CHÍNH LUẬN – NGHỆ THUẬT
1. Đặc trưng thứ nhất
Phóng sự thông tin thời sự về người thật, việc thật trong cả quá trình phát sinh, phát triển. Đồng thời, phóng sự còn cố gắng thẩm định hiện thực, trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra.
Đặc trưng này phản ánh năng lực phản ánh hiện thực của phóng sự.
Phóng sự đặc biệt thích hợp dùng mô tả sự phát triển năng động của hiện thực. Trong hệ thống thể loại báo chí, phóng sự là thể loại duy nhất có khả năng trình bày một bức tranh vừa có tính khái quát cao, vừa chi tiết, cụ thể của hiện thực đa dạng, bề bộn. Không chỉ dừng lại ở cấp độ phản ánh, phóng sự còn lý giải các vấn đề của hiện thực đặt ra một cách thỏa đáng. Bởi vậy, phóng sự luôn ở vị trí một thể loại xung kích, đặt biệt là ở trong thời điểm xã hội đang có những chuyển biến mạnh mẽ lớn lao. Trong những thời điểm đó, phóng sự “ là thể loại đầu tiên có thể bắt mạch sự kiện, có thể nhận xét đâu là nhân tố mới, có thể làm “bản kiểm kê của thời điểm” một cách sinh động và hấp dẫn. Tác giả Đức Dũng trong “ Các thể ký báo chí” cũng khẳng định: “ Việc phản ánh hiện thực dưới dạng một bức tranh toàn cảnh cho thấy phóng sự có thể mở ra một trường quan sát tương đối đa dạng và linh hoạt trước đời sống- điều mà không phải thể loại báo chí nào cũng có được”.
Nhiệm vụ của bất kỳ phóng viên nào khi thực hiện phóng sự trước hết là cung cấp cho bạn đọc khả năng được nhìn thấy sự kiện bằng con mắt của người chứng kiến (người thực hiện phóng sự), tức là tạo “hiệu quả của sự hiện diện” . Bất cứ thể loại báo chí nào cũng đòi hỏi và có đặc trưng là phản ánh người thật, việc thật có ý nghĩa xã hội. Tuy nhiên, với từng thể loại, quá trình và phương thức phản ánh hiện thực đó có những góc độ tiếp cận và mức độ phản ánh khác nhau. “Điểm nổi bật nhất của phóng sự so với các thể loại báo chí khác là nó có khả năng phản ánh hiện thực một cách có bề dày và chiều sâu dưới dạng một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống hiện thực. Để làm được như vậy, phóng sự luôn bám sát những con người, sự kiện và vấn đề nổi bật trong đời sống” . Ở thể loại phóng sự, nhà báo đi sâu khai phá, tìm hiểu sự thật chứ không chỉ dừng lại ở việc thông báo tin tức. Nếu thiếu quá trình đi sâu khai phá, tìm hiểu sự thật thì các tác phẩm phóng sự không thể trở thành những “bức tranh” hiện thực sống động.
Đi sâu khai phá, tìm hiểu sự thật, phóng sự qua đó có khả năng phản ánh đa diện và có tính chất điển hình về đối tượng được phản ánh. Ngược lại, không phải sự kiện và con người nào cũng trở thành đối tượng được phản ánh bởi phóng sự. Những sự kiện và con người đó phải đảm bảo yếu tố tiêu biểu, điển hình và có ý nghĩa xã hội.
Phóng sự cũng không dừng lại ở việc phản ánh đối tượng, phản ánh sự thật mà còn có xu hướng thẩm định hiện thực và trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra. Phóng sự không chỉ giúp công chúng “biết” sự kiện xảy ra và xảy ra như thế nào mà còn giúp công chúng “hiểu” tại sao hay những nguyên nhân nào dẫn đến sự kiện đó. Trong nhiều trường hợp, các tác phẩm phóng sự còn chỉ ra xu thế vận động và quá trình phát triển, diễn biến tiếp theo của sự kiện.
