Đặc trưng thứ ba

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 31 - 35)

Xuyên suốt trong tác phẩm phóng sự là vai trò của “ cái tôi trần thuật- nhân chứng- khách quan”. Đó là một cái tôi vừa logic, lí trí, giàu lí lẽ và trong một chừng mực nào đó còn sử dụng sức mạnh của cảm xúc thẩm mỹ”

Đây là một đặc điểm nổi bật nhóm chính luận – nghệ thuật ( ký báo chí) nói chung và nó được thể hiện có bề dày, có bản sắc nhất trong thể loại phóng sự nói riêng. Tuy nhiên, do những đặc trưng báo chí quy định, cái tôi trong phóng sự nói riêng, trong nhóm chính luận nói chung bao giờ cũng là cái tôi tác giả chứ không phải là cái tôi thẩm mỹ hay là một thủ pháp nghệ thuật như trong văn học. Bởi lẽ nhà báo không thẩm định hiện thực trên cơ sở cảm xúc thẩm mỹ mà phải dựa trên kết quả của tư duy logic, của sự thật khách quan. Ở đây, không loại trừ cảm xúc thẩm mỹ, song đó phải là cảm xúc trước sự thật để phản ánh sự thật. Với tư cách là người trực tiếp chứng kiến và trình bày sự việc, cái tôi – trần thuật – tác giả- nhân chứng khách quan phải làm cho công chúng tiếp nhận luôn tin tưởng rằng họ đang tiếp xúc với hoàn toàn sự thật, thuyết phục công chúng bằng logic của sự thật với những nhận xét khách quan của chính tác giả. Điều đó ấn định kênh giao tiếp giữa người thông tin và công chúng tiếp nhận thông tin. Muốn vậy, cái tôi tác giả - nhân chứng khách quan trong phóng sự phải luôn ở tư thế bình đẳng với đối tượng phản ánh và công chúng tiếp nhận. Trong một chừng mực nào đó cái tôi còn thể hiện trách nhiệm của nhà báo trước sự thật được trình bày trong tác phẩm. Cái tôi trong tác phẩm phóng sự phải là cái tôi xã hội, xuất phát từ trách nhiệm công dân và trách nhiệm nghề nghiệp của nhà báo. Trong quá trình trình bày và thẩm định hiện thực, cái tôi trần thuật - tác giả còn phải tạo được sự đồng

cảm giữa cái Ta – công chúng tiếp nhận. Muốn vậy, nhà báo phải dũng cảm chỉ ra sự thật và quyết tâm chiến đấu bảo vệ sự thật, bênh vực lẽ phải nếu sự thật ấy phù hợp với lợi ích giai cấp, cộng đồng. Điều này đòi hỏi khả năng tư duy và đạo đức của nhà báo, đòi hỏi nhà báo phải có khả năng thẩm định và thẩm định đúng hiện thực. Nói một cách khác, cái tôi của chủ ngôn vừa là người phát hiện, phản ánh vừa là người hướng dẫn, thẩm định hiện thực được nói đến trong tác phẩm phóng sự. Làm được chức năng “ cái tôi” này, người viết phải có “ mắt nhìn – óc nghĩ – chân đi” với một tình cảm chân thật, thiết tha, với một thế giới quan và nhân văn cao cả.

Nhà báo, nhà văn Cô-lôm-bi-a Gab-ri-en Gác-xi-a Mác-ket nói: “ trong nghề phóng sự người ta có thể nói điều người ta muốn với hai điều kiện : một là phóng sự được làm với hình thức có thể tin được và hai là người làm phóng sự từ trong ý thức của mình phải hiểu rằng điều mình viết là sự thật. Ai nhường bước cho dục vọng cá nhân và lừa bịp dẫu chỉ là trên cái màu của con mắt tất nhiên phải thất bại”. Chính vì vậy những người viết phóng sự thường phải đến tận nơi để tìm hiểu sự việc từ đó mới có thể đưa ra những kết luận chính xác.

