CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI SẢN NHA TRANG
2.2. Thực trạng chất lượng sản phẩm và công tác qu ản lý chất lượng sản phẩm tại công ty
2.2.2. Đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty
2.2.2.2. Đánh giá chất lượng sản phẩm của công ty Nha Trang – Fisco
Chất lượng sản phẩm tốt giúp công ty có thế mạnh trong việc đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng, từ đó nâng cao doanh thu v à tăng thêm khả năng cạnh tranh cho công ty trên thị trường quốc tế.
Để chất lượng sản phẩm ngày một nâng cao, có đủ điều kiện xuất sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, EU…công ty áp dụng quản lý chất l ượng
theo tiêu chuẩn HACCP, ISO, chất l ượng sản phẩm được quản lý từ khâu nguyên liệu đầu vào đến khi thành sản phẩm cuối cùng.
Để mỗi lô hàng được đảm bảo chất lượng, trước khi đem xuất hàng công ty thường lấy mẫu kiểm tra chất l ượng lô hàng để có biện pháp xử lý kịp thời những lô hàng chưa đạt chất lượng.
Có rất nhiều chỉ tiêu và phương pháp để đánh giá tình hình chất lượng của sản phẩm. Đối với sản phẩm thủy sản, ng ày nay đã không còn có sự phân hạng sản phẩm mà chỉ đơn thuần là sản phẩm đạt hay không đạt chất l ượng. Chính vì vậy trong quá trình sản xuất, mọi khâu phải được tiến hành một cách hiệu quả nhất để có thể đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất.
Chất lượng sản phẩm cũng được đánh giá thông qua tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng được sản xuất ra ở công ty, hay có thể đánh giá thông qua chỉ ti êu đơn giá bình quân.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm cung ứng cho thị trường là mục tiêu chung của mọi công ty. Vì vậy công ty đã không tập trung sản xuất duy nhất một loại mặt hàng mà sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau đuợc chế biến từ các nguồn nguyên liệu tôm, mực, cá, ghẹ, sò, cồi, điệp…đáp ứng nhu cầu cho xuất khẩu.
Sau đây là một số bảng tổng hợp chất l ượng sản phẩm của một số mặt hàng tại công ty để thấy được sự cố gắng của cán bộ cũng nh ư công nhân viên trong công ty về việc thực hiện chính sách chất l ượng sản phẩm.
Với những sản phẩm được sản xuất tại ra công ty đều đã qui định một mức tiêu chuẩn chất lượng nhất định, đó là các tiêu chuẩn cảm quan, vi sinh, kháng sinh. Để sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cụng nhõn sản xuấtphải nắm rừ những yờu cầu đóđược qui định tại công ty.
Bảng2.10: Tình hình chất lượng sản phẩm tôm Sushi.
Năm2006 Năm2007 Năm 2008
Tháng
%Chưa đạt %Đạt % Chưa đạt %Đạt %Chưa đạt %Đạt
1 6.34 93.66 5.08 94.92 4.11 95.89
2 6.61 93.39 4.45 95.55 4.23 95.77
3 5.12 94.88 3.86 96.14 3.41 96.59
4 4.48 95.52 3.71 96.29 3.02 96.98
5 4.42 95.58 3.23 96.77 2.45 97.55
6 2.75 97.25 2.28 97.72 1.98 98.02
7 3.48 96.52 2.36 97.64 2.37 97.63
