Chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam v à sự cần thiết đổi mới quản lý nâng cao chất lượng thủy sản nước ta

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản tại công ty cổ phần hải sản nha trang (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT L ƯỢNG VÀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

1.3. Chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam v à sự cần thiết đổi mới quản lý nâng cao chất lượng thủy sản nước ta

1.3.1. Chất lượng sản phẩm thủy sản Việt Nam

Chất lượng thủy sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng nguyên liệu ban đầu, chất lượng trong quá trình khai thác, chế biến và chất lượng bảo quản.

Những năm gần đây, hầu nh ư tất cả các nước nhập khẩu thủy sản đều chú trọng đến dư lượng kháng sinh trong sản phẩm và tiếp tục có những qui định khắt khe về chất lượng đảm bảo các yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Hàng rào kỹ thuật đang được nhiều nước nhập khẩu dựng lên một cách dày đặc.

Là một nước có ngành thủy sản tương đối phát triển, xuất khẩu thủy sản mang lại giá trị kim ngạch cao, sản phẩm thủy sản n ước ta vào thời điểm này đang có mặt trên 122 thị trường giảm 37 thị trường so với năm 2008, về c ơ bản đã tuân thủ và đáp ứng những chuẩn mực về quốc tế trong vấn đề chất l ượng. So với thời điểm năm 2006 thì có cải thiện đáng kể song hiện tại có thể nói tình trạng thủy sản xuất khẩu không đảm bảo chất lượng vệ sinh ATTP vẫn đang ở tình trạng báo động.

Số lượng doanh nghiệp tăng tr ưởng nhanh, công suất chế biến v ượt quá khả năng cung cấp nguyên liệu nên tồn tại tình trạng nhập lậu nguyên liệu thiếu đảm bảo về chất lượng an toàn vệ sinh. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng về quản lý, kiểm tra, kiểm soát đã tăng cường hoạt động, nhưng nhiều doanh nghiệp chế biến, nhất là các đơn vị thu gom xuất khẩu vẫn ch ưa tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều doanh nghiệp vì lợi nhuận đã lạm dụng hóa chất bảo quản, bơm chích tạp chất nhằm gian lận th ương mại; phát triển thủy sản

chưa theo đúng qui ho ạch dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tăng; sự bàng quan hay cố tình vô trách nhiệm của người chăn nuôi cùng tư duy nuôi trồng thủy sản còn dựa vào kinh nghiệm và tùy tiện, dễ dãi trong khâu lựa chọn thức ăn trong nuôi trồng cũng trở thành nguyên nhân làm cho chất lượng một số sản phẩm thủy sản chưa đảm bảo chất lượng xuất khẩu.

Có thể nói trong giai đoạn này vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn đang là thách thức lớn đối với thủy sản Việt Nam. Ngành mới chỉ làm tốt vệ sinh an toàn trong khu vực chế biến, trong khi yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm đang ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi phải thực hiện “từ ao nuôi đến bàn ăn” và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, trong khi đó sản xuất thủy sản vẫn còn ở quy mô nhỏ, năng lực kiểm tra, kiểm soát ở địa ph ương còn yếu lại thiếu cơ sở dịch vụ như chợ cá tập trung ở những vùng sản xuất nguyên liệu. Như vậy các cơ quan quản lý thủy sản cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của mình xử lý nghiêm minh những trường hợp sai phạm để giữ vũng thế mạnh của sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

1.3.2. Sự cần thiết phải đổi mới quản lý nâng cao chất l ượng sản phẩm thủy sản nước ta

Quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm là một hệ thống xuyên suốt từ khâu sản xuất nguyên liệu đến thu gom, vận chuyển, bảo quản và chế biến tiêu thụ. Lấy tiêu chuẩn thị trường làm thước đo mức độ đáp ứng. Hiện nay các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam áp dụng hệ thống quản lý chất l ượng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm như hệ thống quản lý chất lượng theo GMP (qui phạm sản xuất tốt), SSOP (qui phạm vệ sinh tốt), HACCP(phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn trong ngành chế biến thực phẩm), xây dựng hệ thống cảnh báo môi tr ường dịch bệnh thủy sản…Tuy nhiên, các hệ thống quản lý này chỉ được thực hiện ở từng khâu riêng lẻ, thiếu đồng bộ và chưa có khả năng truy suất nguồn gốc sản phẩm.

Điều này dẫn đến hậu quả khi một số lô hàng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam không đạt chất lượng và bị trả về thì doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định nguyên nhân khắc phục.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất thủy sản, và quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng, cũng như những tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, hệ thống quản lý ngành đã bộc lộ nhiều hạn chế. Mặc dù Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tổ chức lại hệ thống quản lý thủy sản, chú trọng nâng cao năng lực của các c ơ quan quản lý chuyên ngành, nhưng kết quả thực hiện ở một số địa ph ương còn chậm, chưa tạo được bước đột phá mạnh mã trong công tác quản lý.

Có thể nói hệ thống quản lý chất l ượng sản phẩm thủy sản n ước ta vẫn còn mang nặng tính bị động áp đặt, các tiêu chuẩn của doanh nghiệp cũng nh ư tiêu chuẩn ngành được xây dựng như là các tiêu chuẩn bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp và toàn bộ các hoạt động về quản lý chất l ượng chủ yếu tập trung vào khâu kiểm tra thành phẩm xuất xưởng.

Do đó hệ thống quản lý này không còn hiệu quả và phát huy tác dụng khi nền kinh tế đang cạnh tranh gay gắt và yêu cầu của con người đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng, chủng loại, mẫu mã. Vì vậy đặt ra yêu cầu đổi mới về phương thức quản lý chất lượng, cần phải chuyển việc quản lý chất lựợng sản phẩm sang quản lý các điều kiện của quá trình hình thành và đảm bảo chất lượng nghĩa là chuyển từ kiểm tra sang kiểm soát. Có vậy thì mới có thể đảm bảo chất l ượng từ nuôi trồng đến chế biến và tiêu thụ.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản tại công ty cổ phần hải sản nha trang (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)