Như khi viết về thệt hại của cơn bão số 5 xảy ra ở cực nam Nam Bộ : Kiên Giang, Cà Mau năm 1998, hai nhà báo Lê Thanh Nguyên, Lê Vũ Tuấn của báo Lao động đã đến tận nơi để tận mắt chứng kiến những mất mát của người dân nơi đây. “ Xô chiếc ca – nô ra khởi, chúng tôi từ giữa một làng biển đang đắm chìm trong thảm họa để lập tức quay về thị xã Cà Mau và tốc hành đến tỉnh Kiên Giang. Trong biển đêm chợt hiện lên một vành trăng khuyết mỏng manh, cong như một chiếc tàu sắp đắm. Và cái biểu tượng đầy ám ảnh kia đã đuổi theo chúng tôi trên suốt chặng đường dài hơn 300 cây số, từ biển Đông cho tới biển Tây như nhắc nhở những ngườ làm báo về tầm mức của tai ương.”

Để có được những thông tin chính xác như lời kể của những người trong cuộc, người phóng viên đó đã phải lăn lộn chịu bao vất vả “ Đã 23 giở. Thị

xã Rạch Giá ngủ yên. Đường phố vằng người, xe qua lại. Chúng tôi cũng đã bị vắt kiệt chút sức lực cuối cùng, nhưng vành trăng khuyết đã kéo chúng tôi ra biển. Hàng trăm người là nhân thân của những ngư phủ mất tích vãn kên đầy trước cửa đồn biên phòng 726 ở bến tầu Phú Quốc nơi tiếp nhận duy nhất các chuyến tàu cứu hộ của tỉnh Kiên Giang. Trông ai cũng phờ phạc hốc hác với đôi mắt thâm quầng, bởi đã nhiều đêm trắng tôi qua.” Qua đoạn văn trên đã giúp chúng ta thấy cái tôi tác giả - nhân chứng- thẩm định đã bộc lộ rất rõ khi trình bày về những mất mát và tang tóc do cơn bão số 5 đi qua gây ra với người dân. Tác giả cũng đã bộc lộ những cảm xúc của mình trước những đau thương vầ mất mát của người dân hai tỉnh Kiên Giang, Cà Mau “ Chúng tôi gần như đi trong tiếng khóc nấc, tiếng gọi tên người thân cùng với những xác xơ của làng xóm. Và tất cả đang đọng lại thành tiếng gọi xẻ chia, đùm bọc từ mảnh đất tận cùng của tổ quốc”

Ở thể loại phóng sự, nhà báo đi sâu khai phá, tìm hiểu sự thật chứ không chỉ dừng lại ở việc thông báo tin tức. Yếu tố này vừa là mục tiêu vừa là tiền đề dẫn đến khả năng các tác phẩm phóng sự không chỉ dừng lại ở việc phản ánh các thời điểm hiện thực, lát cắt hiện thực mà còn là cả quá trình vận động của hiện thực với sự phát sinh, phát triển, với những nguyên nhân cùng kết quả và sự biến đổi từ lượng sang chất.

Phản ánh quá trình vận động của hiện thực khách quan, thể loại phóng sự có khả năng sắp xếp, ngăn ô các dữ kiện, dồn nén thông tin của cả quá trình biến đổi từ lượng sang chất, vận động theo nhiều chiều, nhiều tầng, diễn ra trong khoảng thời gian có thể là khoảnh khắc, có thể tính bằng ngày giờ, có thể là vô tận, vào trong một chỉnh thể trọn vẹn của một bài phóng sự hoặc một chùm phóng sự kế tiếp nhau. Trường hợp một sự kiện là một bài phóng sự, ví dụ như: Khi ngục Đăk Glei bị… “hành quyết”! của Đỗ Doãn Hoàng (Báo Lao Động, 7/7/2010). Trường hợp một sự kiện là một chùm phóng sự, ví dụ như chùm phóng sự “Bí ẩn hang động đầy hài cốt ở Hà Nội” của Phạm Ngọc

