L ỜI MỞ ĐẦU
2.1.1. Chức năng, nhiệm vụ, tính chất hoạt động và quá trình hình thành, phát triển
2.1.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của công ty
a. Quá trình hình thành
Công ty được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào quý IV năm 1999 và đóng trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Đến nay, đơn vị thành viên này đã khẳng định được vị trí của mình tại địa phương, trong nước và trên thế giới với tên gọi: “Công ty Cổ Phần Hải Sản Nha Trang”.
Tên giao dịch: Nha Trang Fisheries Joint Stock Company. Tên viết tắt: Nha Trang Fisco.
Địa chỉ: Nha Trang Fisheries Joint Stock Company 194 Lê Hồng Phong, Nha Trang, Khánh Hòa. Email: Fisco@hcm.vnn.vn Điện thoại: (84)058.855.148 (84)058.844.049 Fax: (84)058.844.158 Tổng diện tích: 11.459 m2 Tổng vốn đầu tư: 10 tỷ VNĐ Mã số doanh nghiệp: DL115.
b. Các giai đoạn phát triển của công ty
Công ty cổ phần hải sản Nha Trang là công ty cổ phần tổ chức và hoạt động theo quy định của luật công ty đã được kỳ họp thứ VIII Quốc hội n ước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa VIII thông qua ngày 21/12/1990.
Nguồn vốn của công ty là vốn góp của các thành viên, cùng chia nhau lợi nhuận và cùng chịu lỗ với phần vốn góp của mình, chịu các khoản nợ của công ty (nếu có) trong phạm vi cổ phần mình sở hữu.
Thời hạn hoạt động của công ty l à 50 năm, việc giải thể công ty tr ước thời hạn hoạt động của công ty sẽ do đại hội đồng cổ đông quyết định v à được sự chấp nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vốn điều lệ của công ty khi mới thành lập là 5 tỷ VNĐ, số vốn này được chia thành 1000 cổ phiếu. Đến năm 2002 số vốn n ày đã tăng lên 10 tỷ VNĐ. Vốn của công ty được điều chỉnh theo sát tình hình từng thời kỳ để đảm bảo cho các cổ đông và đáp ứng nhu cầu kinh doanh của công ty.
2.1.1.2. Chức năng
Công ty cổ phần hải sản Nha Trang là một doanh nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh xuất khẩu các sản phẩm thủy sản tươi, khô, đông lạnh, tẩm gia vị.
Công ty có tư cách pháp nhân, có con d ấu riêng, hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về tài chính.
Xuất khẩu sản phẩm sang các thị tr ường Nhật Bản, Mỹ, EU , Đài Loan… Nhập khẩu trang thiết bị máy móc ngh ề cá phục vụ sản xuất.
2.1.1.3. Nhiệm vụ
Tổ chức thu mua, tiếp nhận, bảo quản và chế biến nguyên liệu thủy sản theo đúng quy trình chế biến hàng xuất khẩu, đảm bảo số lượng, chất lượng và thời gian. Thực hiện tốt bảo vệ môi tr ường, bảo vệ an ninh chính trị và làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
Thực hiện hạch toán và báo cáo thường xuyên, trung thực đúng quy định quản lý tài chính, quản lý xuất khẩu của nh à nước.
Ổn định và cải thiện đời sống vật chất cũng nh ư tinh thần của cán bộ công nhân viên trong công ty.
2.1.1.4. Tính chất hoạt động
Đại hội đồng cổ đông l à cơ quan cao nhất của công ty. Đại hội đồng họp thường kỳ do chủ tịch hội đồng quản trị triệu tập mỗi năm một lần khi kết thúc một năm tài chính hoặc bất kỳ lúc nào mà hội đồng quản trị kiểm soát viên thấycần thiết để giải quyết các công việc kinh doanh của công ty nh ư:
Bầu, bãi, miễn thành viên hội đồng quản trị, kiểm soát viên công ty.
Chia lợi nhuận cho cổ đông, phân chia trách nhiệm thiệt hại đối với công ty kinh doanh…
Công ty thực hiện hạch toán kinh tế độc lập và tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo có lãiđể mở rộng qui mô.
2.1.2.Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý của công ty 2.1.2.1.Cơcấu tổ chức quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý là một tập hợp gồm các bộ phận khác nhau, có quan hệ với nhau được chuyên môn hóa và có quyền lực nhất định, bố trí theo từng cấp nhằm đảm bảo chức năng quản lý, điều hành hoạt động của công ty.
Sau đây là sơ đồ tổ chức quản lý của công ty:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hội đồng quản trị
Giám đốc
Phó GĐ sản xuất Phó GĐ tài chính & nhân s ự
Cơ điện
Kinh doanh Văn phòngđại diện
Tổ chức hành chính Kế toán Phân xưởng sx
*Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận
Hội đồng quản trị: là cơ quan cao nhất ở công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi việc li ên quan đến nục đích quyền lợi của công ty. Chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông về những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ, vi phạm luật gây thiệt hại cho công ty. Quyết định chiến l ược của công ty, quyết định cơ chế nội bộ quản lý công ty.
