Các biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản tại công ty cổ phần hải sản nha trang (Trang 98 - 110)

L ỜI MỞ ĐẦU

3.3.Các biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm

3.3.1. Biện pháp 1: Khuyến khích toàn thể công nhân viên trong công ty cùng nhau xây dựng hệ thống quản lý an toàn các sản phẩm thủy sản xuất khẩu *Cở sở của giải pháp

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, khoa học công nghệ hiện đại, nhu cầu con người vì thế cũng tăng cao. Họ không còn bận lo “cơm no, áo ấm” mà muốn “ăn ngon, mặc đep”. Giá cả dần nh ường chỗ cho chất lượng.

Hiện nay ngành công nghiệp thực phẩm toàn cầu trong đó có công nghiệp chế biến thủy sản đang phải đối mặt với những khó khăn ch ưa từng có trong lịch sử xây dựng và phát triển. Áp lực từ phía ng ười tiêu dùng và các qui định của ngành công nghiệp về chất lượng và khả năng truy xuất đang buộc các nhà sản xuất phải cung cấp nhiều thông tin về sản phẩm h ơn. Với các loại thực phẩm trong đó có sản phẩm thủy sản được cung ứng xuyên biên giới các quốc gia, người tiêu dùng đòi hỏi phải biết được nhiều thông tin chi tiết hơn nữa về sản phẩm họ bỏ tiền ra mua bao gồm những thông tin từ khâu nuôi trồng, bảo quản, chế biến đến cung cấp (gọi theo khái niệm mới là từ “ao nuôi đến bàn ăn”).Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần thiết xây dựng cho mình một hệ thống quản lý an toàn các sản phẩm thủy sản xuất khẩu với công nghệ quản lý giám sát và công nghệ nhận dạng bằng sóng vô tuyến RFID có khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Hiện tại công ty đã và đang áp dụng hệ thống quản lý đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bao gồm hệ thống quản lý theo ISO, HACCP, GMP, SSOP. Tuy nhiên, các hệ thống quản lý này không có khả năng truy nguyên nguồn gốc sản phẩm, để đến khi xảy ra các vấn đề về chất l ượng việc tìm ra nguyên nhân vô cùng khó khăn lại rất tốn kém. Hơn thế nữa, các thị trường của công ty chủ yếu là những thị trường lớn như Nhật Bản, EU, Mỹ đang ng ày càng đòi hỏi cao về chất lượng vệ sinh an toàn và đưa kh ả năng truy xuất nguồn gốc của sản phẩm rào cản kỹ thuật cần phải đáp ứng.

*Nội dung của giải pháp

Dưới đây là mô hình hệ thống giám sát và truy xuất sản phẩm tôm đã được thí điểm thành công tại Thái Lan năm 2001 và hiện tại đã có nhiều quốc gia phát triển áp dụng trong khâu quản lý chất l ượng thủy sản mà công ty có thể đầu tư xây dựng cho công nghiệp sản xuất của mình:

Mô hình Hệ thống giám sát và truy xuất sản phẩm tôm

Đến thời điểm này việc áp dụng các công nghệ này trong doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vẫn còn hơi mơ hồ, thậm chí có nhiều doanh nghiệp vẫn ch ưa biết là có công nghệ này. Tuy nhiên là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ xuất khẩu thì công ty cần xây dựng chương trình hợp tác với Hiệp hội Thủy sản (Vasep), Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Khoa Học Công Nghệ để đề nghị được hỗ trợ trong việc ứng dụng mô hình này.

*Hiệu quả của giải pháp

Hệ thống theo dõi giám sát và truy xuất này sử dụng hệ thống quản lý phần mềm, hệ thống mạng cùng với công nghệ RFID (chip điện tử RFID, máy đọc, ghi dữ liệu) và hệ thống mã hóa barcode cho phép nắm bắt và duy trì mọi thông tin về sản phẩm từ lúc bắt đầu nuôi cho đến khi đến tay ng ười tiêu dùng (bao gồm tất cả các công đoạn: tạo giống, ươm, nuôi, chế biến, chuyên chở và phân phối).

Áp dụng mô hình này trong sản xuất sản phẩm xuất khẩu thì khi có bất kỳ vấn đề gì xảy ra đối với sản phẩm công ty đều có thể truy xuất ng ược lại để tìm ra

nguyên nhân của vấn đề và đưa giải pháp kịp thời xử lý. Khi đó việc nhập khẩu các sản phẩm của công ty vào các thị trường sẽ trở nên dễ dàng hơn, từ đó gia tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao uy tín cũng nh ư thương hiệu của công ty trên thị trường quốc tế.

