Các thành phần ngôn ngữ trong phóng sự

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 40 - 42)

a. Ngôn ngữ tác giả: Trong phóng sự, cái tôi – tác giả là người dẫn chuyện, người trình bày, lý giải; người khâu nối những dữ kiện mà tác phẩm đề cập với công chúng tiếp nhận luôn luôn có cảm giác tác giả có mặt trong từng chi tiết nhỏ nhất của tác phẩm.

Khi trình bày và thẩm định hiện thưc, "cái tôi" trần thuật – tác giả của phóng sự mặc dù luôn tỏ ra khách quan với công chúng tiếp nhận và khách quan, bình đẳng ngay cả với hiện thực mà nó phản ánh nhưng phải tạo được sự đồng cảm với "cái ta" – công chúng tiếp nhận. Để làm được điều đó, tác giả phải dũng cảm chỉ ra sự thật, bênh vực sự thật và sự thật đó phải phù hợp với những lợi ích của đất nước, cộng đồng. Một phóng sự mà tác giả không đủ khả năng thẩm định hoặc thẩm định méo mó cái hiện thực mà anh ta đem đến cho công chúng thì không những không tạo ra sự hưởng ứng mà còn khiến công chúng nghi ngờ tài năng và sự trung thực của chính tác giả.

Ở khía cạnh khác "cái tôi" trần thuật còn góp phần tạo ra giọng điệu của tác phẩm. Xuất phát từ đối tượng mà tác phẩm đề cập, giọng điệu trong phóng sự rất sinh động. có khi nghiêm túc, lý lẽ, hài hước, châm biếm và có khi lại tràn đầy cảm xúc. Giọng điệu phong phú cùng với nghệ thuật dẫn chuyện, trình bày chi tiết và xây dựng lý lẽ, nghệ thuật miêu tả, đặc tả khắc họa chân dung... khiến cho phóng sự có đầy đủ khả năng phản ánh hiện thực trong nhiều tình huống khác nhau.

Cấu trúc ngôn ngữ trong tác phẩm phóng sự đó là dạng cấu trúc bởi những đối thoại liên tiếp giữa tác giả và nhân vật, giữa tác giả và người đọc.

Trên cơ sở đặc điểm ngôn ngữ của các thể loại khác tác giả có thể tạo ra cho tác phẩm phóng sự của mình một hình hài khác lạ để trình bày một cách

trung thực, xác thực về hiện thực dưới hình thức sinh động, hấp dẫn nhất. Trong phóng sự "Tôi đi bán tôi" của Huỳnh Dũng Nhân, ngôn ngữ tác giả được thể hiện ở ngôi thứ nhất: "Tôi dừng xe cách chợ người Giảng Võ (Hà Nội) một quãng, suy tính mãi xem làm thế nào hòa nhập với họ trong vai cửu vạn. Nhiều bài báo đã viết về chợ người này nhưng tôi vẫn muốn viết thêm viết nữa".

b. Ngôn ngữ nhân vật. Trong phóng sự, ngôn ngữ nhân vật thường được xuất hiện xen kẽ với "cái tôi" trần thuật của tác giả.

Ngôn ngữ nhân vật được tác giả vận dụng vào những trường hợp như khi cần nhấn mạnh hay khẳng định một cách khách quan về sự kiện chung hay từng chi tiết có ý nghĩa quan trọng đối với chủ đề tài viết.

Có khi thay lời tác giả nói chuyện, tâm sự với công chúng, làm cho sự kiện hoặc nhân vật tiếp xúc với bạn đọc một cách tự nhiên, gần gũi hơn.

Ví dụ trong "Kỹ nghệ lấy Tây" Vũ Trọng Phọng đối thoại với bà hàng nước mang tính tự sự. Bà kể một cách ngắn gọn nhưng khái quát chuyện thiếu nữ Hà thành lấy Tây, rồi bà đánh giá: "Rõ khốn nạn. Tài có, sắc có, chữ nghĩa cũng có mà thế đấy".

Đối với những trường hợp khi sự kiện đã trôi qua hoặc do tác giả chọn góc đứng gián tiếp, người viết có thể dùng hoàn toàn bằng ngôn ngữ, nhân vật dưới hình thức "theo lời kể của..." hoặc "ghi theo lời kể...". Tất nhiên tác giả phải là người sắp xếp, chọn lọc chi tiết và trình bày lại sự kiện bằng tiếng nói giọng điệu của nhân vật.

2.2.5. Tình hình phóng sự trên các báo Tiền Phong, Thanh niên và Tuổi trẻ TP.HCM Tuổi trẻ TP.HCM

Chúng ta có thể phân chia các dạng phóng sự trên cơ sở của nhiều tiêu chí khác nhau như tiêu chí về loại hình, tiêu chí về đối tượng phản ánh, tiêu chí về phương pháp phản ánh…

Theo tác giả Đức Dũng trong cuốn sách “Phóng sự báo chí hiện đại”, tác giả

phân chia theo tiêu chí về đối tượng phản ánh thì phóng sự gồm các dạng sau: Dạng phóng sự phản ánh những vấn đề của đời sống Dạng phóng sự chân dung Dạng phóng sự phản ánh các sự kiện thời sự Dạng phóng sự điều tra Dạng phóng sự phản ánh những hoàn cảnh, hiện trạng.

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w