So với các nền báo chí khác trên thế giới, báo chí ở Việt Nam ra đời chậm hơn và chịu ảnh hưởng trực tiếp của báo chí nước Pháp. Lịch sử báo chí

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 59 - 67)

CHÍNH LUẬN – NGHỆ THUẬT

1. So với các nền báo chí khác trên thế giới, báo chí ở Việt Nam ra đời chậm hơn và chịu ảnh hưởng trực tiếp của báo chí nước Pháp. Lịch sử báo chí

Việt Nam đã cho thấy: những tờ báo đầu tiên của nước ta là báo in bằng tiếng Pháp, được xuất bản để phục vụ cho quân đội viễn chinh, cho bộ máy cầm quyền của “chính quyền bảo hộ”. Phải đến năm 1865, tờ báo đầu tiên bằng chức Quốc ngữ ở Việt Nam mới ra đời, đó là tờ Gia Định báo. Như vậy, so với lịch sử báo chí thế giới, báo chí Việt Nam đã xuất hiện chậm khoảng hai thế kỷ.

Do những hạn chế về tư liệu, cho đến nay, chúng ta vẫn chưa thể xác định đích xác thể Ký chân dung đã xuất hiện lần đầu tiên ở tờ báo nào: Tuy nhiên, theo các tài liệu nghiên cứu văn học, ngay từ những năm đang còn hoạt động ở nước ngoài, nhà báo cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều tác phẩm thuộc Ký báo chí, trong đó có nhiều bài là Ký chân dung. Trong các cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Hồ Chí Minh toàn tập”, tập I, chúng ta gặp nhiều tác phẩm thuộc Ký chân dung với bút pháp già dặn của một nhà báo bậc thầy. Đó là những nạn nhân của chế độ, thuộc địa ở Đông Dương và nhiều nơi khác trên thế giới. Chúng ta gặp trong tác phẩm của Người chân dung của “các quan toàn quyền, thông đốc” như Méc – lanh, Phuốc, Các-bi, Lông, Lơ-me,…Đó là những chân dung được đặc tả thông qua bút pháp châm biếm, đả kích sâu sắc để lột trần bộ mặt thật bỉ ổi, tàn nhẫn của chúng. Bên cạnh đó, chân dung của những người nô lệ, bị áp bức, bị đàn áp đã được tác giả dựng lên bằng một ngòi bút hiểu biết sâu sắc và sự đồng cảm sâu xa. Họ là những người bị mổ bụng, bị moi gan, bị dội nước sôi, bị hãm hiếp hoặc bị đánh đập cho đến chết….Có thể nói đó là những chân dung được xây dựng bằng một trình đọ khái quát rất cao, có khả năng gây ra những ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc. Đó là những bằng chứng thép trong việc đấu tranh vạch trần bản chất man rợ của bọn thực dân và bè lũ tay sai của chúng ẩn dưới

những nhãn hiệu đẹp đẽ như “khai hóa, bảo hộ”…

Trong những năm sau này, báo chí Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, trong đó có dòng báo chí cách mạng. Cùng với sự phát triển của chữ Quốc ngữ, báo chí tiếng Việt dần dần đã trở thành một vũ khí lợi hại cho việc tuyên truyền đường lối cách mạng của Đảng ta, đồng thời tố cáotooij ác của bọn xâm lược, bán nước. Cùng với sự phát triển của báo chí, accs thể loại của báo chí – trong đó có Ký chân dung cũng phát triển theo. Trong hàng loạt tác phẩm báo chí thời kỳ đó, công chúng thường xuyên được đọc các tác phẩm Ký chân dung của các nhà văn, nhà báo như Hải Triều, Qua Ninh, Vân Đình, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam….Ở thời kỳ này, nhìn chung giữa các thể loại báo chí vẫn thường xuyên có sự giao thoa với nhau, bởi lẽ đó, ký chân dung thường xuất hiện trong các thể khác, đặc biệt là trong Phóng sự. Có thể tìm thấy trong phóng sự Việc làng của Ngô Tất Tố và các phóng sự của Vũ Trọng Phọng (Ký nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Làm đĩ, Một huyện ăn Tết,v.v….) rất nhiều chân dung của những con người có thật, tiêu biểu, điển hình cho các tầng lớp người trong xã hội – từ những tên quan sứ, quan huyện đến bọn lính cơ lính lệ và những người bị áp bức, bị bần cùng hóa, lưu manh hóa. Đây là một đoạn trích trong phóng sự “Cơm thầy cơm cô” của nhà văn Vũ Trọng Phụng miêu tả chân dung của một nhóm người làm thuê từ nông thông lên Hà Nội tìm việc làm.

