Bút pháp của ghi nhanh được sử dụng mộtcách tổng hợp Tả thuật của thể loại tường thuật, thủ thuật phỏng vấn sắc sảo, ngắn gọn của thể loại phóng

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 83 - 86)

thể loại tường thuật, thủ thuật phỏng vấn sắc sảo, ngắn gọn của thể loại phóng vấn. Ngoài ra ghi nhanh còn sử dụng pháp hồi tưởng hay trích dẫn số liệu cụ thể.

Một bài tường thuật thường mô tả, thuật lại tất cả diễn biến hiện tượng từ đầu đến cuối cả một sự kiện. Tường thuật chỉ có nhiệm vụ thuật lại chứ không nêu ra ý nghĩa sự kiện. ghi nhanh cũng dùng lối tả thuật nhưng ngắn gọn hơn, đưa người đọc đi ngay vào trung tâm sự kiện, tránh được sự sáo rỗng.

Điều quan trọng nhất khi nói về bút pháp của ghi nhanh là việc sử dụng bút pháp tả thuật kết hợp với thủ thuật phỏng vấn. Cũng có khi sử dụng bút pháp phỏng vấn kết hợp với việc liên tưởng, hồi tưởng của những nhân vật được phỏng vấn về một sự kiện nào đó mà việc hồi tưởng nhằm nhấn mạnh thêm ý nghĩa trong thời điểm hiện tại. Nhiều lúc trong khi phỏng vấn, ngoài

việc tạo ra sự thôn tin và thẩm định sự thật, tác giả còn có thể thể hiện đôi nét về chân dung của những người được phỏng vấn mặc dù chân dung đó không được miêu tả chi tiết.

Ghi nhanh “ Tết này trên công trường hồ chưa nước Hòa Mỹ” của Anh Trang đăng trên báo Nhân dân có đoạn:

“ Anh Ngô Đăng Sỹ, giám độc Công ty 26 thuộc Bộ Thủy lợi – đơn vị thi công hồ chứa Hòa Mỹ nheo nheo đôi mắt lúc nào cũng như cười, giọng Quảng ngãi pha thổ âm khu IV:

- Công trình ni không lớn, khối lượng không nhiều nhưng khó làm nhất so vói tất cẳ các công trình chúng tôi đã xây dựng.

- Vì sao? Tôi hỏi.

Anh Sỹ cười sởi lởi: “ Đồi núi hiểm trở, địa bàn quá hẹp trên phạm vi chưa đầy hai héc ta, lại độc đạo chỉ có con đường đi duy nhất vừa đủ hai xe tránh nhau mà phải xây dựng ba hạng mục công trình.

Tràn xả lũ, gối đầu đập, cống nằm giữa đập cao 120 mét với tháp mở rộng. Anh Sỹ châm thuốc hút nói tiếp: hơn thế chắn dọng sông mà không có lối dẫn đường, chỉ cần một trận mưa lớn là công dã tràng xe cát biển Đông.”

Đây là bài ghi nhanh phản ánh khí thế lạo động sôi nổi của những người có nhiệm vụ chắn dòng sông Quao – một trong hai công trình chắn dòng trọng điểm của Bộ Thủy Lợi ( Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày nay) trong năm 1993. Chỉ qua đoạn phỏng vấn ngắn trên, chúng ta đã thấy được một thực tế: sự khó khăn, vất vả và thiếu thốn của những người có nhiệm vụ thực hiện công trình.

Sự kiện chắn dòng sông Quao tự nó không là một vấn đề lớn, nhưng sư kiện đó được gắn với chủ đề bức xúc đang được mọi người quan tâm. Đó là việc đẩy mạnh phát triển mọi mặt cho miền núi nhằm đưa miền núi tiến kịp miền xuôi. Điều cần làm tốt trước mắt là xây dựng tốt cơ sở hạ tầng như: thủy lợi, đường sá, trường trạm… Như vậy, sự kiện chắn dòng sông Quao được gắn với một chủ đề có nhiều ý nghĩa: sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển cho miền núi.

Việc sử dụng bút pháp hồi tưởng thường gây ấn tượng mạnh cho người đọc ở ý nghĩa của sự kiện diễn ra hôm nay.

Có thể đó chính là hội ức của chính tác giả, cũng có thể là hồi ức những nhân vật được phỏng vấn.

Ghi nhanh “ Sáng mãi niềm tin đất nước” của Hồng Vinh, báo Nhân dân, ngày 25/2/1995 có đoạn:

“ … Trên sân ga này, kể từ mùa thu dựng nước năm 1945 đã diễn ra bao cuộc tiễn đưa và chào đón, đã đi vào trong sách và ký ức nhiều người, nhiều thế hệ mà dòng chảy thời gian không bao giờ cuốn trôi, xóa nhòa, trái lại chỉ làm cho những gặp mặt đều cảm thấy ý nghĩa sâu xa của cuộc đời và lẽ sống cao đẹp vì tự do con người, vì độc lập dân tộc. Đây chính là điểm tựa của mọi nguồn lực nâng ta vượt lên mọi cám dỗ của đời thường để sống tiếp và chiến đấu tiếp cho lý tưởng thiêng liêng mà Bác Hồ đã từng tuyên bố: “ Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn, nhân dân Việt Nam cũng quyết chí giành được độc lập”.

Mặc dù kể lại, hồi tưởng lại nhưng với ngòi bút sắc sảo và cách sử dụng ngôn ngữ độc đáo, tác giả đã tái hiện lại cuộc gặp mặt đầy xúc động, đầy hoa, nước mắt và pháo tay giữa những con người ưu tú của miền Nam ra thăm miền Bắc với các đoàn thể, cơ quan và nhân dân Thủ đô. Tư tưởng của tác giả là muốn hướng người đọc nhớ, tìm về cội nguồn, tìm lại và giữ lấy những ý tưởng cao đẹp mà vì nó, lớp lớp cha anh chúng ta đã phải chịu biết bao hy sinh, mất mát phấn đấu cho đất nước ta có hòa bình, thống nhất ngày hôm nay. Nhớ lại để hiểu rõ, nâng niu những gì mình đang có, để sống cho tốt hơn, xây dựng một đất nước giàu mạnh hơn.

Việc sử dụng bút pháp ghi nhanh thường phụ thuộc vào từng sự kiện cụ thể và cách sử dụng của tác giả. Có những sự kiện, tác giả sử dụng nhiều bút pháp phỏng vấn nhưng cũng có lúc thiên về bút pháp của hồi ký hay việc dẫn

số liệu.

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 83 - 86)