8 3.42 96.58 2.79 97.21 2.28 97.72
9 3.81 96.19 4.28 95.72 2.27 97.73
10 4.33 95.67 3.87 96.13 2.68 97.32
11 4.35 95.65 4.08 95.92 3.34 96.66
12 5.01 94.99 4.21 95.79 3.23 96.77
Bảng2.11: Tình hình chất lượng sản phẩm tôm PTO
Năm2006 Năm2007 Năm2008
Tháng
%Chưa đạt % Đạt %Chưa đạt % Đạt %Chưa đạt % Đạt
1 9.4 90.6 8.94 91.06 5.68 94.32
2 10.3 89.7 10.2 89.8 7.73 92.27
3 9.6 90.4 8.9 91.1 5.35 94.65
4 9.15 90.85 8.47 91.53 4.43 95.57
5 11.24 88.76 8.5 91.5 5.36 94.64
6 10.32 89.68 10.43 89.57 5.56 94.44
7 8.87 91.13 6.35 93.65 6.52 93.48
8 7.6 92.4 5.33 94.67 5.67 94.33
9 7.26 92.74 4.79 95.21 3.87 96.13
10 6.4 93.6 4.34 95.66 3.75 96.25
11 5.33 94.67 4.52 95.48 2.96 97.04
12 5.24 94.76 4.3 95.7 4.01 95.99
Bảng2.12: Tình hình chất lượng sản phẩm tôm PD
Năm2006 Năm 2007 Năm2008
Tháng
%Chưa đạt %Đạt %Chưa đạt %Đạt %Chưa đạt %Đạt
1 9.61 90.39 7.25 92.75 4.76 95.24
2 9.32 90.68 6.41 93.59 5.5 94.5
3 8.33 91.67 8.13 91.87 7.03 92.97
4 10.18 89.82 8.36 91.64 7.34 92.66
5 10.4 89.6 7.92 92.08 6.65 93.35
6 11 89 5.21 94.79 5.27 94.73
7 10 90 6 94 4.38 95.62
8 7.37 92.63 6.37 93.63 4.2 95.8
9 6.53 93.47 6.62 93.38 5.1 94.9
10 5.7 94.3 4.36 95.64 3.85 96.15
11 4.84 95.16 4.83 95.17 3.3 96.7
12 5.14 94.86 3.9 96.1 2.7 97.3
Bảng2.13: Tình hình chất lượng cá cơm
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tháng
%Chưa đạt %Đạt %Chưa đạt %Đạt %Chưa đạt %Đạt
1 9.38 90.62 0 0 0 0
2 8.79 91.21 9.87 90.13 0 0
3 7.35 92.65 6.61 93.39 4.67 95.33
4 6.76 93.24 5 95 3 97
5 8.22 91.78 4.7 95.3 2.72 97.28
6 9 91 5.18 94.82 3.08 96.92
7 10 90 6 94 3.15 96.85
8 8.53 91.47 0 100 2.63 97.37
9 5.34 94.66 0 100 1.89 98.11
10 4.67 95.33 5.34 94.66 2.3 97.7
11 5 95 4.61 95.39 1.57 98.43
12 4.97 95.03 2.55 97.45 1.2 98.8
Bảng2.14: Tình hình chất lượng chả giò.
Năm2006 Năm2007 Năm2008
Tháng
%Chưa đạt %Đạt %Chưa đạt %Đạt %Chưa đạt %Đạt
1 6.74 93.26 4.64 95.36 2.7 97.3
2 5 95.00 4 96 3.05 96.95
3 7.32 92.68 5.2 94.8 4 96
4 7 93.00 6.13 93.87 3.77 96.23
5 5.41 94.59 4.8 95.2 2 98
6 4.39 95.61 2.86 97.14 1.16 98.84
7 3.19 96.81 2.3 97.7 2.4 97.6
8 4.5 95.50 2.12 97.88 2.07 97.93
9 3.58 96.42 3 97 1.85 98.15
10 4.35 95.65 2.89 97.11 2.6 97.4
11 3.14 96.86 1.73 98.27 0.75 99.25
12 2.13 97.87 2.1 97.9 1.9 98.1
(Nguồn phòng vi sinh) Nhận xét:
Từ bảng 10 đến bảng 14 ta thấy chất lượng sản phẩm của công ty được duy trì và cải tiến đáng kể, chủ yếu do nỗ lực của cán bộ quản lý và ý thức trách nhiệm của những người trực tiếp tạo ra sản phẩm. Công tác quản lý chất l ượng sản phẩm theo HACCP cho các cản phẩm tôm, mực, cá…được thực hiện nghiêm túc. Vì vậy tỉ lệ đạt tiêu chuẩn chất lượng của công ty ngày càng được bảo đảm. Tuy nhiên vẫn còn tỉ lệ sản phẩm chưa đạt chất lượng do còn tồn tại một số nguyên nhân chưa đảm bảo.