3.3.2. Biện pháp 2: Phối hợp chiến lược chất lượng sản phẩm của công ty vớinỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước

*Cở sở của giải pháp

Ngày nay vấn đề chất lượng sản phẩm đang được sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan quan lý nhà nước, bởi chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Công ty sẽ hoạt động và phát triển bền vững trong điêu kiện quốc gia có môi trường chính sách pháp luật ổn định. Sự thành công của công ty trong việc cải tiến nâng cao chất l ượng sản phẩm phụ thuộc không chỉ v ào điều kiện của công ty mà có sự góp mặt vô cùng quan trọng của các điều kiện khách quan bên ngoài, chẳng hạn như những chính sách của nh à nước về đổi mới công nghệ, những qui định về tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn quốc gia, hay những chính sách về thuế khóa…

*Nội dung của giải pháp

Đứng trước thực trạng ngành thủy sản hiện nay các c ơ quan quản lý nhà nước đã và đang có nhiều biện pháp nhằm chấn chỉnh lại công tác quản lý chất lượng thủy sản ở các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp chế biến. Nhà nước cũng khuyến khích các doanh nghiệp đ ầu tư vào đổi mới công nghệ (như công nghệ giám sát và truy xuất nguồn gốc sản phẩm tôm đã nêuở giải pháp 1 cũng đang được cơ quan quản lý nhà nước tiến hành hợp tác với Thái Lan áp dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam). Do đó đây là một điều kiện tốt để công ty nên sớm đưa mô hình này vào công tác quản lý chất lượng.

Nhà nước cũng ban hành qui định rõ ràng về tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm thủy sản xuất khẩu theo tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn quốc tế, do đó công ty cần có những chiến lược định hướng phát triển sản phẩm cho mình,đặc biệt cần chú trọng hơn nữa trong việc sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng vì hiện mặt hàng này

ở công ty còn chiếm tỉ lệ rất thấp trong khi mục tiêu chung của chính phủ ban hành là đến năm 2010 tổng sản phẩm giá trị gia t ăng và sản phẩm phối chế với hàm lượng công nghệ cao sẽ đạt 65% – 70% trong tổng sản phẩm xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế. Do đó công ty cần tiếp tục nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng tốt hơn nữa hệ thống quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP, SSOP, BRP.

KIẾN NGHỊ

Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty Cổ Phần Hải Sản Nha Trang và qua những hiểu biết trong học tập em xin đ ược đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước và công ty như sau:

1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Hiện nay tình hình cạnh tranh trên thị trường đang diễn ra rất gay gắt, các doanh nghiệp đặc biệt là trong ngành thủy sản (một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước) cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề hết sức k hó khăn như ổn định giá cả,thị trường…Và điều mà các doanh nghiệp quan tâm là làm sao để đảm bảo chất lượng sản phẩm để giữ vững những thị tr ườngtiềm năng và không ngừng tìm kiếm thị trường mới. Tuy nhiên, để đạt được điều đó đòi hỏi phải có sự cố gắng của doanh nghiệp và cũng không thể thiếu những chính sách ưu đãi của nhà nước như: - Đầu tư vốn cho công ty cũng nh ư mọi điều kiện để công ty sớm áp dụng mô

hình hệ thống giám sát sản phẩm tôm, vì các mặt hàng của công ty chủ yếu là tôm. Mô hình này giúp công ty có nhiều lợi ích như đã trình bày trong giải pháp 1 về hoàn thiên hệ thống quản lý chất l ượng.

- Cần quán triệt thanh tra kiểm tra kỹ h ơn nữa các doanh nghiệp chế biến thủy sản cũng như các nguồn cung ứng nguyên liệu thủy sản, đảm bảo chất l ượng an toàn ổn định từ “ao nuôi đến b àn ăn”.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý chất l ượng ở các doanh nghiệp để họ có kiến thức cao h ơn trong việc đảm bảo chất lượng cũng như công tác quản lý chất lượng.

- Tạo các điều kiện và các chính sách ưu đãi trong vay vốn đối với các cơ sở nuôi trồng, giám sát chặt chẽ khâu con giống cũng như thức ăn và vệ sinh vùng nuôi, giảm tình trạng nguyên liệu không đảm bảo chất lượng do dư lượng kháng sinh.

