Sự hài lòng với công việc được đề cập tới đầu tiên bởi Hoppock (1935) trong cuốn sách “sự hài lòng với công việc”, sự hài lòng với công việc được hiểu là mức độ hài lòng được cảm nhận bởi nhân viên với 2 khía cạnh là tâm lý và thể chất thông qua tác động của môi trường. Đó là sự phản hồi chủ quan từ nhân viên tới công việc. Porter và Lawler (1968) thì cho rằng mức độ hài lòng với công việc phụ thuộc vào sự khác biệt giữa kết quả thực tế và kết quả mong muốn mà mỗi cá nhân đạt được từ một công việc cụ thể. Sự khác biệt càng thấp, sự hài lòng càng cao. Nói cách khác, nếu sự hài lòng cao hơn, sự không hài lòng sẽ ít hơn.
Theo Lincoln và Kalleberg (1990), sự hài lòng trong công việc có thể là một định hướng làm việc hiệu quả chung đối với công việc của một người và của nhà tuyển dụng. Jayaratne (1993) đã cung cấp một bản nghiên cứu tài liệu bao quát về Sự hài lòng trong công việc và phát hiện ra có rất nhiều nghiên cứu về hiện tượng này. Sự hài lòng trong công việc là phạm vi của sự dò hỏi đề cập đến hai loại ảnh hưởng: ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với con người và ảnh hưởng của con người lên doanh nghiệp.
Nhưng định nghĩa được cho là thuyết phục nhất về khái niệm Sự hài lòng trong công việc đó là của Locke (1976), ông đã định nghĩa rằng: Sự hài lòng trong công việc là một tâm trạng thích thú hoặc tích cực do bản thân tự cảm nhận khi làm việc hoặc thử việc. Và mới gần đây nhất là Weiss (2002) đã định nghĩa nó là “một cái nhìn tích cực (hoặc tiêu cực) chuẩn của một người về công việc hoặc chức vụ của ai đó”
Vậy thông qua tất cả các định nghĩa của các nhà nghiên cứu đưa ra ta có thể thấy được rằng: Sự hài lòng trong công việc là một trạng thái tâm lý tích cực khi làm việc hoặc thử việc và nó chịu ảnh hưởng từ mong muốn của cá nhân và thực tế khi làm việc của chính cá nhân đó.