Phân tích nguyên nhân:
*Đối với mặt hàng tôm sushi và chả giò:đây là loại mặt hàng giá trị gia tăng, ta nhận thấy tỉ lệ % chưa đạt chất lượng của hai mặt hàng này thấp hơn so với các mặt hàng khác. Sở dĩ do là những mặt hàng tinh chế không thể mang tái chế lại nếu chất lượng không đảm bảo, h ơn nữa loại mặt hàng này đòi hỏi mức hao phí lao động cao, công nhân có tay nghề, lại sản xuất chủ yếu vào những tháng không mùa
vụ 1, 2, 3, 11, 12 nên quá trình kiểm soát dễ dàng hơn. Còn vẫn tồn tại % chưa đạt là do công nghệ và qui trình chế biến phức tạp hơn, nếu công nhân không ý thức cao sẽ làm cho sản phẩm bị nhiễm tạp chất gây giảm chất l ượng thành phẩm.
*Đối với mặt hàng tôm đông lạnh (tôm PTO, PD) v à cá cơm có tỉ lệ sản phẩm chưa đạt cao hơn mà chủ yếu làở các tháng mùa vụ (từ tháng 4 đến tháng 11).
Nguyên nhân là do vào những tháng trái mùa 1, 2, 3, 12 nguyên liệu phục vụ sản xuất còn thiếu, công ty không thể chọn lựa nguyên liệu tốt như vào mùa vụ, nên chất lượng nguyên liệu bị giảm sút.
Từ tháng 4 đến tháng 11 là những tháng mùa vụ của tôm, thời điểm này thường công ty phải thuê thêm nhiều công nhân ngoài nên tay nghề và ý thức trách nhiệm đối với chất lượng không cao, qui trình chế biến không đúng cách gây ảnh hưởng làm giảm chất lượng. Hơn nữa nguyên liệu nhập vào để trong thời gian lưu kho lâu gây biến màu nguyên liệu cũng đã làm chất lượng nguyên liệu giảm sút. Nhìn chung chất lượng sản phẩm của công ty được cải thiện đáng kể ở những năm về sau.
*Một số hìnhảnh về sản phẩm của công ty:
Tôm PTO Tôm Nobashi
Tôm PD Tôm HLSO
Một số chỉ tiêu khác để đánh giá chất lượng sản phẩm tại công ty.
*Đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua c ơ cấu chất lượng sản phẩm:
Bảng2.15: Đánh giá kết cấu chất lượng sản phẩm.
Năm2006 Năm 2007 Năm2008
Chỉ tiêu
Kg % Kg % Kg %
Tổng SPSX 2,288,782.55 100 1,494,345.15 100 2,492,807.96 100 SP tinh 245,815.25 10.74 127,915.94 8.56 230,265.84 9.24 SP thô 2,042,967.30 89.26 1,366,429.21 91.44 2,262,542.12 90.76 (Nguồn phòng kế toán) Bảng 2.16: Cơ cấu sản phẩm tinh
Năm2006 Năm2007 Năm2008
Mặt hàng Kg % Kg % Kg %
Tôm 105,629.21 42.97 47,235.53 36.93 129,014.40 56.03
Mực 36,253.74 14.75 24,143.46 18.87 90,852.94 39.46
Chả giò 103,932.30 42.28 56,536.95 44.20 10,398.50 4.52
Tổng 245,815.25 100 127,915.94 100 230,265.84 100
(Nguồn phòng kế toán) Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy công ty ch ưa quan tâm nhiều đến việc sản xuất ra nhiều sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng chiếm rất thấp trong tổng sản phẩm sản xuất. Nguyên nhân là do việc sản xuất ra sản phẩm tinh chế đòi hỏi hao phí lao động rất lớn, mặc dù giá thành của nó cao hơn rấtnhiều so với sản phẩm thô song thực tế tổng lợi nhuận mà nó mang lại lại thấp hơn nhiều so với khi sản xuất sản phẩm thô. Điều đó cũng cho thấy công ty còn chú trọng việc đảm bảo lợi nhuận hơn là việc cung cấp cho thị tr ường những sản phẩm tinh chế với chất lượng cao.
