CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN NHA TRANG
2.2. Thực trạng chất lượng sản phẩm và công tác qu ản lý chất lượng sản phẩm tại công ty
2.2.4. Đánh giá chung v ề chất lượng và công tác quản lý chất lượng tại công ty
Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt của thị tr ường, một doanh nghiệp muốn đứng vững trong hoạt động kinh doanh của mình thì việc liên tục hạ giá thành sản phẩm và cải thiện chất lượng là điều quan trọng hàng đầu. Theo lý thuyết về chi phí cho chất lượng thì khi chất lượng được nâng cao cũng có nghĩa là giá thành hạ, vì chi phí cho sự không phù hợp giảm xuống. Nếu một doanh nghiệp định h ướng vào chất lượng, suy cho cùng đặc điểm này sẽ làm cho doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao.
Nếu doanh nghiệp hướng vào lợi nhuận (trước hết), thì sản phẩm của họ không chịu
nổi sự cạnh tranh trên thương trường và rút cục doanh nghiệp sẽ thất bại. Như vậy công tác quản lý chất lượng trong doanh nghiệp cần đ ặc biệt xem trọng các yếu tố:
“chất lượng – giá cả - thời gian giao hàng – độ tin cậy về đảm bảo chất l ượng”. Đã đến lỳc doanh nghiệp cần nhận thức rừ tầm quan trọng của chất l ượng, chất lượng là vấn đề chiến lược và cấp bách hiện nay. Để tạo ra nhiều sản phẩm có chất l ượng, an toàn với mẫu mã phù hợp với người tiêu dùng, công ty luôn coi trọng công tác quản lý chất lượng sản phẩm là hàng đầu. Nhiệm vụ này không chỉ là trách nhiệm của công nhân, của cán bộ quản lý chất l ượng mà là công việc, mục tiêu chung của toàn công ty.
Sau 9 năm thành lập và tiến hành hoạt động kinh doanh, đến nay có thể thấy công ty đãđạt được những kết quả sau:
1. Công ty đã và đang chuyển hướng thành công trong việc sử dụng nguyên liệu, mặc dù khả năng đáp ứng thị tr ường chưa cao so với kế hoạch đề ra, song nhìn chung thị trường thu mua nguyên liệu đang được mở rộng, việc cungứng nguyên liệu cho công ty tương đối ổn định đảm bảo cho sản xuất từ đó đảm bảo chất lượng sản phẩm.
2. Chú trọng công tác kiểm tra chất l ượng, toàn thể công ty luôn cố gắng sản xuất ra sản phẩm đạt chất l ượng cao mang lại sự hài lòng cho khách hàng, đạt hiệu quả kinh doanh cao.
3. Áp dụng tốt hệ thống quản lý chất l ượng sản phẩm theo HACCP, ISO, đ ạt các tiêu chuẩn BRC, CODE EU chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao.
4. Công ty có phòng vi sinh thuận tiện cho việc kiểm tra mẫu sản phẩm, sớm phát hiện ra những nguyên nhân làm giảm chất lượng sản phẩm để có biện pháp khắc phục kịp thời.
5. Định hướng đúng thị trường xuất khẩu cho công ty: Nhật, Mỹ, EU, Đài Loan…đều là những thị trường tiêu thụ số lượng lớn với yêu cầu cao về chất lượng để công tác quản lý chất l ượng được hoàn thiện hơn đảm bảo chất lượng phù hợp với khách hàng, từ đó công ty ngày càng mở rộng hệ thống kinh doanh của mình.
2.2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân cơ bản
Cũng như mọi hoạt động kinh doanh khác, công tác quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh các sản phẩm thủy sản của công ty Cổ phần Hải Sản Nha Trang đ ã đạt được nhiều thành tựu to lớn, song bên cạnh đó cũng không thể tránh khỏi một số tồn tại như sau:
1. Khâu kiểm tra chất lượng nguyên liệu là kiểm tra mẫu xác suất, kiểm tra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm vốn có của đội KCS, dễ mua phải nguyên liệu nhiễm kháng sinh hóa chất do nậu vựa vì mục tiêu lợi nhuận đã bơm chích vào, vì vậy chất lượng nguyên liệu không đảm bảo ảnh h ưởng đến chất lượng sản phẩm.
2. Công ty thu mua nguyên liệu theo đơn đặt hàng của khách hàng nên đôi khi không chủ động được nguồn nguyên liệu do thị trường nguyên liệu khan hiếm, sự thiếu hụt trong nguyên liệu có thể dẫn đến tình trạng thu mua nguyên liệu giảm phẩm cấp, do đó cũng đánh mất đi giá trị thành phẩm.
3. Máy móc thiết bị trong công ty tuy có đảm bảo t ương đối ổn định về công suất hoạt động, song nó đã khá cũ kĩ.
4. Hệ thống quản lý chất l ượng sản phẩm trong công ty (đội KCS) còn lỏng lẻo, chưa thực sự kiểm soát hết được những tồn tại trong chấ t lượng.
5. Một bộ phận công nhân còn chưa nhận thức hết được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm và những ảnh hưởng không tốt của việc sản phẩm không đảm bảo chất lượng đến sức khỏe người tiêu dùng, vì vậy đã không ý thức cao trong khâu vệ sinh cá nhân làmảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
6. Khả năng nắm bắt thị tr ường của công ty chưa cao gây ra sự mất cân đối trong quá trình thu mua nguyên liệu, chính sách sử dụng lao động ch ưa linh hoạt gây ra tình trạng thiếu lao động sản xuất trực tiếp làm gián đoạn quá trình sản xuất do đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.