trên báo chí. Như tác giả Dương Xuân Sơn đã khẳng định: “ Câu chuyện báo chí có những yếu tố Ai ? ( Who ), Cái gì ? ( What ), Ở đâu? ( Where ), Khi nào? (When ), Tại sao? ( Why ) và Như thế nào? ( How ) . Đã nói đến báo chí là phải nói đến những câu chuyện có thật hoặc dựa trên những sự thật, nhân chứng để phát triển thành câu chuyện báo chí. Nói đến câu chuyện báo chí là nói đến tất cả mọi mặt trong đời sống xã hội mà nó đề cập đến. Có khi chỉ dựa vào những vấn đề được gọi là “truyền thống” mà tác phẩm có thể nói lên cả một vấn đề nan giải mà người đọc quan tâm. Có thể lấy cổ vận dụng vào kim. Riêng “ mẹ chồng nàng dâu” là cả một vấn đề. Bằng những thông tin nhanh và sinh động câu chuyện báo chí đã thu hút được sự quan tâm của bạn đọc với lượng thông tin lấy từ cuộc sống hàng ngày.
Đề tài của câu chuyện báo chí là phạm vi hiện thực đời sống xã hội mà tác giả chọn để phản ánh. Việc xác định đề tài của tác phẩm chính là phải trả lời câu hỏi tác phẩm viết về cái gì? Về phạm vi hiện thực nào trong cuộc
sống?
Đề tài trong câu chuyện báo chí hết sức phong phú, đa dạng. thực tế có bao nhiêu loại hiện thực đời sống thì cũng có bấy nhiêu đề tài để câu chuyện báo chí phản ánh, song tất cả những đề tài này đều nhằm đạt tới tính thời sự thể hiện ở sự giáo dục kịp thời đối với công chúng tiếp nhận thông tin
Đề tài của câu chuyện báo chí mang dấu ấn của đời sống khách quan nhưng cũng là sự ghi nhận dấu ấn chủ quan của người viết mặc dù có thể phản ánh đời sống xã hội trên một bình diện rộng, song như vậy không có nghĩa là bất cứ đề tài nào cũng được đưa vào câu chuyện, kể cả đề tài truyền thống. Vấn đề ở chỗ là đề tài được lựa chọn có phù hợp với yêu cầu tuyên truyền của báo chí trong giai đoan đó hay không. Do vậy việc lựa chọn đề tài đã thể hiện khá rõ khuynh hướng trong lập trường tư tưởng của nhà báo. Như vậy, đề tài không chỉ là định hướng phạm vi phản ánh hiện thực đời sống xã hội mà còn là yếu tố quan trọng giúp công chúng nhận rõ tính khuynh hướng của thời đại. Điều này tác động mạnh đến quá trình nhận thức của công chúng, qua đó góp phần vào việc thực hiện chức năng giáo dục của câu chuyện báo chí
Một điều cần lưu ý là đề tài của câu chuyện báo chí phải gần với đời sống báo chí ( tuy có mang tính văn nghệ ). Do vậy một yêu cầu đặt ra đối với câu chuyện báo chí là việc chọn đề tài phải phù hợp với tình hình, tức là đề tài tuy không bắt buộc bám sát sự kiện thời sự nhưng cũng không được tách rời “ quỹ đạo tuyên truyền của báo chí” và yêu cầu bức xúc của đời sống.
Giống như các thể loại khác câu chuyện trên báo chí có một lượng thông tin vô tận và phong phú. Có khi chỉ là một vấn đề cũng phải mất một thời gian dài để nghiên cứu và phát triển nó. Nhất là khi câu chuyện báo chí thể hiện xu hướng, tư tưởng của một thời điểm, một thời đại. Với các chi tiết cụ thể, địa điểm, nhân vật xác thực câu chuyện báo chí luôn tạo cho người đọc cảm giác
cuốn hút , tin cậy. Nhiều tác phẩm nhân vật chính trong nội dung câu chuyện lại là chính tác giả. Vì thế, chính tác giả vừa là người ghi chép, vừa là người thể hiện. Chính điều này đã khiến câu chuyện trên báo chí không thể thiếu đi các yếu tố trên. Nhất là khi câu chuyện trên báo chí thể hiện một phần tính chất của báo chí. Ngoài ra nó còn có thể giải đáp những thắc mắc, suy nghĩ của người đọc khi xem tác phẩm.