” đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát trong thang đo đủ điều kiện để sử dụng và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA ở bước tiếp theo.
4.3.1.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo “Sự hài lòng trong công việc”
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo “Sự hài lòng công việc” được trình bày ở Bảng 4.9 dưới đây.
Bảng 4. 9: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo “Sự hài lòng công việc”
Cronbach's Alpha 0.912
Số lượng biến 6
Biến quan sát
Tỉ lệ trung bình
Tỉ lệ biến thiên
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's alpha nếu bỏ biến
JS1 15.00 7.931 .759 .895
JS2 15.10 7.403 .811 .884
JS3 14.90 7.814 .788 .889
JS4 14.97 7.757 .713 .906
JS5 15.10 7.817 .813 .885
JS6 14.93 7.946 .711 .893
Nguồn: Kết quả phân tích xử lý dữ liệu điều tra Thang đo “Sự hài lòng công việc” gồm 06 biến quan sát từ JS1 đến JS6 với hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0.912 (lớn hơn 0.6). Hệ số tương quan biến - tổng (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát trong thang đo “Sự hài lòng công việc” đều dao động từ mức 0.711 đến 0,813 (lớn hơn 0.3).
Như vậy, thang đo “Sự hài lòng công việc” đạt yêu cầu về độ tin cậy, các biến quan sát trong thang đo đủ điều kiện để sử dụng và đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA ở bước tiếp theo.
Sau khi tiến hành phân tích độ tin cậy của các thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha, tác giả nhận thấy các thang đo dùng để đo lường các khái niệm trong mô hình nghiên cứu đều là những thang đo tốt (độ tin cậy của tất cả các thang đo đều lớn hơn 0.6) và các biến quan sát đều đủ điều kiện sử dụng cho bước phân tích nhân tố khám phá EFA (Hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3). Bảng 4.10 dưới đây trình bày tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo.
Bảng 4. 10: Tổng hợp kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Yếu tố Số biến quan sát
ban đầu
Số biến quan sát
còn lại Cronbach's Alpha Biến độc lập: Cam kết tổ chức
Cam kết tình cảm 5 5 0.789
Cam kết tiếp tục 4 4 0.843
Cam kết chuẩn mực 3 3 0.879
Các biến phụ thuộc
Kết quả công việc 4 4 0.722
Sự hài lòng công việc 6 6 0.912
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả phân tích xử lý dữ liệu điều tra
Tổng số biến quan sát ban đầu là 22 biến (trong đó có 12 biến quan sát của thang đo thành phần biến độc lập “cam kết tổ chức”, 06 biến quan sát của thang đo thành phần biến phụ thuộc “sự hài lòng công việc”, và 04 biến quan sát của thang đo thành phần biến phụ thuộc “kết quả công việc”), sau khi đánh giá độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach’s alpha tổng số biến quan sát vẫn được giữ nguyên là 22 biến quan sát. Sau khi kiểm định xong các thang đo, các thang đo đạt yêu cầu sẽ được thực hiện phân tích nhân tố khám phá với phương pháp rút trích Principal components và phép xoay Varimax.