Đặc trưng thứ ha

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 29 - 31)

Phóng sự sử dụng bút pháp miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận.

Bút pháp được sử dụng trong phóng sự là bút pháp miêu tả tường thuật có thể kết hợp nghị luận ở mức độ nhất định. Miêu tả, tường thuật là những bút pháp được sử dụng ngay từ khi những bài phóng sự đầu tiên ra đời, như một phóng sự về hỏa hoạn được tường thuật chi tiết từ nguyên nhân vụ chấy, diễn biến và hậu quả trên báo chí Anh, phóng sự về những cuộc họp Quốc hội trên báo chí Mỹ. Trong những phóng sự đầu tiên của Việt Nam được xem là mẫu mực của thể tài phóng sự cũng được sử dụng triệt để bút pháp miêu tả như Tôi kéo xe của Tam Lang “ Trước mặt tôi, một bát canh sáo bò khói lên ngùn ngụt. Nóng sốt như thế mà tôi đoán chừng nó chẳng ngon lành gì cho lắm vì trong bát canh đục ngầu như nước cống, mấy khoanh lòng bò lều bều như những xác chết đuối dưới những đám hành răm.”… Cho đến những phóng sự Việt Nam hiện đại cũng vậy. Miêu tả và tường thuật là bút pháp chủ yếu trong phóng sự. Nó giúp người đọc cảm nhận, hình dung được sự kiện, con người lồ lộ như đang hiển hiện trước mặt họ : “ Những vườn đồi của một vùng trung du trải rộng trước mắt, có vườn nối đồi này sang đồi nọ. Có vườn len lách quanh co chạy dài giữa hai bờ đá lô nhô như dòng sông xanh quằn quại tìm đường ra biển. Vành đai phân ranh đất vường đều tăm tắp những loài cây họ đậu trám hoa vàng, keo tai tượng chạy hàng hai, hàng ba theo đường dích dắc vui mắt…” ( phóng sự Trung du của Vĩnh Quyền, báo Lao động, 4/4/1993).

Sự miêu tả trên dẫn dắt người đọc tới gần sự kiện hơn. Mọi vật như được vẽ ra trước mắt họ với vẻ độc đáo riêng của nó. Cách tường thuật lúc thì chậm rãi, lúc thì vội vã của tác giả phóng sự giúp cho người đọc tiếp cận được với

sự kiện, lần theo dáu vết và tiến trình của sự kiện. Chính vì vậy mà phóng sự có ưu thế cung cấp thông tin cho người đọc một cách chi tiết và đầy đủ.

Cũng như mọi thể loại báo chí khác, sự vật, nhân vật được tường thuật, miêu tả trong phóng sự phải đảm bảo tính trung thực của nó. Tác giả không được phép bịa đặt, hư cấu khi cung cấp thông tin trong phóng sự được chuyển tải một cách mềm mại, uyển chuyển dễ đi vào lòng người. Theo nhà báo Trần Bạch Đằng thì không chỉ bằng những thông tin, bài báo trên lớp huấn thị người đọc mà phải “ tranh thủ được trái tim” của họ. Vì thế tác giả phóng sự phải nhạy camr, biết phát hiện ra những chi tiết tiêu biểu để tường thuật lại cho người đọc. Nhà báo Xuân Ba được coi là người biết phát hiện ra những chi tiết bình thườn nhưng lại rất có giá trị. Đi đâu anh cũng quan sát, “ nhòm ngó” mọi chuyện , mọi người,mọi biểu hiện tưởng như là vặt vãnh nhưng lại không vặt vãnh chút nào khi được miêu tả lại trong các tác phẩm của anh: “ Với Vác-sa-va tôi nghĩ có lẽ là ở chợ trời Châu Âu, ở bến xe này những dãy người xếp hàng chờ mua vé đi các tuyến, cũng như những dãy ghế gỗ sứt sẹo bẩn thỉu áp lưng vào nhau, cũng cái mùi uế tạp rất đặc thù bốc lên từ thùng rác ở góc nhà, từ những bộ quần áo lâu ngày không giặt, từ những đôi chân lồng trong các loại giầy to sụ kia, hệt như ở các bến xe tứ xứ mình vậy… Cách đó không xa thay vì những cái nón mê rách, rổ rá của đám ăn mày bên ta là những chiếc đấu gỗ con con bẩn thỉu vì lâu ngày không được cọ rửa của tốp khất thực cứ huơ huơ dưới đám gối của khách bộ hành” ( Phóng sự Đông Âu trên từng cây số). Chỉ qua cách miêu tả trên, không bình luận gì thêm, Xuân Ba đã khiến người đọc cảm nhận một cách sâu sắc những vất vả lam lũ của con người lao động, đặc biệt là những người lao động Việt Nam đang kiếm sống dưới góc trời Âu này.

Tuy nhiên nếu chỉ dừng ở lại bút pháp miêu tả và tường thuật không thôi thì chưa đủ để làm nên một thiên phóng sự hay mà mới chỉ là bài ghi chép thuần túy. Do vậy, dể có những phóng sự sắc sảo, người viết phải biết kết hợp

tính nghị luận ở mức độ nhất địn theo lối tả - bình – thuật. Điều này đòi hỏi người viết phải có đủ hiểu biết và kinh nghiệm để xử lý các dữ kiện, đưa ra được những đánh giá đúng có tính địnhn hướng đối với bạn đọc.

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 29 - 31)