Đặc trưng thứ

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 35 - 39)

Phóng sự là một thể loại báo chí có nhiều phẩm chất văn học với bút pháp linh hoạt, giàu hình ảnh,ngôn ngữ sinh động, khả năng biểu đạt cao.

Đây chính là đặc trưng quan trọng bậc nhất làm nên diện mạo phóng sự, khu biệt với các thể loại báo chí khác trong hệ thống thể loại báo chí. Trong lí luận báo chí, từ lâu các nhà nghiên cứu đã đặc biệt lưu ý đến những phẩm chất văn học của thể loại phóng sự. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, phóng sự là một thể loại đứng ở vùng giáp ranh giữa văn học và báo chí, là một thể loại gần gũi với văn học hơn cả. Đây là mối quan hệ giữa tính sự kiện, tính thông tin của báo chí và tính nghệ thuật trong ngôn ngữ thể hiện, trong cách trình bày hiện thực của phóng sự. Lẽ tất nhiên với tư cách là một thể loại báo chí, phóng sự vẫn thiên về hướng tạo ra các văn bản đơn nghĩa. Song tác giả vẫn có thể kết hợp yếu tố thông tin thời sự với bút pháp giàu chất văn học để nhằm tạo ra giọng điệu đa thanh cho tác phẩm phóng sự của mình. Phẩm chất văn học trong phóng sự không phụ thuộc vào khả năng hư cấu và năng lực khái quát hóa của tác giả mà theo Đức Dũng “ sức mạnh của phóng sự trước hết là ở chỗ nó có đề cập đến những con người, sự kiện, tình huống điển hình

trong một hoàn cảnh điển hình hay không. Mô tả được hiện thực điển hình đúng với phẩm chất tinh thần và bộ mặt của nó nghĩa là tác phẩm đã tiếp cận đến những phạm trù thẩm mỹ”. Có lẽ cũng cần căn cứ vào tính điển hình của đối tượng miêu tả trong phóng sự mà Hoàng Ngọc Hiến đã nhận xét: “ Phóng sự “ Kỹ nghệ lấy tây” của Vũ Trọng Phụng còn “văn học” hơn nhiều tác phẩm văn học “ đích thực” khác. Khẳng định sự linh hoạt trong bút pháp thể hiện của phóng sự, Vũ Ngọc Phan trong “Nhà văn hiện đại” nêu rõ: “ Nhà viết báo thường dùng một lối tả thực như văn ký sự, trào phúng như văn châm biếm, cảm người ta như văn tiểu thuyết, mà trong đó lại bao gồm tất cả lối bút chiến về người lẫn lối bút chiến về việc, nói tóm lại dùng cái lối tạo nên một thể linh hoạt và có hiệu lực vô cùng: lối phóng sự ”.

Trong lý luận báo chí, từ lâu người ta đã đặc biệt lưu ý đến những phẩm chất văn học của thể loại phóng sự: “ Nếu ta hình dung đường ranh giơi nối liền tiểu thuyết ( hoặc truyện ngắn) với các thể tài báo chí thì cái đường ranh giới đó có lẽ là phóng sự”. Đây là ý kiến được rút ra sau khi tác giả xem xét tính sự kiện của báo chí với tính nghệ thuật trong cách trình bày hiện thực của phóng sự. “ Phóng sự thống thường phản ánh sự thực bằng hình ảnh, qua lối viết bằng hính ảnh. Ta có thể hình dung ra bức tranh xác thực về một khía cạnh nào đó của cuộc sống. Ở đó phẩm chất tinh thần của con người, bộ mặt xã hội trên từng mặt thường được nổi bật rất rõ. Bởi vậy, những phóng sự hay thường toát ra cả ý nghĩa mỹ học”. Tác giả của cuốn Nghề nghiệp và công việc của nhà báo thì cho rằng “ dù có những đặc điểm khác biệt nhất định với văn học, phóng sự vẫn là một thể tài báo chí gần với văn học hơn cả”.

Nhà văn , nhà báo Ga-ri-ben gac-xi-a Mac- ket ( người được giải thưởng Nobel về Văn học) cho rằng: “ phóng sự là truyện về điều đã xảy ra là một thể loại văn chương từng đóng góp cho tân văn, được giành cho ai muốn là

một người kể chuyện không bị nô lệ vào sự thật”.

Giáo sư Hà Minh Đức cũng cho rằng: “ Có quan niệm xem ký ( trong ký bao gồm phóng sự) là loại thể kết hợp hai yếu tố lịch sử và nghệ thuật. Yếu tố lịch sử là sự thật của cuộc sống với tính xác thực lịch sử làm đối tượng, và nội dung phản ánh của tác phẩm và yếu tố nghệ thuật là phương thức và đặc trưng biểu hiện yêu tố lịch sử. Gọi là văn học, vì những tư liệu đó được trình bày thông qua phương thức điển hình hóa nghệ thuật. Do đó, trong ký phải đặc biệt tôn trọng tính xác thực của tư liệu cuộc sống nếu không, đặc điểm thể loại sẽ bị xóa nhòa. Mặt khác, cũng phải nhấn mạnh đến tính nghệ thuật. Thiếu tính nghệ thuật, những tư liệu đó sẽ chỉ là những tư liệu thuần túy của đời sống. Ranh giới giữa cuộc sống và nghệ thuật gắn chặt trong ký đến mức độ cuộc sống cũng chính là nghệ thuật. Nhưng cũng không thể đồng nhất giữa cuộc sống và nghệ thuật dễ dẫn đến chỗ tín, nghệ thuật bị mờ nhạt hoặc gạt bỏ trong tác phẩm ký.