2. Đối với công ty

Vì trong tình hình hội nhập thế giới như hiện nay chất lượng sản phẩm quyết định khả năng cạnh tranh và sự thắng lợi của doanh nghiệp. Vì vậy đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản thì việc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, cung ứng cho thị

trường cái thị trường cần là rất quan trọng. Vì vậy đối với công ty em xin đ ược đề xuất một số kiến nghị nh ư sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Ban lãnh đạo công ty cũng như mọi thành viên trong công ty cần có trách nhiệm cao hơn nữa, nhận thức rõ về tầm quan trọng của chất l ượng trước tình hình căng thẳng của ngành thủy sản hiện nay.

- Cần thành lập riêng một bộ phận quản lý chất l ượng kết hợp với đội KCS trong quản lý chất lượng, vì hiện tại khâu kiểm soát chất lượng cũng chính là kiểmtra chất lượng thành phẩm, như vậy kết quả mang lại ch ưa thực sự khách quan. - Công ty cần nghiên cứu và áp dụng hệ thống quản lý chất l ượng theo tiêu chuẩn

ISO 14000 (Hệ thống quản lý môi tr ường). Hệ thống này sẽ mang lại cho công ty rất nhiều lợi ích như giảm chiphí vận chuyển, lưu kho do dùng ít nguyên li ệu; giảm chi phí về bảo hiểm và bồi thường; tiết kiệm chi phí do tái sử dụng, tái chế; cải tiến sản phẩm tăng cạnh tranh; có mối quan hệ tốt với khách h àng…

- Công ty cần thành lập đội thu mua nguyên liệu để có thể thu mua trực tiếp qua ngư dân hay hộ nuôi trồng, như vậy có thể giảm được giá nguyên liệu mà chất lượng vẫn đảm bảo vì hiện tại nguyên liệu chỉ thu mua qua nậu vựa khi các chủ nậu vựa chở trực tiếp tới bán cho công ty.

KẾT LUẬN

Chất lượng là sản phẩm của cả một quá trình, một cuộc đua mà ở đó không có vạch kết thúc. Nó không bao giờ là một sự ngẫu nhiên mà nó là kết quả của sự cố gắng hết mình, sự tác động của hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ với nhau.

Công ty muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường đòi hỏi phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình và trên thực tế công ty đang cố gắng để thực hiện điều đó. Với việc áp dụng mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP, BRC, ISO, SSOP, GMP, chất lượng sản phẩm trong công t y luôn được cải thiện, uy tín của công ty ng ày càng được nâng cao trên các thị trường. Vấn đề chất lượng trong công ty trở thành ý thức tự giác của mỗi công nhân viên trong mục tiêu hoạt động vì sự phát triển của công ty.

Chất lượng là sự sống còn và là thứ cho không, công tác quản lý chất l ượng tốt sẽ là cở sở nền tảng – cốt lõi cho sự trường tồn của công ty. Vì vậy việc tạo dựng và duy trì phát triển văn hóa chất lượng tại công ty, đảm bảo tất cả mọi thành viên trong công ty không phân biệt cấp bậc đều phải ý thức trách nhiệm cao h ơn nữa với công tác đảm bảo nâng cao chất l ượng sản phẩm của mình.

Trong thời gian thực tập tại công ty, có quá trình liên hệ giữa lý thuyết và thực tế, em đã hiểu thêm nhiều về vai trò quan trọng cần thiết của việc quản lý chất lượng sản phẩm. Do kiến thức còn hạn chế nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong đ ược sự góp ý của các thầy cô cũng như ban lãnhđạo trong công ty để đồ án đ ược hoàn thiện hơn.

Sinh viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD và ĐT (1995), Quản trị chất lượng, Đại Học Mở Bán Công TP Hồ Chí Minh.

2. Bộ Thủy Sản,Đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy s ản, NXB Nông nghiệp 3. PGS.PTS Nguyễn Quốc Cừ (1998), Quản lý chất lượng, NXB Khoa Học và

Kỹ Thuật – 70, Trần Hưng Đạo, Hà Nội.

4. TS Đặng Văn Hợp (Chủ bi ên), TS Đỗ Văn Ninh, Th.S Nguyễn Thuần Anh

(2005), Quản lý chất lượng thủy sản, NXB Nông nghiệp.

5. Lưu Thanh Tâm (2006), Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, NXB

Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh.