Với điều kiện cạnh tranh nh ư hiện nay trong khi nhu cầu tiêu dùng đối với những mặt hàng tinh chế ngày càng nhiều, và với mục tiêu của Chính Phủ là đến năm 2010 tổng sản phẩm giá trị gia tăng và sản phẩm phối chế với h àm lượng công nghệ cao đạt 65– 70% trong tổng sản phẩm xuất khẩu thì công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao tỷ trọng sản phẩm tinh trong sản xuất vì công ty sản xuất gần như 100% là để xuất khẩu.
*Đánh giá chất lượng sản phẩm qua chỉ ti êu đơn giá bình quân:
Chất lượngsản phẩm thể hiện sự phù hợp với yêu cầu, vì vậy khi người tiêu dùng hài lòng với việc tiêu dùng sản phẩm đó nghĩa là sản phẩm đãđạt các yêu cầu về chất lượng, và họ sẵn sàng trả một mức giá cao hơn để được tiêu dùng sản phẩm phù hợp với yêu cầu của họ. Điều này cho thấy một doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có chất l ượng cao thì sẽ bán được giá cao và ngược lại. Vậy trong những điều kiện cụ thể khi ta cố định mức giá thì có thể xem sự biến động về giá cả sẽ phản ánh sự biến động về chất l ượng.
Sử dụng chỉ tiêu đơn giá bình quân để đánh giá chất lượng sản phẩm không thể cho mức độ chính xác cao. Vì thực ra giá của sản phẩm tăng hay giảm phụ thuộc nhiều vào giá trị của tiền tệ, ngoài ra nó cũng phụ thuộc vào cơ cấu chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên khi chúng ta không thể đánh giá chất lượng thông qua sự phân hạng sản phẩm thì đây được xem như một chỉ tiêu đánh giá tương đối cho chất lượng.
Bảng2.17: Giá trị sản xuất của từng mặt hàng
Khối lượng sản xuất (kg) Giá trị sản xuất (1000đ) Mặt hàng
Năm2006 Năm2007 Năm 2008 Năm2006 Năm2007 Năm2008 Tôm 556,104.03 656,371.30 1,893,479.74 67,789,003 67,503,960 196,594,608 Mực 493,819.99 459,549.98 256,783.41 28,536,476 28,334,861 18,747,584
Cá 8,418.45 19,904.82 848.60 410,676 920,338 53,212
Chả giò 103,932.30 56,536.95 10,398.50 7,472,506 5,205,087 1,062,591 (Nguồn phòng kế toán) Bảng2.18: Đánh giá chất lượng sản phẩm theo ph ương pháp dùng chỉ tiêu giá
bình quân của từng mặt hàng
ĐVT: 1000đ
2008/2006 2008/2007
Mặt hàng Năm2006 Năm2007 Năm2008
± % ± %
Tôm 121.90 102.84 103.83 -18.07 -14.83 0.98 0.96
Mực 57.79 61.66 73.01 15.22 26.34 11.35 18.41
Cá 48.78 46.24 62.71 13.92 28.54 16.47 35.62
Chả giò 71.90 92.07 102.19 30.29 42.13 10.12 10.99
Qua bảng thống kê về khối lượng và giá trị sản xuất ta tính được chỉ tiêu đơn giá bình quân đối với từng mặt hàng. Ta nhận thấy giá của tất cả các mặt hàng trong năm 2008 đều tăng so với hai năm trước chứng tỏ chất lượng sản phẩm của công ty là tốt, riêng đối với mặt hàng tôm năm 2007 và 2008 giá gi ảm mạnh so với 2006.
Nguyên nhân không phải do chất lượng sản phẩm tôm giảm mà chủ là do từ năm 2007 có sự chuyển biến trong c ơ cấu nuôi trồng của ngư dân mà công ty phải chuyển đổi từ sản xuất tôm sú sang tôm thẻ chân trắng. Thực tế cho thấy năm 2006 mặt hàng tôm sú chiếm 70% trong tổng sản phẩm sản xuất , năm 2007 và năm 2008 mặt hàng tôm sú được thay thế bằng tôm thẻ, tới trên 90% là tôm thẻ, mà giá nguyên liệu của tôm thẻ thấp hơn nhiều so với tôm sú nên chi phí giảm do đó giá thành giảm hơn.