Giám đốc công ty: là người điều hành các hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật và hội đồng quản trị về hoạt động của công ty. Tổ chức và duy trì các điều kiện công tác, điều kiện môi tr ường làm việc tốt để đạt hiệu quả kinh tế, đảm bảo đời sống và phát triển cán bộ công nhân viên công ty. Đảm bảo nguồn nhân lực cho quá trình sản xuất, quyết định phê duyệt mức lương trợ cấp trong công ty…
Phó giám đốc công ty: phối hợp giúp giám đốc trong việc tổ chức, triển khai quyết định chỉ đạo của hội đồng quản trị. Quyết định phân công phân quyền cho các phòng ban có liên quan trong việc điều động, phân công tổ chức thực hiện kế hoạch công tác. Tổ chức giám sát, đánh giá hiệu quả công tác để đề xuất với giám đốc các biện pháp khen thưởng kỷ luật…
Phòng kinh doanh: xúc tiến hoạt động tiếp thị bán hàng và lập kế hoạch kinh doanh cung cấp vật tư nguyên liệu nhập khẩu. Xây dựng chiến l ược quản lý khách hàng, quản lý hồ sơ kinh doanh theo đúng quy đ ịnh của pháp luật. Chịu trách nhiệm tiêu thụ hàng hóa, trực tiếp làm công tác xuất nhập khẩu, tổ chức thu mua lập báo cáo thống kê tổng hợp đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu, tham m ưu cho giám đốc về những biện pháp nhằm thực hiện kế hoạch của công ty.
Phòng kế toán: quản lý các nghiệp vụ kế toán, quản lý tài sản, quản trị tài chính. Tham mưu cho giám đ ốc về chiến lược quản lý tài chính, thay mặt giám đốc liên hệ với các cơ quan chủ quản để giải quyết các vấn đề li ên quan đến tài chính. Thực hiện báo cáo quyết toán hiệu quả kinh doanh theo định kỳ v à đột xuất cho ban giám đốc.
Phòng tổ chức hành chính: quản lý nhân sự, tổ chức lao động, tiền l ương và hành chánh quản trị, hành chánh văn thư. T ổ chức thực hiện các quyết định, quy định của ban giám đốc công ty, xây dựng hệ thống quy chế quy định cho công ty v à quản lý việc chấp hành các nội quy đó. Tổ chức lễ đón tiếp khách h àng, đối tác trong nước, nước ngoài. Xây dựng kế hoạch và thực hiện đánh giá nhân viên, chính sách của người lao động, xây dựng môi tr ường làm việc văn minh hiện đại.
Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm với giám đốc về công tác kỹ thuật nh ư kỹ thuật máy móc thiết bị, kỹ thuật về sản xuất, kỹ thuật để chọn mua nguyên vật liệu, về sản phẩm, an toàn lao động cũng như nước thải môi trường. tư vấn cho giám đốc về phương án đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tiến kỹ thuật như chất lượng từng máy móc thiết bị, vận hành…
Phân xưởng sản xuất: tiếp nhận và thực hiện kế hoạch từ phòng kinh doanh và ban giám đốc, điều động nhân lực phục vụ cho sản xuất, ổ chức sản xuất. Quản lý năng suất, định mức chế biến theo từng loại mặt hàng, quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm, quản lý thành phẩm và bán thành phẩm, phế phẩm, vật tư phục vụ sản xuất.
Bộ phận cơ điện: hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc sản xuất, tổ trưởng tổ cơ điện có nhiệm vụ giám sát nhân v iên dưới quyền và chịu trách nhiệm trước giám đốc, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường không để xảy ra sự cố kỹ thuật, có nhiệm vụ bảo quản công cụ máy móc thiết bị.
2.1.2.2.Cơ cấu tổ chứcsản xuất kinh doanh của công ty
Tổ chức sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp là sự phối hợp chặt chẽ giữa sức lao động và tư liệu sản xuất cho phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ của sản xuất, quy mô, công nghệ nhằm tạo ra của cải vật chất cho xã hội với hiệu quả kinh tế cao nhất. cơ cấu tổ chức sản xuất được xem là cơ sở khách quan để thiết lập bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Sau đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty:
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty. *Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận:
Bộ phận sản xuất chính: gồm hai phân x ưởng chế biến, nhiệm vụ của ha phân xưởng này là chế biến hàng thủy sản đông lạnh.
Bộ phận sản xuất phụ:
- Phân xưởng đá cây: cung cấp đá cho sản xuất chính, tận dụng công suất d ư thừa thì cungứng ra bên ngoài.
- Phân xưởng cơ điện: sửa chữa, kiểm tra vận hành máy móc. Bộ phận phục vụ sản xuất:
- Hệ thống kho tàng: dùng để lưu trữ vật tư hàng hóa, thành phẩm phục vụ cho công việc sản xuất của phân x ưởng sản xuất chính.
- Tổ vận tải: vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm cho công ty.
- Tổ vệ sinh: chuyên làm công tác vệ sinh trong toàn bộ phân xưởng ở công ty. Cơ cấu sản xuất
Bộ phận sản xuất Bộ phận sx phụ trợ Bộ phận phục vụ sx PX chế biến I PX cơ điện PX sx đá cây Hệ thống kho tàng Tổ vận tải Tổ vệ sinh PX chế biến II