Logic cốt truyện chính là logic về thời gian Câu chuyện báo chí là phải có cốt truyện tốt và ngắn gọn Nó có thể bao gồm nhiều tình tiết, sự biến

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 93 - 95)

phải có cốt truyện tốt và ngắn gọn. Nó có thể bao gồm nhiều tình tiết, sự biến đươc cấu trúc dưới nhiều dạng khác nhau nhưng phải hoàn chỉnh và ngắn gọn, phát triển theo logic sự việc. Với tư cách là một yếu tố của nội dung tác phẩm, cốt truyện sẽ là hệ thống những biến cố có quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau, làm thành phần nội dung quan trọng nhất của tác phẩm. những tính cách nhân vật khác nhau, những xung đột, mâu thuẫn khác nhau trong đời sống được câu chuyện báo chí khắc họa bố cục trong một dung lượng hạn chế theo kiểu “ qua một giọt nước biết vị mặn của biển cả, qua một tia sáng biết ánh trăng”. Câu chuyện thường diễn ra trong một thời gian và không gian hạn chế, người đọc nhận ra điều gì đó sâu sắc về cuộc đời, tình người, cũng

như về tham vọng của con người và những mưu đồ của họ…

“Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch”.

Trong câu chuyện báo chí, chất liệu và đơn vị cơ bản để tạo thành một cốt truyện chính là các sự kiện – đó là những việc có tác động và ảnh hưởng đáng kể đến số phận và tính cách của nhân vật. Trong đó, những sự kiện lớn có thể tạo thành những bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nhân vật. Và đó là yếu tố cơ bản để tác giả đi đến một câu chuyện báo chí. Trong cốt truyện của câu chuyện báo chí, các sự kiện được sắp xếp theo nhiều cách khác nhau. Có trường hợp, trình tự của các sự kiện thường được sắp xếp trước sau đúng như trình tự diễn biến của sự việc: việc gì xảy ra trước - kể trước, việc gì xảy ra sau – kể sau… từ một câu chuyện trong đời sống, người viết có thể xây dựng một cốt truyện hoàn chỉnh. Nhưng có khi câu chuyện của đời sống chỉ có tác dụng gợi ý bằng một vài chi tiết, một vài sự kiện nào đó, còn toàn bộ cốt truyện là do người viết sáng tạo ra. Một vài trường hợp khác, trình tự sự kiện trong cốt truyện có thể bị đảo lộn, không nhất thiết phải theo đúng trình tự sự kiện tự nhiên trong đời sống của chúng. Viêc thay đổi trinh tự các sự kiện như vậy nhằm gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc hoặc để nêu bật chủ đề tư tưởng tác phẩm.

Cốt truyện của câu chuyện có mối liên hệ chặt chẽ với chủ để tư tưởng làm toát lên nội dung của tác phẩm. Một cốt truyện lôi cuốn hấp dẫn sẽ góp phần tạo nên sức mạnh thuyết phục của chủ đề, tư tưởng và ngược lại. “ Dù đa dạng, mọi cốt truyện đều trải qua một tiến trình vận động, có hình thành phát triển và kết thúc. Vì vậy, mỗi cốt truyện thường bao gồm các thành phần: trình bày, khai đoạn, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc.” Đa số các cốt truyện đều đi sâu khai thác những xung đột khác nhau của đời sống.

Các bước diễn biến của cốt truyện, cũng giống như quá trình vận động của một xung đột, nghĩa là có: mở đầu, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm và kết thúc. Từng phần của cốt truyện như đã nêu đều có nhiệm vụ của riêng nó.

- Phần mở đầu: giới thiệu khái quát hoàn cảnh này sinh xung đột của câu chuyện, giới thiệu sơ lược các nhân vật. trong phần này phải nêu được sự kiện mở đầu có tác dụng như là nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ xung đột cơ bản của câu chuyện.

- Phần thắt nút: Thường bắt đầu với một sự kiện đặc biệt ( sự kiện thắt nút). Nó có tác dụng làm thay đổi tình thế ban đầu, lôi cuốn các nhân vật tham gia vào xung đột. qua đó, các nhân vật dần bộc lộ những nét bản chất của mình.

- Phần phát triển: Đây là phần cốt lõi, quan trọng nhất của cốt truyện. Phần này miêu tả các biến cố, sự kiện nối tiếp nhau khiến xung đột phát triển đếm đỉnh điểm và đòi hỏi phải được giải quyết.

- Phần đỉnh điểm và phần mở nút: Là giai đoạn căng thẳng nhất của cốt truyện. Qua phần này, người đọc biết được cách giải quyết hoặc khả năng giải quyết xung đột.

- Phần kết thúc: cho thấy kết quả xung đã được giải quyết.

Tuy nhiên do yêu cầu ngắn gọn của thể loại mà vẫn thể hiện chủ dề tư tưởng tác phẩm nên không cần thiết bất cứ cốt truyện nào cũng bao hàm đầy đủ các bước diễn biến các thành phần như trên.

Như vậy, một cốt truyện báo chí hay phải có một cốt truyện hay. Cốt truyện này phải ngắn gọn, chặt chẽ mang nội dung tương đối hoàn chỉnh, vừa có tính chất bay bổng trữ tình sinh động của văn nghệ vừa có tính kịch với những xung đột xã hội. Cốt truyện của câu chuyện báo chí dung dị, đời thường nhưng không sơ lược, hấp dẫn nhưng không rối rắm, cầu kỳ.

6. Chủ đề tư tưởng bao giờ cũng hình thành từ cốt truyện. Chủ đề được thể hiện ở bản thân cốt truyện, xung đột hoặc hình tượng nhân vật thông qua

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 93 - 95)