CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3 Kết quả nghiên cứu
4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
4.3.2.1 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến độc lập
Phần tiếp theo, tác giả sẽ trình bày kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến độc lập “cam kết tổ chức” với 12 biến quan sát đo lường cho 03 thành phần chính: cam kết tình cảm (từ AC1 đến AC5), cam kết tiếp tục (từ CC1 đến CC4), và cam kết chuẩn mực (từ NC1 đến NC3).
Kết quả phân tích EFA đối với các thành phần của Cam kết tổ chức
Qua kiểm định KMO và kiểm định Bartlett, kết quả hệ số KMO = 0.757 > 0.5 cho thấy phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu thu được, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê với sig. = 0.000 < 0.05 cho thấy các biến quan sát trong thang đo của khái niệm nghiên cứu “cam kết tổ chức” có tương quan với nhau.
Bảng 4. 11: Tổng phương sai trích
Nhân tố
Hệ số Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Rotation Sums of Squared Loadings
Tổng % trích phương sai
% tích
luỹ Tổng % trích phương sai
% tích
luỹ Tổng % trích phương sai
% tích luỹ 1 3.034 10.463 54.366 3.034 10.463 54.366 3.450 11.897 46.659 2 2.673 9.218 63.584 2.673 9.218 63.584 3.446 11.882 58.541 3 1.248 4.304 67.888 1.248 4.304 67.888 1.996 9.347 67.888 Nguồn: Kết quả phân tích xử lý dữ liệu điều tra
Từ bảng 4.11 ta thấy có 03 nhân tố được trích tại giá trị eigenvalue = 1.248 > 1.
Tổng phương sai trích (Extraction Sums of Squared Loadings) đạt 67.888% > 50%.
Cho thấy các nhân tố thu được qua phân tích nhân tố giải thích được 67.888% sự biến thiên của các biến quan sát.
Bảng 4. 12: Kết quả phân tích nhân tố EFA biến độc lập Nhân tố
1 2 3
AC1 .902 .109 -.092
AC5 .884 -.063 -.031
AC2 .831 .042 -.014
AC3 .695 -.012 -.038
AC4 .656 -.019 .008
CC1 -.070 .886 -.038
CC4 -.021 .842 .071
CC2 -.094 .789 -.053
CC3 -.053 .712 -.038
NC2 -.083 -.003 .930
NC1 .054 -.037 .860
NC3 .032 -.050 .848
Cronbach's
Alpha 0.789 0.843 0.879
Nguồn: Kết quả phân tích xử lý dữ liệu điều tra Thực hiện phép xoay ma trận, thu được ma trận nhân tố sau khi xoay, cho thấy các nhân tố đều đạt yêu cầu về giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, tất cả các biến quan sát đều có hệ số tải nhân tố (Factor loading > 0.5).
Kết quả phân tích EFA cho thấy khái niệm “cam kết tổ chức” được tách thành 03 thành phần chính (factors) và mỗi thành phần được đo lường với các biến quan sát giống như đề xuất ban đầu của mô hình nghiên cứu mà tác giả xây dựng ở Chương 3 của đề tài. Cụ thể:
Thành phần 1 bao gồm 05 biến quan sát từ AC1 đến AC5, đây là các biến quan sát đo lường cho khái niệm “cam kết tình cảm” nên thành phần 1 được đặt tên là “Cam kết tình cảm”.
Thành phần 2 bao gồm 04 biến quan sát từ CC1 đến CC4, đây là các biến quan sát đo lường cho khái niệm “cam kết tiếp tục” nên thành phần 2 được đặt tên là “Cam kết tiếp tục”.
Thành phần 3 bao gồm 03 biến quan sát từ NC1 đến NC3, đây là các biến quan sát đo lường cho khái niệm “cam kết chuẩn mực” nên thành phần 3 được đặt tên là
“Cam kết chuẩn mực”.
Phần tiếp theo, tác giả sẽ trình bày kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA đối với các biến quan sát đo lường cho 02 biến phụ thuộc gồm: “Sự hài lòng công việc”, và “Kết quả công việc”.
4.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA đối với biến phụ thuộc
Sự hài lòng công việc
+ Kết quả phân tích EFA đối với biến phụ thuộc “Sự hài lòng công việc”
Bảng 4. 13: Tổng phương sai trích
Nhân tố Hệ số Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Tổng % trích phương sai
% tích
luỹ Tổng % trích phương sai
% tích luỹ
1 3.164 63.270 63.270 3.164 63.270 63.270
Nguồn: Kết quả phân tích xử lý dữ liệu điều tra
Qua kiểm định KMO và kiểm định Bartlett, kết quả hệ số KMO = 0.780 > 0.5, Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê với sig. = 0.000 < 0.05 điều này cho thấy các biến quan sát trong thang đo của khái niệm nghiên cứu “Sự hài lòng công việc” có tương quan với nhau.
Từ bảng 4.13 ta thấy chỉ có 1 nhân tố được trích tại giá trị eigenvalues = 3.164 với tổng phương sai trích là 63.270% > 50%.
Kết quả phân tích EFA cho thấy khái niệm “sự hài lòng công việc” được tách thành 01 thành phần chính và được đo lường với 06 biến quan sát giống như đề xuất ban đầu của mô hình nghiên cứu mà tác giả xây dựng.
Kết quả công việc
+ Kết quả phân tích EFA đối với các thành phần của Kết quả công việc
Qua kiểm định KMO và kiểm định Bartlett, kết quả hệ số KMO = 0.686 > 0.5, Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê với sig. = 0.000 < 0.05, điều này cho thấy các biến quan sát trong thang đo của khái niệm nghiên cứu “Kết quả công việc” có tương quan với nhau.
Bảng 4. 14: Tổng phương sai trích
Nhân tố Hệ số Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings
Tổng % trích phương sai
% tích
luỹ Tổng % trích phương sai
% tích luỹ
1 2.272 75.739 75.739 2.272 72.759 72.759
Nguồn: Kết quả phân tích xử lý dữ liệu điều tra Từ bảng 4.14 ta thấy chỉ có 1 nhân tố được trích tại giá trị eigenvalues = 2.272 với tổng phương sai trích là 72.759% > 50%.
Kết quả phân tích EFA cho thấy khái niệm “kết quả công việc” được tách thành 01 thành phần chính và được đo lường với 04 biến quan sát giống như đề xuất ban đầu của mô hình nghiên cứu mà tác giả xây dựng.