Dương (báo VTC News, đăng 8 kỳ từ 20-4-2011 đến 27-4-2011). Kỳ 1: Hành trình thám hiểm kho xương khổng lồ trong lòng núi Kỳ 2: Xuống tầng “địa ngục” thứ 3 của “núi xương người”

Kỳ 3: Cuộc gom xương rùng rợn và hành trình xuống cõi "âm ty" Kỳ 4: Trong thế giới kỳ bí của động xương người

Kỳ 5: Hãi hùng đống xương trong khe đá

Kỳ 6: Kinh dị những bộ hàm và cuộc sưu tập răng người Kỳ 7: Động xương người: Những câu hỏi chưa có lời giải đáp Kỳ 8: TS.Nguyễn Lân Cường: Không tin kho xương đã 2.100 tuổi

Muốn phản ánh được hiện thực khách quan trong quá trình biện chứng đòi hỏi nhà báo phải nắm bắt được hiện thực, quá trình phát triển của hiện thực cũng như phải có tư duy lôgic trong nhìn nhận, đánh giá. Hiện thực khách quan như những chiếc bánh răng to nhỏ khác nhau. Những chiếc bánh răng đó hàng ngày vẫn quay nhanh hoặc chậm, đều đều hoặc trúc trắc. Nhà báo với những tác phẩm của mình không phản ánh tới công chúng những chiếc bánh răng đơn lẻ, cô lập mà nhà báo nói chung và người viết phóng sự nói riêng phản ánh và chuyển tải tới bạn đọc “một cỗ máy bánh răng” của hiện thực khách quan đã qua lăng kính hiện thực tư duy cá nhân.

Trong tác phẩm phóng sự, cái tôi tác giả còn có vai trò là người dẫn chuyện, là người trình bày, lý giải và khâu nối các dữ kiện nội dung mà tác phẩm đề cập đến theo một trình tự và ý đồ của nhà báo. Khác với ghi nhanh, dù tác giả là người trực tiếp khâu nói các sự kiện nhưng sức hấp dãn trong ghi nhanh lại ở sự hấp dẫn của những sự kiện, những phác cảnh tươi rói của các mảng hiện thực đem lại Do đó công chúng tiếp nhận như cảm thấy tác giả có mặt trong từng chi tiết nhỏ của diễn biến sự việc từ đó họ tin tưởng vào độ trung thực của thông tin mà tác phẩm đem lại.

Ở một khía cạnh khác, cái tôi trần thuật còn góp phàn tạo ra giọng điệu của tác phẩm. Xuất phát từ đối tượng mô tả và nhằm thẩm định đối tượng đó, giọng điệu của phóng sự rất sinh động. Khi nghiêm túc, lý lẽ, lúc hài hước, châm biếm và khi lại tràn đầy cảm xúc.

Trong bài viết, tác giả phóng sự còn có thể huy động những vốn kiến thức, những hiểu biết khác của mình để bài viết thêm phong phú. Ngoài ra, tác giả phóng sự còn là người quyết định biết kết hợp các đặc điểm của nhiều thể loại khác nhau để có thể tạo ra cho tác phẩm của mình một hình hài khác lạ với nhiều phẩm chất độc đáo. Đây cũng chính là cách tác giả trình bày một cách trung thực và sống động về một hiện thực. chính vì cái tôi tác giả có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tác phẩm phóng sự nên chúng ta luôn được đọc những phóng sự khác nhau của các tác giả khác nhau ngay cả khi họ viết về cùng một đề tài. Văn phong, cảm xúc, cách sử dụng, vận dụng biện pháp khác nhau của mỗi tác giả tạo nên những diện mạo khác nhau cho phóng sự

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 31 - 35)