6. TS Dương Trí Thảo (2005), Kinh tế và tổ chức quản lý ngành Thủy Sản, Nha

Trang.

7. Khóa luận các năm trước. 8. www.google.com.vn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1:BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM

2006– 2007– 2008.

ĐVT: đồng

Tài sản Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 22,695,969,109 19,500,470,836 39,921,424,165 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1,309,270,855 89,424,118 169,612,295

1.Tiền 1,309,270,855 89,424,118 169,612,295

2.Các khoản tương đương tiền

II.Các khoản phải thu ngắn hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.Đầu tư ngắn hạn (*)

2.Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn (*)

III.Các khoản phải thu ngắn hạn 3,522,852,227 5,528,207,695 19,671,098,940

1.Phải thu khách hàng 3,340,714,080 5,396,267,150 19,337,840,828 2.Trả trước cho người bán 143,309,134 13,990,545 200,049,579 3.Phải thu nội bộ ngắn hạn (tạm ứng) 31,268,313 116,950,000 89,009,210 4.Phải thu theo tiến độ KH hợp đồng xây dựng

5.Các khản phải thu khác 7,560,700 1,000,000 4,199,323 6.Dự phòng phí thu ngắn hạn khó đòi(*) IV. Hàng tồn kho 17,817,900,491 13,692,272,088 19,629,906,209 1.Hàng tồn kho 17,817,900,491 13,692,272,008 19,629,906,209 2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (*) V.Tài sản ngắn hạn khác 1,020,563,006 190,566,935 450,806,721 1.Chi phí trả trước ngắn hạn 82,448,676 258,997,362

2.Thuế GTGT được khấu trừ 162,825,902 86,439,786

3.Thuế và các khoản phải thu nhà nước 16,714,888,809 27,741,033 3,549,573

4.Tài sản ngắn hạn khác 101,820,000

I- Các khoản phải thu dài hạn

1.Phải thu dài hạn của khách hàng 2.Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc

3.Phải thu dài hạn nội bộ

4.Phải thu dài hạn khác

5.Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*)

II. Tài sản cố định 22,337,364,619 21,988,676,731 19,714,743,795

1.Tài sản cố định hữu hình 22,294,070,716 21,985,997,731 19,667,889,654

- Nguyên giá 37,336,684,479 38,276,645,186 37,872,065,101

- Giá trị hao mòn lũy kế(*) (15,042,613,763 ) (16,290,647,455) (18,204,175,447)

2.Tài sản cố định thuê tài chính 2,679,000

- Nguyên giá 16,920,000 16,920,000

- Giá trị hao mòn lũy kế(*) (114,241,000) (16,920,000)

3. Tài sản cố định vô hình 2,679,000

- Nguyên giá 16,920,000

- Giá trị hao mòn lũy kế(*) (14,241,000) 46,854,141

4.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 40,614,903

III.Bất động sản đầu tư

- Nguyên giá

- Giá trị hao mòn lũy kế(*)

IV.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1.Đầu tư và công ty con

2.Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.Đầu tư dài hạn khác

4.Dựphong giảm giá đầu tư dài hạn (*)

V.Tài sản dài hạn khác 1,141,555,940 328,210,936 166,898,362

1.Chi phí trả trước dài hạn 1,141,555,940 328,210,936 166,898,362 2.Tài sản thuế thu nhập hoãn lại

3.Tài sản dài hạn khác

TỔNG CỘNG TÀI SẢN 46,174,889,668 41,817,358,503 59,803,066,322 NGUỒN VỐN

A-Nợ ngắn hạn 36,110,674,176 26,614,284,291 45,226,815,014

I.Nợ ngán hạn 35,376,686,476 10,338,102,981 32,151,815,014

1.Vay và nợ ngắn hạn 26,536,435,173 6,360,850,000 27,597,065,900 2.Phải trả người bán 1,304,959,046 163,543,917 2,598,924,834

3.Người mua trả tiền trước 2,128,357,428 830,080,243 14,463,490 4.thuế và các khoản phải nộp nhà nước

5.Phải trả người lao động 198,173,079 1,438,828,840 1,009,182,500

6.Chi phí phải trả 142,250,913 477,858,578 557,990,388

7.Phải trả nội bộ

8.Phải trả theo tiến độ KH hợp đồng xây dựng

9.Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 5,066,810,837 66,941,403 374,187,902 10.Dự phòng phải trả ngắn hạn

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản tại công ty cổ phần hải sản nha trang (Trang 98 - 110)