“Một anh chàng đầu trọc lốc, mặt xanh nhợt, nhưng mà thân thể béo tốt hẳn hoi, áng chừng vừa ở nhà thương hoặc Hỏa Lò ra, đương ngồi lia lưỡi trên một mảnh giấy có cái gì đen sì sì, thoạt đầu tôi không hiểu nhưng sau tôi đoán ngay ra là sái thuốc phiện. Một anh chàng khác, cái cổ cao ngỏng dán đến ba bốn lá thuộc cao đang ngồi nghển cổ xem thiên văn trên trời. Một thằng bé thứ ba nữa thì cứ giã sồn sột, nằm xuống lại ngồi lên để ho, khạc và nhổ tung tóe đờm rãi ra xung quanh. Rồi một mụ già ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, nét mặt bần thần trông vô nghĩa lý, cứ ngồi cầm quạt nan phẩy cho

người này vài cái, người khác vài cái, hình như hơn ba chục người này đều là con cái của mụ vậy. Còn sáu đứa nữa, con giai cả, cũng quần nâu áo nâu, thì đều ngủ li bì”.

Bên cạnh những chân dung của đám người lầm than ấy, chúng ta cũng bắt gặp rất nhiều những chân dung của bọn người thuộc tầng lớp trên – bọn thực dân, quan lại tay sai và kể cả của những me Tây ăn trên ngồi tróc. Đây là chân dung của bà Bé Tý qua ngòi bút của Nguyễn Công Hoan:

“Bé Tý là vợ Tây, nhà ở phố Hàng Bạc. Nó có cái vườn nhỏ nuôi những gà ba chõn, gấu hai mừm, v.v… những loại cầm thỳ lạ. Ai đi qua cũng đứng xem, vì nó nuôi ngay cạnh hè.

Nó là hạng vợ Tây cao cấp – kiểu như Tư Hồng, Hai Giá (cũng gọi là bà Chánh giá, vì là vợ Chánh sứ). Nhiều quan lại đến nhờ nó lo thăng thưởng.

Thường tối, nó mặc áo vóc vàng, ngồi trên sập xung quanh là bọn con em mà nó nuôi, gẩy đàn cho nó nghe. Tối nào cũng vậy, cửa nhà nó mở rộng, nên đi ngoài phố cũng trông thấy. Nhà nó có điện thờ rất lớn, đồ đạc rất sang. Tối nào bọn cung văn cũng đến hát để nó hoặc các bạn nó lên đồng.

Người ngoài có thể vào xem đồng. Ai cũng gọi nó là bà lớn: Năm 193…

Bé Tý được triều đình Huế thưởng Kim bội!”.

Một vài ví dụ nêu trên có thể cho thấy việc miêu tả chân dung của những con người có thật, tiêu biểu cho những tầng lớp xã hội khác nhau đã được các nhà văn, nhà báo đặc biệt chú ý và đã thu được những thành công ngay từ khi báo chí nước ta đang còn ở giai đoạn đầu tiên.