Phóng sự có mục đích cấp cho công chúng những tri thức phong phú đầy đủ, chính xác, để họ có thể nhận thức, đánh giá đúng người và việc mà họ đang quan tõm theo dừi. Ngoài việc thụng tinn thời sự về người thật việc thật trong một quá trình phát sinh, phát triển, phóng sự còn cố gắng thẩm định hiện thực và trả lời câu hỏi mà hiện thực đặt ra, như phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang đã phản ánh cuộc đời cực nhọc của người phu kéo xe; phóng sự Hà Nội lầm than của Trọng Tang đã đề cập đến những thân phận nhục nhằn của đời kỹ nữ ; phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây của Vũ Trọng Phụng mô tả những mánh khóe và cuộc đời của những phụ nữ lấy chống ngoại quốc; qua các phóng sự của Nguyễn Khải và Hồ Phương như Chúng tôi ở Cồn cỏ, Họ sống và chiến đấu đã nêu bật những sự gương anh hùng trung những năm đầu kháng chiến và trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của toàn dân ta…
Tính xác thực trong thông tin đòi hỏi người viết phóng sự phải thật sư hiểu biết về vấn đề mình đề cập đến. Tác giả phải là người tận mắt chứng kiến sự việc hoặc tự mình tìm hiều vấn đề thông qua những nhân chứng đáng tin
cậy.Trong phóng sự Tôi đi bán tôi, Huỳnh Dũng Nhân đã phải mượn một “ chiếc áo quân khu rộng thúng thình , chân xỏ đôi dép lê quèn quẹt, đầu đội chiếc mũ cối bất hủ” rồi “ thả bộ ra chợ người”. Anh cũng tham dự vào đội quan bán sức lao động để được tận mắt chứng kiến cảnh tranh giành công việc, mặc cả giá, nỗi thất cọng của người không được thuê mướn… Cũng như Tam Lang trước đây viết Tôi kéo xe đã tự cởi bỏ bộ đồ ký giả, chụp lên đầu chiếc nón và mặc lên người bộ quần áo phu xe để hiểu tận cùng nỗi vất vả nhọc nhằn của những “ ngựa người” và từ đó kêu gọi xóa bỏ công việc đầy sự bất công ấy.
Đặc điểm phản ánh trong phóng sự ở chỗ nó không chỉ dừng lại trong việc phản ánh một hiện tượng, một sự kiện đơn lẻ mà còn trình bày một chuỗi các sự kiện. Các sự kiện, sự việc được đặt ra trong tiến trình lịch sử, quá trình phỏt sinh phỏt triển khiến người đọc dễ dàng theo dừi và nằm bắt được vấn đề. Người viế trình bày một cách khách quan diễn biến của câu chuyện, sự việc, đồng thời cũng nhằm chứng minh cho một kết luận của mình hoặc từ đó gợi ở những vấn đề có ý nghĩa xã hội nhất định. Phóng sự rất xác thực trong sự việc, sự kiện và chi tiết nhưng cú khuynh hướng rừ rệt. Ngọc Dũng trong phóng sự Báo động về ô nhiễm môi trường ở Hải Phong ( Báo Việt Nam đầu tư nước ngoài, số 138,28/11 – 24/12/1995) đã cho ta thấy một Hải Phóng hiện tại có những điểm nóng ô nhiễm với “ nền trời xanh như có sương mờ bao phủ vì những đám mây nhân tạo cuồn cuộn lan tỏa”. Anh đã chỉ ra cả quá trình từ từ và đều đều những nhà máy công nghiệp hóa chất, luyện kim, vật liệu xây dừng… đã phun chất thải làm ô nhiễm môi trường. Tác giả lật giở từng trang hồ sơ của một sự kiện như từ khi bắt đầu hoạt động từ tháng 10/1994 đến tháng 2/1995 Công tht Thép VINAPIPE đã nhận được đơn khiếu nại và yêu cầu bồi thường của Hợp tác xã nông nghiệp Tam Hưng bởi nước thải công nghiệp có màu vàng chứa nhiều rỉ sắt đã làm chết rau muống và lúa
bị lép hạt. Hay người dân sống ở quanh khu vực nhà máy xi măng Hải Phòng đã “ tha hồ hít bụi từ mấy chục năm nay”. Những sự kiện kết nối với nhau, bổ sung cho nhau khiến cho tác phẩm phóng sự đầy tính thuyết phục.