Biện pháp 2: Phối hợp chiến lược chất lượng sản phẩm của công ty với nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản tại công ty cổ phần hải sản nha trang (Trang 100 - 104)

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP GểP PHẦN NÂNG CAO CHẤT L ƯỢNG SẢN PHẨM VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT L ƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY

3.3. Các biện pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng sản phẩm

3.3.2. Biện pháp 2: Phối hợp chiến lược chất lượng sản phẩm của công ty với nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước

*Cở sở của giải pháp

Ngày nay vấn đề chất lượng sản phẩm đang được sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan quan lý nhà nước, bởi chất lượng sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Công ty sẽ hoạt động và phát triển bền vững trong điêu kiện quốc gia có môi trường chính sách pháp luật ổn định. Sự thành công của công ty trong việc cải tiến nâng cao chất l ượng sản phẩm phụ thuộc không chỉ v ào điều kiện của công ty mà có sự góp mặt vô cùng quan trọng của các điều kiện khách quan bên ngoài, chẳng hạn như những chính sách của nh à nước về đổi mới công nghệ, những qui định về tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn quốc gia, hay những chính sách về thuế khóa…

*Nội dung của giải pháp

Đứng trước thực trạng ngành thủy sản hiện nay các c ơ quan quản lý nhà nước đã và đang có nhiều biện pháp nhằm chấn chỉnh lại công tác quản lý chất lượng thủy sản ở các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp chế biến. Nhà nước cũng khuyến khích các doanh nghiệp đ ầu tư vào đổi mới công nghệ (như công nghệ giám sát và truy xuất nguồn gốc sản phẩm tôm đã nêuở giải pháp 1 cũng đang được cơ quan quản lý nhà nước tiến hành hợp tác với Thái Lan áp dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam). Do đó đây là một điều kiện tốt để công ty nên sớm đưa mô hình này vào công tác quản lý chất lượng.

Nhà nước cũng ban hành qui định rừ ràng về tiờu chuẩn chất lượng cỏc sản phẩm thủy sản xuất khẩu theo tiêu chuẩn ngành và tiêu chuẩn quốc tế, do đó công ty cần có những chiến lược định hướng phát triển sản phẩm cho mình,đặc biệt cần chú trọng hơn nữa trong việc sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng vì hiện mặt hàng này

ở công ty còn chiếm tỉ lệ rất thấp trong khi mục tiêu chung của chính phủ ban hành là đến năm 2010 tổng sản phẩm giá trị gia t ăng và sản phẩm phối chế với hàm lượng công nghệ cao sẽ đạt 65% – 70% trong tổng sản phẩm xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đã trở thành một yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế. Do đó công ty cần tiếp tục nâng cấp điều kiện sản xuất, áp dụng tốt hơn nữa hệ thống quản lý đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo HACCP, GMP, SSOP, BRP.

KIẾN NGHỊ

Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại công ty Cổ Phần Hải Sản Nha Trang và qua những hiểu biết trong học tập em xin đ ược đưa ra một số kiến nghị đối với nhà nước và công ty như sau:

1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Hiện nay tình hình cạnh tranh trên thị trường đang diễn ra rất gay gắt, các doanh nghiệp đặc biệt là trong ngành thủy sản (một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước) cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề hết sức k hó khăn như ổn định giá cả,thị trường…Và điều mà các doanh nghiệp quan tâm là làm sao để đảm bảo chất lượng sản phẩm để giữ vững những thị tr ườngtiềm năng và không ngừng tìm kiếm thị trường mới. Tuy nhiên, để đạt được điều đó đòi hỏi phải có sự cố gắng của doanh nghiệp và cũng không thể thiếu những chính sách ưu đãi của nhà nước như:

- Đầu tư vốn cho công ty cũng nh ư mọi điều kiện để công ty sớm áp dụng mô hình hệ thống giám sát sản phẩm tôm, vì các mặt hàng của công ty chủ yếu là tôm. Mô hình này giúp công ty có nhiều lợi ích như đã trình bày trong giải pháp 1 về hoàn thiên hệ thống quản lý chất l ượng.

- Cần quán triệt thanh tra kiểm tra kỹ h ơn nữa các doanh nghiệp chế biến thủy sản cũng như các nguồn cung ứng nguyên liệu thủy sản, đảm bảo chất l ượng an toàn ổn định từ “ao nuôi đến b àn ăn”.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý chất l ượng ở các doanh nghiệp để họ có kiến thức cao h ơn trong việc đảm bảo chất lượng cũng như công tác quản lý chất lượng.

- Tạo các điều kiện và các chính sách ưu đãi trong vay vốn đối với các cơ sở nuôi trồng, giám sát chặt chẽ khâu con giống cũng như thức ăn và vệ sinh vùng nuôi, giảm tình trạng nguyên liệu không đảm bảo chất lượng do dư lượng kháng sinh.

2. Đối với công ty

Vì trong tình hình hội nhập thế giới như hiện nay chất lượng sản phẩm quyết định khả năng cạnh tranh và sự thắng lợi của doanh nghiệp. Vì vậy đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản thì việc đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, cung ứng cho thị

trường cái thị trường cần là rất quan trọng. Vì vậy đối với công ty em xin đ ược đề xuất một số kiến nghị nh ư sau:

- Ban lãnh đạo công ty cũng như mọi thành viên trong công ty cần có trách nhiệm cao hơn nữa, nhận thức rừ về tầm quan trọng của chất l ượng trước tỡnh hỡnh căng thẳng của ngành thủy sản hiện nay.

- Cần thành lập riêng một bộ phận quản lý chất l ượng kết hợp với đội KCS trong quản lý chất lượng, vì hiện tại khâu kiểm soát chất lượng cũng chính là kiểmtra chất lượng thành phẩm, như vậy kết quả mang lại ch ưa thực sự khách quan.

- Công ty cần nghiên cứu và áp dụng hệ thống quản lý chất l ượng theo tiêu chuẩn ISO 14000 (Hệ thống quản lý môi tr ường). Hệ thống này sẽ mang lại cho công ty rất nhiều lợi ích như giảm chiphí vận chuyển, lưu kho do dùng ít nguyên li ệu;

giảm chi phí về bảo hiểm và bồi thường; tiết kiệm chi phí do tái sử dụng, tái chế;

cải tiến sản phẩm tăng cạnh tranh; có mối quan hệ tốt với khách h àng…

- Công ty cần thành lập đội thu mua nguyên liệu để có thể thu mua trực tiếp qua ngư dân hay hộ nuôi trồng, như vậy có thể giảm được giá nguyên liệu mà chất lượng vẫn đảm bảo vì hiện tại nguyên liệu chỉ thu mua qua nậu vựa khi các chủ nậu vựa chở trực tiếp tới bán cho công ty.

Một phần của tài liệu đánh giá tình hình chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm thủy sản tại công ty cổ phần hải sản nha trang (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)