Ngôn ngữ là phương tiện chủ yếu để biểu hiện chủ đề tư tưởng của một bài phóng sự

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 39 - 40)

của một bài phóng sự

Trong phóng sự, người viết có thể sử dụng ngôn ngữ ở nhiều góc độ khác nhau để biểu đạt nội dung ngay cả tiếng địa phương hoặc ngôn ngữ cổ cũng như các thuật ngữ khoa học, nhưng không vì thế mà tác giả sử dụng tùy tiện, thiếu chọn lọc, làm đảo lộn quy luật ngữ pháp của ngôn ngữ hoặc làm lu mờ mất phong cách dân tộc. Từ thực tế đó, việc sử dụng ngôn ngữ phóng sự cần chú ý mấy vấn đề sau:

Người viết phải có kiến thức và sự am hiểu nhất định về lĩnh vực, đề tài mình đang thể hiện, ví dụ: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội; qua cuộc sống thực tế tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm để biểu hiện sao cho công chúng hiểu được sự thật, đồng thời cảm thụ sâu sắc tính tư tưởng của tác phẩm phóng sự.

Mục đích của phóng sự là cung cấp cho cung cấp cho công chúng những tri thức phong phú, đầy đủ, chính sách, để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và việc mà họ đang theo dõi. Vì thế, người viết phóng sự cần biết sử dụng một số phương tiện biểu đạt của văn học như các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu hình ảnh, hướng vào nội tâm của nhân vật để nâng tầm cao của tác phẩm.

Khai thác tính hình tượng và tính chính luận của ngôn ngữ. Tính hình tượng của ngôn ngữ rất dồi dào. Nó giúp cho người đọc cảm nhận được bức tranh sinh động của cuộc sống và hình dung được hoàn cảnh như chính mắt họ chứng kiến.

nó có khả năng hỗ trợ cho bài viết thêm sức thuyết phục khi sự thật được trình bày.

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 39 - 40)