Đánh giá khái quát về chất lượng sản phẩm của công ty thời gian qua

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản tại công ty cổ phần hải sản nha trang (Trang 61 - 62)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.2.2.1. Đánh giá khái quát về chất lượng sản phẩm của công ty thời gian qua

Với chính sách quản lý để cải tiến liên tục, không ngừng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng cũng như tuân thủ các yêu cầu của luật định; hoạt động theo phương châm “uy tín – chất lượng – an toàn – hiệu quả” kết hợp lợi ích của khách hàng, cổ đông, người lao động và toàn xã hội; xây dựng và áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng HACCP, BRC, ISO 9001 – 2000. Công ty cổ phần hải sản Nha Trang luôn xem chất lượng là hàng đầu chứ không phải lợi nhuận tr ước mắt và thu được nhiều thành tựu to lớn có vị trí ngày càng cao trên thị trường quốc tế.

Các sản phẩm của công ty hầu hết đều đã đạt tiêu chuẩn HACCP và tiêu chuẩn BRC như: mực ống nguyên con, tôm sú nguyên con, tôm sú A1, tôm PTO, tôm PD, tôm HOSO, tôm HLSO, PD luộc đông IQF, tôm sú PTO Nobashi, tôm sú Sushi Ebi, tôm PTO tẩm bột, cá cơmxiên que tâm bột, chả giò rế đông lạnh…

Sản phẩm của công ty ổn định trên những thị trường lớn và truyền thống như Mỹ, Nhật, EU…đây là những thị trường tương đối khó tính yêu cầu về chất lượng cao. Doanh thu của công ty tăng mạnh trong năm 2008 thể hiện cô ng ty đã cố gắng đáp ứng ngày càng cao nhu cầu khách hàng.

Tuy nhiên, vấn đề chất lượng sản phẩm trong công ty vẫn còn tồn tại những thiếu sót cần sự nỗ lực cố gắng h ơn nữa của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, thực hiện tốt chính sách chất l ượng của công ty.

Thể hiện, một số vấn đề chất lượng còn tồn tại như việc sản phẩm có tạp chất, sản phẩm bị nhiễm mùi chlorine nặng, sự xâm nhập của côn trùng vào trong sản phẩm, hình dạng mẫu mã khôngđạt tiêu chuẩn theo yêu cầu, chất lượng nguyên

liệu không đảm bảo gây ra sự biến màu nguyên liệu, hay việc nhầm lẫn trong quá trìnhđóng gói thùng sản phẩm.

Nhìn chung những tồn tại trong chất l ượng sản phẩm là do: tình trạng thiếu công nhân trực tiếp sản xuất nên nguyên liệu nhập về không được đem vào sản xuất ngay mà để chờ thời gian lâu gây biến màu nguyên liệu, ý thức chưa cao của công nhân trong việc vệ sinh cá nhân, sự kiểm tra kiểm soát ch ưa chặt chẽ của khối quản lý chất lượng màở đây là đội ngũ KCS trong công ty.

Việc mở cửa chuyển hàng giữa hai phân xưởng I và II cũng trở thành điều kiện tốt cho côn trùng xâm nhập vào phân xưởng sản xuất và do đó xâm nhập vào sản phẩm làmảnh hưởng đến chất lượng.

Hiện nay việc tiếp nhận nguyên liệu trong công ty là do bộ phận KCS của từng phân xưởng chế biến tiến hành và nguyên liệu của xưởng nào thì xưởng đó có trách nhiệm tiếp nhận. Trong khi tiếp nhận nguyên liệu thì có một số loại nguyên liệu cần phải phân cỡ thì công ty thực hiện để trực tiếp xuống nền rồi tiến hành phân loại đó mà sẽ là điều kiện tốt để cho vi sinh vật có cơ hội xâm nhập dẫn đến h ư hỏng nguyên liệu. Vì vậy công ty cần đưa thêm bàn tiếp nhận nguyên liệu vào trong phòng tiếp nhận, tăng thêm đội ngũ kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào để đảm bảo chất lượng ngay từ khâu đầu tiên.

Đối với khâu kiểm tra mẫu hiện công ty vẫn chưa có đội ngũ chuyên viên về kiểm tra vệ sinh thực phẩm. Mà khâu này được giao cho các cán bộ KCS lâu năm và có trìnhđộ nhất định của công ty nên đôi khi vẫn chưa được hoàn thiện bởi vì vừa là người trực tiếp lãnhđạo khâu làm ra sản phẩm lại chính là người kiểm tra sản phẩm.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản tại công ty cổ phần hải sản nha trang (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)