Bảng2.19: Đánh giá chất lượng sản phẩm theo chỉ tiêu giá bình quân năm 2008 so với 2007.
Giá bình quân (1000đ)
Giá trị sản xuất
theo khối lượng Chênh lệch Mặt hàng
2007 2008
Khối lượng năm 2008 (kg)
2007 2008 ± %
Tôm 102.84 103.83 1,893,479.74 194,733,347.77 196,594,608 1,861,260.23 0.96 Mực 61.66 73.01 256,783.41 15,832,711.45 18,747,584 2,914,872.55 18.41
Cá 46.24 62.71 848.60 39,236.67 53,212 13,975.33 35.62
Chả giò 92.07 102.19 10,398.50 957,340.24 1,062,591 105,250.76 10.99
Tổng 211,562,636.13 216,457,995 4,895,358.87 2.31
Nhận xét:
Qua bảng thực hiện tình hình giá thành hai năm 2007 – 2008 ta thấy với khối lượng sản xuất trong năm 2008 nếu chất l ượng sản phẩm giống nh ư năm 2007 thì tổng giá trị sản phẩm sản xuất ra sẽ là 211,562,636.13 nghìn đồng, nhưng trong năm 2008 tổng giá trị sản phẩm sản xuất là 216,457,995 nghìn đồng. Như vậy năm 2008 tăng so với 2007 là 4,895,358.87 nghìn đồng tương ứng tăng 2.31%. Từ đó cho thấy
tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm trong công ty đã dần dần được cải thiện tốt hơn.
*Đánh giá chất lượng sản phẩm qua mức độ khiếu nại:
Chất lượng sản phẩm thể hiện mức độ phù hợp với yêu cầu, khi sự thỏa mãn của khách hàng cao đối với sản phẩm thể hiện khách hàng tiêu dùng nhiều sản phẩm của mình, khách hàng hài lòng nghĩa là sản phẩm của công ty đã thỏa mãn yêu cầu.
Vì vậy một chỉ tiêu nữa cũng thể hiện cho việc đảm bảo chất l ượng sản phẩm đó là mức độ khiếu nại của khách hàng (những nhà nhập khẩu sản phẩm của công ty), vì lô hàng không đảm bảo về các tiêu chuẩn chất lượng thì tất yếu những nhà nhập khẩu sẽ trả lại lô hàng, hoặc gửi khiếu nại về công ty để đòi bồi thường. Lúc này công ty sẽ cho điều tra lại lô hàng, nguyên nhân sai sót, và có mức độ bồi thường thỏa đáng.
Tại công ty mức độ khiếu nại trong ba năm 2006 – 2007 – 2008 của khách hàng thể hiện thông qua biểu đồ sau:
Đồ thị 2.1: Kết quả khiếu nại của khách hàng
Qua đồ thị thể hiện số lần khiếu nại của khách h àng đối với công ty trong 3 năm ta thấy năm 2006 số lần khiếu nại của khách hàng về chất lượng là 18 lần, năm 2007 giảm xuống còn 12 lần tương ứng giảm 33.33%, năm 2008 số lần khiếu nại còn 5 lần giảm 7 lần so với năm 2007 t ương ứng giảm 58.33%. Điều này cho thấy năm 2008 chất lượng sản phẩm của công ty đã được cải thiện, đó là sự cố gắng nỗ
18
12
5
0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20
2006 2007 2008 Năm
Lần
lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty trong việc thực hiện kế hoạch chất lượng của mình.
Vậy thông qua kết qủa thống kê chất lượng sản phẩm như trên cho thấy sau sự cố gắng áp dụng thành công hệ thống quản lý chất l ượng HACCP, ISO 9001 – 2000, tuy chưa thể đạt trọn vẹn (100%) song sản phẩm của công ty không ngừng được cải tiến về chất l ượng đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu của khách hàng đặc biệt là những khách hàng khó tính như Nhật Bản hay EU đều là những thị trường yêu cầu rất cao về chất lượng.