ngoài việc thông tin sự thật, còn phải thẩm định sự thật để rút ra những vấn đề, những kết luận có ý nghĩa đối với công chúng có giá trị điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của họ.
Đây là yêu cầu xuất phát từ đặc điểm cơ bản của thể loại. Sự khẳng định của tác giả được thể hiện ngay trong cách lựa chọn, cách xắp xếp thông báo chi tiết ở bố cục tác phẩm. Một sự việc (hoàn cảnh, tình huống) thường mang nhiều ý nghĩa nên tác giả phải biết khai thác sự thật đó ở góc độ nào nhằm phục vụ tốt nhất cho luận chứng của mình.
Trong tác phẩm Ký chính luận tùy thuộc vào ý đồ tác giả và căn cứ tính chất luận cứ để xây dựng luận chứng ở những cấp độ khác nhau. Có tác phẩm chỉ dừng lại ở chỗ nêu vấn đề, có tác phẩm lý giải vấn đề đã nêu lên, cũng có không ít tác phẩm ngoài việc lý giải vấn đề còn mạnh dạn đề ra biện pháp, phương hướng giải quyết. Sau đây là một số đoạn kết của tác phẩm Ký chính luận trên báo tiêu biểu cho các cấp độ thẩm định:
- Nêu vấn đề luận bàn – “Người biết làm tính đã có thể tính ngay ra là tiền về xã là bao nhiêu rồi; đó là chưa tính tới khoản rơi rụng từ Hà Nội về tỉnh. Tất nhiên không phải nơi nào cũng xảy ra như thế, vì đây là một vụ tiêu cực đã bị phanh phui của năm trước nhưng dù sao số liệu đó cũng rất đáng tham khảo để xem xét chuyện hôm nay. Để cho cán bộ xã khai thác thoải mái các khoản chi thì các ông ấy khai chi hết 3.000.000đ để “rải đường”, vậy bên
cạnh việc “rải” thì số còn lại đút vào những túi ai? (Hao - Hữu Thọ - Báo Nhân dân cuối tuần, số 16, ngày 16/04/1995).
- Lý giải vấn đề - “Thời buổi kinh tế thị trường, ở nước nào cũng diễn ra tình cảnh những người không gặp may, bị rớt lại phía sau sự phát triển, hứng chịu bất hạnh, ở các nước phát triển, tuy có quỹ của nhà nước ứng phó tình hình, nhưng vẫn cứ phải kêu gọi sự giúp đỡ nhân đạo của cộng đồng. May sao ở ta, truyền thống nhân ái, thương người từ thiện đã được khơi dòng chảy, hỗ trợ cho Nhà nước rất nhiều trong công cuộc giúp đỡ đồng bào bất hạnh, nghèo khó có thể sinh sống bình thường, đồng thời góp phần bồi đắp gốc rễ của chế độ mới là tinh thần nhân đạo. Chắc chắn rằng cộng đồng tiếp tục sáng tạo nhiều cách làm từ thiện? (Khuyến thiện - Thế Văn – Báo Nhân dân chủ nhật, số 19, ngày 08/05/1994).
- Đề ra phương hướng giải quyết – (Ôi, xin đừng “người máy hóa” trẻ thơ! Hãy bảo tồn và cải tiến cái trò chơi gắn với mảnh tre, vài loại quả vườn, chút đất quê như thế là một phần duy dưỡng văn hóa dân tộc. Hãy tế nhị gợi dần, chứ đừng can thiệp thô bạo và sự phát triển tư duy quá “Học mà chơi” của trẻ. Hãy giảng với trách nhiệm cáo nhất trong các giờ chính khoá, để việc dạy thêm chỉ dành cho trẻ thật giỏi hoặc quá dốt” (Đừng “người máy hóa” trẻ thơ - Nguyễn Quang Vinh - Báo Nhân dân chủ nhật, số 25, ngày 16/6/1994).
Nhưng dù ở cấp độ nào các tác phẩm đó đều dựa trên một quan điểm chung là: Luận chứng phải gắn liền với luận cứ, xuất phát từ luận cứ và góp phần soi sáng luận cứ theo một quan điểm rõ ràng không úp mở, không dấu diếm. Nói một cách khác, tác phẩm Ký chính luận không chấp nhận sự lập lờ hai mặt trong thái độ thẩm định sự thật của tác giả. Những lý lẽ mà tác phẩm Ký chính luận rút ra phải phù hợp với quan điểm chung của cộng đồng (phát luật, đạo đức, tập quán, truyền thống, nhiệm vụ chính trị). Điều này cho thấy đây là thể loại mang tính khuynh hướng rõ rệt.
2.4 Ký chân dung
1. So với các nền báo chí khác trên thế giới, báo chí ở Việt Nam ra đời chậm hơn và chịu ảnh hưởng trực tiếp của báo chí nước Pháp. Lịch sử báo chí