2. Trong số những nhà báo cách mạng, Bác Hồ là người đặc biệt quan tâm đến việc nêu gương người tốt việc tốt. Ngay từ năm 1946, Bác đã viết cho báo Cứu Quốc và căn dặn: “….mỗi ngày nên đăng một cái ‘bảng vàng’ kể một việc oanh liệt trong cuộc kháng chiến…, chừng 15, 20 dòng đóng khung”. Tự tay Bác đã viết nhiều bài nêu gương tốt trong cuộc kháng chiến

của nhõn dõn ta như : “Anh hựng Lý Tự Trọng”, “Thanh niờn kiểu mẫu”, “Vừ Thị Sáu”, “Nhớ ơn các chiến sỹ anh hùng”, “Không biết”… Ngoài ra, Bác còn dùng huy hiệu của mình để thưởng cho những người được nêu gương và tập hợp nhiều bài người tốt, việc tốt để yêu cầu xuất bản thành sách phổ biến rộng rãi trong quần chúng.

Về phương diện lý luận thể loại, dạng bài “người tốt, việc tốt” được coi là một tiểu loại của Ký chân dung. Tiểu loại này rất phát triển trên báo chí cách mạng nước ta những năm trước đây và ngay cả ở thời điểm này. Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu được trình bày liên quan đến tiểu loại người tốt việc tốt. Những ý kiến được nêu đều gắn liền việc sáng tạo tác phẩm với vấn đề xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Đó là một thực tế hiển nhiên trong đời sống báo chí và đời sống xã hội ở nước ta. Những người tốt làm việc tốt có thể là một cá nhân hoặc cũng có thể là một tập thể, có suy nghĩ và hành động trong một thời điểm cụ thể với bối cảnh xã hội xác định.

Họ tiêu biểu cho các phong trào đa dạng của quần chúng nhân dân trong công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người tốt làm việc tốt ở đâu cũng có và được coi là tiêu biểu cho từng khía cạnh, từng mặt của cuộc sống. Việc nêu gương người tốt việc tốt trong thực tế đã đáp ứng chức năng tuyên truyền, cổ động, tổ chức của báo chí. Do tính đa dạng và phức tạp của vấn đề, nên người tốt việc tốt thường được coi là những người tiêu biểu, điển hình trong xã hội. Tuy nhiên, do chính là những nầm mống của cái mới, của con người mới xã hội chủ nghĩa. Lê-nin đã từng chỉ ra rằng:

“Dùng những tấm gương cụ thể sinh động lấy trong mọi lĩnh vực của đời sống để giáo dục quần chúng – mà đây lại là nhiệm vụ chính của báo chí trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội… Chú ý đến đời sống thường ngày trong công xưởng, nông thôn và bộ đội, là những nơi mà đời

sống mới được xây dựng mạnh hơn nơi khác, phải tuyên dương,phải phê bình công khai, công kích tật xấu, hô hòa học tập cái tốt”. Về vấn đề này, Bác Hồ cũng đã từng nói: “Lấy gương người tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục lớn”.

Ngay sau khi hòa bình lập lại, Hồ chủ tịch đã yêu cầu các báo Đảng mở ra mục “Người mới-việc mới” (sau đó thành “Người tốt-việc tốt). Trong hoàn cảnh phản bận trăm côngn ghìn việc, hàng tuần Bác vẫn dành thời gian để nghe Ban Tuyên huấn Trung ương báo cáo về việc tuyên truyền người tốt việc tốt. Thấy rừ tầm quan trọng của dạng bài trờn bỏo chớ, Ban Bớ thư Trung ương Đảng đó cú Chỉ thị (ngày 13-9-1969) chỉ rừ: “Việc nờu gương và cổ vũ người tốt việc tốt không những chỉ có ý nghĩa động viên mọi người hoàn thành các nhiệm vụ cách mạng trước mắt mà còn là một trong những biện pháp cơ bản để xây dựng Đảng và các lực lượng nòng cốt của cách mạng, xây dựng con người mới cuộc sống mới”.

