CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3 Mô hình nghiên cứu lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
2.3.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Như đã được đề cập ở phần trước, các nhà nghiên cứu quốc tế cũng như trong nước khi tiếp cận đến cam kết tổ chức đều có cùng một cách tiếp cận đó là sự hài lòng trong công việc của người lao động. Qua đó, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra sự liên quan mật thiết giữa các yếu tố cấu thành cam kết tổ chức tới kết quả công việc và sự hài lòng trong công việc của người lao động.
Dựa trên mô hình nghiên cứu của Koskei, Kimutai và Bogonko (2018), mô hình nghiên cứu của Dinc (2017), mô hình nghiên cứu của Hafiz (2017), mô hình nghiên cứu của Memari, Mahdieh và Marnani (2013), mô hình nghiên cứu Chen và Francesco (2003), dựa trên những lý thuyết về cam kết tình cảm, cam kết tiếp tục, cam kết chuẩn mực, cam kết tổ chức, kết quả công việc và sự hài lòng công việc, cũng như mối quan hệ giữa chúng, tác giả đề xuất mô hình: gồm hai nhóm biến chính:
nhóm độc lập và nhóm phụ thuộc.
Nhóm biến độc lập dựa theo đề xuất của Meyer và Allen (1991) là 03 nhân tố:
cam kết tình cảm, cam kết tiếp tục, cam kết chuẩn mực.
Nhóm biến phụ thuộc sẽ dựa theo chỉ số mô tả công việc của Smith (1969) gồm biến Kết quả công việc và Sự hài lòng công việc.
Mô hình nghiên cứu đề xuất được cụ thể hóa như trong hình 2.1 bên dưới.
Hình 2. 1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tổng hợp của tác giả Trên cơ sở mô hình nghiên cứu đề xuất, các phương trình tổng quát mô tả mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu được biểu diễn như sau:
JP = β1*AC + β2*CC + β3*NC (1) JS = β4*AC + β5*CC + β6*NC (2)
JS = β7*JP (3)
Trong đó:
JP: Kết quả công việc của người lao động tại PVGAS.
JS: Sự hài lòng công việc của người lao động tại PVGAS.
AC: Cam kết tình cảm.
CC: Cam kết tiếp tục.
NC: Cam kết chuẩn mực.
βi: hệ số hồi quy tương ứng với biến độc lập i Cam kết
tình cảm
Cam kết tiếp tục
Kết quả công việc H1
H2 H3
H7 H4
Cam kết chuẩn mực
Hài lòng công việc H5
H6 Cam kết tổ chức
Dựa trên mô hình nghiên cứu đề xuất và phần tổng quan các công trình nghiên cứu đã trình bày ở trên làm cơ sở lý thuyết để đưa ra các giả thuyết nghiên cứu tương ứng, chúng ta có tổng thể các giả thuyết nghiên cứu được tóm lược như sau:
Giả thuyết H1: Cam kết tình cảm có ảnh hưởng thuận chiều đến Kết quả công việc của người lao động.
Giả thuyết H2: Cam kết tiếp tục có ảnh hưởng thuận chiều đến Kết quả công việc của người lao động.
Giả thuyết H3: Cam kết chuẩn mực có ảnh hưởng thuận chiều đến Kết quả công việc của người lao động.
Giả thuyết H4: Cam kết tình cảm có ảnh hưởng thuận chiều đến Sự hài lòng công việc.
Giả thuyết H5: Cam kết tiếp tục có ảnh hưởng thuận chiều đến Sự hài lòng công việc.
Giả thuyết H6: Cam kết chuẩn mực có ảnh hưởng thuận chiều đến Sự hài lòng công việc.
Giả thuyết H7: Kết quả công việc có ảnh hưởng thuận chiều đến Sự hài lòng công việc.
Tóm tắt chương 2
Tại chương 2, tác giả đã trình bày một cách hệ thống và khái quát cơ sở lý thuyết về cam kết tổ chức, kết quả công việc và sự hài lòng công việc của người lao động, đồng thời, tác giả cũng tổng hợp một số nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của cam kết tổ chức đến kết quả công việc và sự hài lòng công việc của người lao động.Bên cạnh đó có thể nhận thấy đa phần các công trình nghiên cứu đã đề cập ở trên đều xây dựng một hệ thống lý thuyết vững chắc cùng với phương pháp nghiên cứu khoa học bài bản. Đây cũng là cơ sở khoa học quan trọng cho luận văn trong việc trình bày hệ thống phương pháp kiểm chứng giả thuyết sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.
Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu được sử dụng để xây dựng thang đo, kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu đã đề xuất.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU