L ỜI MỞ ĐẦU
2.2.3.2. Chính sách chất lượng
Ta đã biết, một đặc trưng của nguyên liệu thủy sản là mau hư hỏng và giảm phẩm cấp do đó theo lý thuyết quản lý chất l ượng toàn diện để chất lượng sản phẩm đầu ra tốt thì trước tiên phải đảm bảo chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào. Vì vậy công tác quản lý chất l ượng sản phẩm phải được thực hiện ở tất cả các khâu trong quá trình sản xuất và được sự tham gia của tất cả các thành viên trong phân xưởng nói riêng và toàn công ty nói chung. Tuy nhiên nhìn chung công tác quản lý chất lượng thủy sản ở nước ta từ trước đến một số năm gần đây vẫn còn mang tính bị động và áp đặt, các tiêu chuẩn của nhà nước cũng như tiêu chuẩn ngành được xây dựng như những tiêu chuẩn bắt buộc và toàn bộ hệ thống chất lượng chỉ tập trung vào khâu kiểm tra chất lượng thành phẩm xuất xưởng. Quan niệm quản lý chất lượng này thể hiện khá phổ biến ở những doanh nghiệp chế biến thủy sản thể hiện ở mỗi doanh nghiệp đều có một bộ phận quản lý chất l ượng sản phẩm. Ngày nay nền kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau về mọi mặt nhằm đáp ứng sự thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt nhất, sản phẩm đạt chất l ượng cao nhất. Nếu như doanh nghiệp vẫn quản lý theo kiểu bị động, chất l ượng sản phẩm
không đảm bảo ở tất cả các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ thì doanh nghiệp sẽ sớm đánh mất đi thương hiệu và uy tín của mình, bởi lẽ quản lý chất lượng thành phẩm mới là một khâu trong hệ thống quản lý chất l ượng.
Thấy rõ tầm quan trọng của chất l ượng, công ty đã xây dựng cho mình một hệ thống chính sách chất l ượng như sau:
Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty cam kết: - Xây dựng và áp dụng có hiệu quả hệ thống quản lý chất l ượng HACCP, BRC, ISO 9001-2000 nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm.
- Quản lý để cải tiến liên tục, không ngừng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng cũng như tuân thủ các yêu cầu của luật định
- Công ty hoạt động theo phương châm “uy tín – chất lượng – an toàn–hiệu quả” kết hợp lợi ích của khách hàng, cổ đông, người lao động và toàn xã hội.
Để đảm bảo sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao, và để thực hiện tốt chính sách chất lượng, công ty đã sử dụng nhiều biện pháp kiểm tra và quản lý trong quá trình sản xuất và đạt được nhiều thành công trong quá trình kiểm soát đảm bảo chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu. Công việc quản lý chất lượng trong công ty không phải là công việc chỉ của các kỹ sư chế biến, của cán bộ kỹ thuật mà là công tác thường xuyên của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty.
Công ty đã thiết lập ban ISO và nhóm HACCP để trực tiếp điều khiển và theo dõi các hoạt động.
Ban ISO có trách nhiệm hỗ trợ, tổng kết và báo cáo kết quả hoạt động cuả hệ thống cho đại diện lãnh đạo; nhằm thiết lập, duy trì và cải tiến các hệ thống đang áp dụng tại công ty, cụ thể nh ư sau:
- Theo dõi, giám sát, đôn đốc và yêu cầu các bộ phận liên quan hoàn thành công việc đúng tiến độ.
- Lưu trữ các tài liệu, hồ sơ có liên quan đến các hệ thống quản lý.
- Tư vấn, đề xuất ý kiến cho ban giám đốc, đại diện lãnh đạo và các bộ phận khác khi thực hiện hoạt động li ên quan đến chất lượng sản phẩm.
Đội HACCP có trách nhiệm thiết lập, vận hành, giám sát và cải tiến các kế hoạch HACCP.
Trong đó:
- Trưởng nhóm HACCP có đủ khả năng, hiểu biết các nguyên tắc HACCP và cách áp dụng HACCP.
- Nhóm HACCP tập hợp các thành viên đa ngành,đư ợc đào tạo cơ bản về HACCP, bao gồm các cán bộ chủ chốt ở tất cả các đ ơn vị chức năng như quan lý chất lượng, sản xuất, cơ điện, tổ chức.
- Công ty cũng chỉ định các trách nhiệm về việc quản lý chất l ượng an toàn nhằm đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn liên quan.