Có thể nói trong nhiều thập kỷ qua, thể Ký chân dung, mà tiểu loại xung kích của nó là những dạng bài “Người tốt – việc tốt” đã có đóng góp quan trọng vào việc tuyên truyền cổ vũ vào các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua trong các phong trào cách mạng, phục vụ những nhiệm vụ chính trị to lớn của giai đoạn đấu tranh thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là các phong trào : “Thanh niên xung kích”, “Ba sẵn sàng”, “Ba đảm đang”, “Ba nhất”, “Hai giỏi”, “Dậy tốt, học tốt” v.v… Trong giai đoạn hiện nay báo chí nước ta vẫn duy trì đều đặn chuyên mục “Người tốt việc tốt” để kịp thời biểu dương những cá nhân tiêu biểu đang hàng ngày hàng giờ xuất hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là những tấm hương cụ thể, thiết thực giúp công chúng tự soi mình, rút ra những kết luận cần thiết đẻ bản thân mình, ở khía cạnh khác, dạng bài người tốt bộc lộ xu hướng phát triển không

ngừng của cái mới thông qua những nhân tố mới, con người mới. Đó là những bằng chứng cụ thể chứng tỏ bản chất tốt đẹp trong xã hội của chúng ta, một xã hội được xây dựng theo lý tưởng mà Đảng, Bác Hồ và nhân ta đã lựa chọn.

Trong những năm vừa qua, nhất là từ sau Đại hội đảng lần thứ VI đến nay, đời sống báo chí đã có sự chuyển mình theo hướng năng động hơn, thông tin đa dạng nhiều chiều hơn. Trong sự biến đổi theo chiều hướng đi lên đó, thể Ký chân dung cũng đã có những thay đổi theo xu hướng thích ứng với một công chúng mới với những nhu cầu và sự quan tâm mới. Bên cạnh những bài viết theo dạng “người tốt, việc tốt” quen thuộc, trên báo chí còn xuất hiện nhiều bài viết về những “người xấu, việc xấu”, những “chân dung dị hợm”, “chân dung đen” – những kể đang tìm cách làm nghèo đất nước. Trong tình hình mới, việc đưa ra những chân dung như vậy đã đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng lớn của xã hội và giúp mọi người hướng tới Chân – Thiện – Mỹ.

Ký chân dung là một thể loại báo chí viết về con người (có thật, cụ thể, tiêu biểu, đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự…) gắn với những hoàn cảnh, tình huống những sự việc, sự kiện tiêu biểu xảy ra trong đời sống xã hội. Những cá nhân này có thể được coi là đại diện cho cái tốt đẹp cái cao cả cái anh hùng hoặc cũng có thể là đại diện cho những kẻ xấu những cá nhân có những hành vi phạm pháp hoặc đi ngược lại với những tiêu chí chung về đạo đức tập quán truyền thống của cộng đồng.

Những năm trước đây, do quan niệm không đúng đắn về thể loại, ký chân dung thường chỉ được trình bày như những tác phẩm nêu gương tốt một cách đơn giản, thiếu sức thuyết phục. Trong bối cảnh của báo chí hiện đại Việt Nam những năm qua, ký chân dung đã và đang lấy lại được thế mạnh của mình. Trên cơ sở nhìn nhận đúng đắn các khả năng của thể loại, mỗi tác giả đã từng bước góp phần mình trong việc trả lại cho thể loại những giá trị tự

thân của nó. Điều này có căn nguyên gắn liền với những thay đổi sâu sắc đang xảy ra trong đời sống kinh tế - xã hội của nước ta - là kết quả tất yếu của việc chuyển nền kinh tế từ quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường.

2.4.2 Khái niệm và đặc điểm

Trong các tài liệu nghiên cứu về thể loại bái chí được trình bày ở nước ta trước đây không thất chắc đến Ký chân dung. Tuy nhiên, có thể đó chỉ là sự khác nhau về thuật ngữ. Trong thực tế, chúng ta đã có dạng bài “Người tốt, việc tốt”. Ngoài ra, trên thế giới còn có một số tên gọi khác về thể loại này:

“đặc tả” – một thể lại báo chí về con người.