Nhà báo Thọ Cao trong bài Tôi làm phóng sự đã viết: “ Dẫn dắt sự việc, tôi thường dùng bút pháp văn học nhẹ nhàng, giàu hình ảnh, kể cả thơ, ca dao, nhằm phát huy và tăng sức hấp dãn của các sự việc xuyên suốt cái trục đề tài. Thiếu chất văn học, không ra phóng sự.”

Từ đó giải thích tại sao lại có sự gần gũi giữa phóng sự và văn học. Phóng sự là thể tài duy nhất có thể trình bày một bức tranh vừa có tính khái quát cao vừa chi tiết vừa cụ thể về một hiện thực đa dạng, bề bộn đồng thời lý giải những vấn đề đạt ra từ hiện thực ấy một cách thỏa đáng.

Mặt khác, trong tác phẩm phóng sự, tác giả vẫn có thể sử dụng bút pháp vừa là thông tin thời sự vừa thông tin thẩm mỹ để tạo ra giộng điệu đa thanh. Vì thế khi đọc một tác phẩm phón sự người ta cứ ngỡ là đọc một tác phẩm văn học. Tong phóng sự “ Chúng tôi nói bằng ngôn ngữ của tình yêu..” nhà báo Nhật Lệ đã viết: “ Đôi mắt đổ bóng tâm linh – Tôi bỗng nhớ về Tagore với cảm nhận của Người về thế giới của người câm, trong đó không có chỗ

cho cái ác ẩn náu, nơi tâm hồn chân chất, hoang sơ của họ biết rung động và yêu thương trước cái Đẹp. Đằng sau mỗi cuộc đời âm thầm không có ngôn ngữ, còn có những cánh cửa mở ngỏ ra một thế giới khác, trong đó, ai có thể đọc thấu những khát khau của họ, mơ ước thoạt khỏi sự cách biệt với xã hội và đánh mất những mặc cảm về thân phận, để có được những niềm vui hồn nhiên”.

Phẩm chất văn học trong phóng sự không phải là cách tác giả thêm thắt vào trong tác phẩm mà phẩm chất đó tồn tại ngay trong hiện thực. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay có biết bao nhiêu là sự kiện, cuộc đời đầy kịch tính, đầy sống động. Bởi vì theo như Bo-rit Po-le-voi thì: “ Cuộc sống của chúng ta muôn hình muôn vẻ như thế, biết bao nhiêu sự việc đã xảy ra, thực ra cũng không cần thiết phải hư cấu thêm thắt tô vẽ gì thêm nữa.

Hiện thực là cái nôi cho mọi sự sáng tạo. Mô tả được hiện thực điển hình đúng với phẩm chất tinh thần và bộ mặt của nó, nghĩa là tác phẩm đã tiếp cận đến những phạm trù thẩm mỹ. Vì thế hiện thực cuộc sống là miền đất cung cấp dồi dào những đề tài cho phóng sự. từ chuyện nhỏ nhe cuộc đời phu kéo xe đến chuyện lớn như cuộc Cách mạng tháng Mười rung chuyển cả thế giới, thay đổi cả một chế độ chính trị đều là những đề tài hấp dẫn đối với phóng sự. Trong tác phẩm phóng sự, đối tượng miêu tả càng điển hình bao nhiêu , tác phẩm càng có khả năng tiếp cận với những phẩm chất của văn học bấy nhiêu. Tất nhiên đối với những nng]ời làm báo không phải ai cũng có thể có được nhiều cơ hội chứng kiến những sự kiện trọng đại, nhưng điển hình có nhiều cấp độ và những cấp độ đó không hề làm giảm bớt những phẩm giá văn học trong phóng sự.

Tuy có những điển hình gần gũi với văn học nhưng điều khác biệt lớn nhất để phân biệt phóng sự báo chí với các thể loại văn học là phóng sự chỉ phản ánh về những sự kiện, những con người có thật trong cuộc sống. Trong bốn đặc trưng kể trên, đặc trưng thứ nhất thiên về nội dung phản ánh trong tác

phẩm phóng sự, đặc trưng thứ hai và bốn đề cập đến vấn đề ngôn ngữ thể hiện, đặc trưng thứ ba lại nhấn mạnh vai trò cái tôi tác giả - nhân chứng khách quan với vai trò là người trực tiếp chứng kiến và trình bày sự thật.

2.2.4 Ngôn ngữ của phóng sự

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 35 - 39)