Đặc điểm nguyên liệu

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản tại công ty cổ phần hải sản nha trang (Trang 50 - 54)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.2.1.1.Đặc điểm nguyên liệu

Nguyên liệu thủy sản nói riêng và nguyên liệu cho công nghiệp nói chung là yếu tố không thể thiếu đ ược trong quá trình sản xuất, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngành thủy sản.

Đối với các sản phẩm thủy sản nguyên liệu chiếm một tỷ trọng lớn trong kết cấu giá thành sản phẩm (80% - 90%). Vì vậy việc đảm bảo nguyên liệu trong quá trình sản xuất là vấn đề hết sức quan trọng, thể hiện ở sự cung cấp đầy đủ về số lượng, chất lượng và chủng loại qui cách. Điều này sẽ đảm bảo cho việc sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên liệu góp phần nâng cao chất l ượng sản phẩm và hạ giá thành.

Đặc trưng của nguyên liệu thủy sản là quá trình phân hủy xảy ra nhanh chóng, làm giảm phẩm cấp, giảm chất l ượng nguyên liệu cũng như chất lượng sản phẩm. Thêm vào đó là tính bi ến động theo mùa vụ làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong công ty. Tính biến động theo mùa vụ này thường hạn chế khả năng sản xuất liên tục đối với các doanh nghiệp chế biến thủy sản. Do đó nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình chất lượng sản phẩm tại công ty. Sau đây là bảng thống kê nguyên liệu nhập đểthấy sự ảnh hưởng bởi tính mùa vụ đối với hai mặt hàng tôm và mực tại công ty.

Bảng 2.7: Tình hình nhập nguyên liệu tôm các tháng trong 3năm 2006– 2007 - 2008. ĐVT: kg Tháng 2006 2007 2008 1 2 3 195.8 4 14 5 72,403.40 6 1,522.80 47,306.40 259,106.20 7 27,691.10 88,024.10 375,951.20 8 97,629.80 165,803.30 313,738.69 9 68,583.10 198,682.50 371,441 10 91,226.05 89,438.20 352,908.80 11 46,763.10 32,037 66,656.06 12 7,986.40 49,293.15 Tổng 333430 629473.7 1,861,499

(Nguồn phân xưởng sản xuất) Qua bảng trên ta thấy nguyên liệu tôm có mùa vụ cao vào các tháng 5 đến tháng 12. Đối với những tháng trái mùa thiếu nguyên liệu sản xuất do đó ả nh hưởng nhiều đến công tác sản xuất tại công ty, từ đó ảnh h ưởng đến chất lượng sản phẩm bởi tiêu chuẩn nguyên liệu thu mua có thể thấp h ơn khi vào mùa vụ.

Bảng 2.8: Tình hình nhập nguyên liệu mực các tháng trong 3 năm 2006–2007–2008. ĐVT: kg Tháng 2006 2007 2008 1 901.8 40,159.70 2 19,221.90 22,799.80 5,179.60 3 104,816.20 83,506 44,088.30 4 55,982.80 76,339.30 54,845 5 35,141.60 113,643.10 43,296.40 6 58,264.50 38,283.60 5,650.40 7 73,493.10 130,195.90 7,283.70 8 13,431.70 12,224.20 16,074.80 9 11,899.40 6,201.60 13,669.20 10 65,875.60 26,260.60 19,901.60 11 40,983.70 6,039.70 8,238.40 12 279.40 24,659.40 3,666 Tổng 480291.7 540,153.20 262,053.1

(Nguồn phân xưởng sản xuất) Đối với nguyên liệu mực có mùa vụ vào các tháng 4, 5, 6, 7, 9, 10, 11 nên vào những tháng này nguồn nguyên liệu được nhập vào công ty dồi dào hơn với chất lượng cao vì công ty được chọn lựa kĩ. Do vậy mà chất lượng sản phẩm cũng sẽ được đảm bảo nhờ nguyên liệu tốt.

*Công tác kiểm soátnguồn nguyên liệu trong công ty

Nguồn nguyên liệu là một trong những khâu quan trọng của công ty. Nguồn nguyên liệu phải luôn đảm bảo đúng số l ượng, kích cỡ, không có mầm bệnh, không dư lượng kháng sinh…là các ràng buộc hết sức gắt gao để đáp ứng đ ược các thị trường khó tính. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả đầu ra mà còn liên quan đến hìnhảnh và uy tín của công ty trên thị trường quốc tế.