Đã có nhiều quan niệm về đặc tả. Trong những bài giảng của ông S.Gioóc – chuyên gia của Unesco tại Việt Nam thì đặc tả được coi là một dạng tin đặc biệt mà tỏng đó “chủ yếu nhân cách hóa một sự kiện, đặt nó vào cách diễn đạt của con người và kể câu chuyên từ góc độ con người”. Mặc dù coi đặc tả là một loại tin đặc biệt nhưng ông S. Gioóc cũng phải thừa nhận đây là một thể loại “có nhiều đặc tính của một câu chuyện hơn”. Do vậy, khi viết một bài đặc tả, chúng ta miêu tả những con người, thông qua những hoạt động và việc làm của họ, tạo ra những sự kiện thời sự và vừa giải quyết các vấn đề đồng thời vừa đặt ra những vấn đề mới.

Trong đặc tả con người không chủ yếu được miêu tả như một người chủ động hoặc thụ động tham gia vào các hoạt động xã hội mà với ta cách là một cá nhân tiêu biểu “tốt – xấu” cho mối quan hệ phong phú của mình với thế giới xung quanh và đặc biệt với những người khác. Tuy nhiên, chúng ta hiểu rằng khi viết bài đặc tả, người viết không thể nào bao quát được mọi khía cạnh, cuộc đời của một người nào đó, nhưng lại phải tập trung vào đặc điểm và tính chất nổi bật nhất của họ. Như vậy đặc tả có nghĩa là cốt nhằm miêu tả những đặc điểm tất nhiên cả ngẫu nhiên về mặt xã hội đã hòa hợp như thế nào trong nhân cách của một cá nhân và những gì tưởng như ngẫu nhiên nhưng lại chính là tiền đề cho những nét đặc trưng khác khiến cho con người được miêu

tả trở thành một mẫu mực cho những người khác. Vì thế khi viết bài đặc tả về con người không được khô cứng mà phải được trình bày một cách sinh động có tình cảm.

Theo tiến sỹ Arnold Hoffmann (Ác-nôn Hôp-man), giáo sư Khoa Báo chí Trường Đại học Các - Mác Lai – xích Cộng hòa liên bang Đức thì:

“Đặc tả là sự phác họa sinh động và đầy sức sống về một con người, tập trung vào những đặc điểm và những nét đặc trưng chủ yếu của con người đó trong những hoạt động xã hội có liên quan của họ”. Ông cũng khuyên, người viết đặc tả cần nêu những con người mẫu mực. Nhưng đừng có tìm kiếm những anh hung toàn vẹn. Bởi vì mỗi người đều có chỗ mạnh yếu.

Trong những tài liệu nghiên cứu về thể loại Ký chân dung ở Việt Nam, đặc tả cũng thường được nhắc tới với tư cách là một thể loại báo chí có khả năng miêu tả con người. Dĩ nhiên đó phải là những cá nhân hay tập thể có thật, tiêu biểu trong đời sống. Tuy nhiên, không thấy ái nói gì đến mối quan hệ giữa nó với dạng bài cũng rất được chú trọng khi đó là “người tốt, việc tốt”.

Từ đó cho chúng ta thấy rằng, tuy có sự khác nhau về thuật ngữ nhưng lý luận báo chí của thế giới và Việt Nam vẫn thống nhất về những điểm căn bản thể loại Ký chân dung là một thể loại báo chí viết về con người (có thật, tiêu biểu). Việc lấy con người làm đối tượng chủ yếu để phản ánh (chứ không phải sự kiện) tự nó đã trở thành một đặc điểm quan trọng để khi biệt giữa thể loại này với những thể loại báo chí khác. Điều này có nguyên nhân của nó: Việc thông tin về hiện thực trong lĩnh vực báo chí phần lớn là thông qua các sự kiện, sự việc, tình huống, hoàn cảnh điển hình chứ không phải thông qua các hình tượng như trong văn hoạc nghệ thuật. Vì thế, các tác phẩm chân dung báo chí là một thể laoij lấy con người thông qua việc làm và hành động của học làm nội dung và đối tượng phản ánh.

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w