Hiện công ty có một lượng khách hàng lớn cung ứng nguyên liệu mà phần lớn là các đơn vị trong tỉnh, khách hàng là các chủ nậu vựa vận chuyển nguyên liệu đến công ty sau đó đội ngũ KCS kiểm tra thỏa mãn các yêu cầu của công ty sẽ cho nhập kho nguyên liệu. Công ty không thu mua nguyên liệu trực tiếp qua ngư dân hay hộ nuôi trồng, do đó sẽ không thể kiểm soát đ ược vùng nguyên liệu nhập là ở đâu. Vì vậy mặc dù nguyên liệu được vận chuyển đến công ty kiểm tra chất l ượng đạt mới nhận, nhưng chất lượng nguyên liệu vẫn có thể không đảm bảo, mình không biết các đại lý nậu vựa này thu nguyên liệu từ đâu và có thể nguyên liệu đã bị nhiễm các chất kháng sinh từ tr ước mà KCS không thể kiểm soát được vẫn cho nhập kho nguyên liệu.

Công ty không ngừng mở rộng mạng lưới thu mua nguyên liệu của mình, nguyên liệu được cung ứng từ khắp các tỉnh lân cận kéo dài từ Quảng Bình đến Ninh Thuận. Nhà cung ứng nguyên liệu là các chủ nậu vựa, đại lý. Việc thu mua nguyên liệu qua nậu vựa cũng mang lại những ưu nhược điểm nhất định:

- Ưu điểm: mua được nhiều loại nguyên liệu khác nhau với số lượng lớn và tương đối ổn định, chất lượng nguyên liệu được đảm bảo nhiều khi các nậu vựa có sự lựa chọn kỹ nguyên liệu, vì họ cũng muốn làm ăn lâu dài với công ty, công ty nhờ đó mà đỡ tốn kém hơn trong việc đi mua vận chuyển và bảo quản.

- Nhược điểm: giá cả cao h ơn khi công ty cử cán bộ đi mua trực tiếp tại n ơi nuôi trồng hay đánh bắt, điều này ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và tính cạnh tranh của công ty trên thị trường; công ty có thể bị mắc gian lận vì một số chủ nậu vựa vì mục tiêu lợi nhuận đã dùng thủ đoạn nhằm tăng trọng l ượng nguyên liệu và để làm giả độ tươi cho nguyên liệu.

*Chất lượng nguyên liệu thu mua trong công ty

Để đánh giá chất lượng nguyên liệu thu mua của công ty ta dựa trên tỷ trọng nguyên liệu phẩm chất tốt trên tổng nguyên liệu thu mua hàng năm của công ty. Việc đánh giá này chỉ mang tính chất tương đối vì theo quy định nguyên liệu có phẩm chất tốt công ty mới tiến hành thu mua, chỉ có bị ảnh hưởng trong quá trình bảo quản nguyên liệu hay khâu kiểm tra theo xác suất nên không thể đảm bảo trọn

vẹn, nên có một số lượng nhỏ nguyên liệu bị hỏng, giảm phẩm chất vì vậy đòi hỏi cán bộ thu mua phải có trìnhđộ và kinh nghiệm cao trong quá trình thu mua.

Bảng2.9: So sánh nguyên liệu phẩm chất tốt trên tổng nguyên liệu thu mua. ĐVT: kg

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chỉ tiêu

Sản lượng % Sản lượng % Sản lượng % Tổng nguyên liệu 819.659 100 1.181.370 100 2.123.613 100 NL tốt 808.185,7 98.6 1.167.429,83 98,82 2.099.829 98,88 NL giảm CL còn sử dụng 7.374,96 0.9 10.987 0,93 18.900,16 0,89 NL hỏng không sử dụng 4.098,3 0.5 2.953 0,25 4.884,31 0,23 (Nguồn phân xưởng sản xuất) Nhận xét:

Ta thấy mặc dù thị trường nguyên liệu có nhiều biến động, tình trạng thiếu nguyên liệu vẫn đang xảy ra với các doanh nghiệp chế biến thủy sản, tuy nhiên theo thống kê về tình hình nguyên liệu của công ty ta thấy công ty đã có nhiều cố gắng trong công tác đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu thu mua, thể hiện tỷ lệ phần trăm nguyên liệu hỏng mất giá trị sử dụng của năm 2008 đã giảm hơn so với 2 năm trước đó. Từ đó mà chất lượng sản phẩm cũng đã dần được cải thiện vì thực tế nếu nguyên liệu không đạt tiêu chuẩn chất lượng thì sản phẩm làm ra cũng không thể thỏa mãn yêu cầu. Tuy nhiên công ty vẫn cần có giải pháp giảm tỷ lệ nguyên liệu hư hỏng hơn nữa nhằm tăng chất lượng sản phẩm cho công ty.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản tại công ty cổ phần hải sản nha trang (Trang 50 - 54)