Khái niệm và đặc điểm

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 65 - 68)

1. So với các nền báo chí khác trên thế giới, báo chí ở Việt Nam ra đời chậm hơn và chịu ảnh hưởng trực tiếp của báo chí nước Pháp Lịch sử báo chí

2.4.2Khái niệm và đặc điểm

Trong các tài liệu nghiên cứu về thể loại bái chí được trình bày ở nước ta trước đây không thất chắc đến Ký chân dung. Tuy nhiên, có thể đó chỉ là sự khác nhau về thuật ngữ. Trong thực tế, chúng ta đã có dạng bài “Người tốt, việc tốt”. Ngoài ra, trên thế giới còn có một số tên gọi khác về thể loại này: “đặc tả” – một thể lại báo chí về con người.

Đã có nhiều quan niệm về đặc tả. Trong những bài giảng của ông S.Gioóc – chuyên gia của Unesco tại Việt Nam thì đặc tả được coi là một dạng tin đặc biệt mà tỏng đó “chủ yếu nhân cách hóa một sự kiện, đặt nó vào cách diễn đạt của con người và kể câu chuyên từ góc độ con người”. Mặc dù coi đặc tả là một loại tin đặc biệt nhưng ông S. Gioóc cũng phải thừa nhận đây là một thể loại “có nhiều đặc tính của một câu chuyện hơn”. Do vậy, khi viết một bài đặc tả, chúng ta miêu tả những con người, thông qua những hoạt động và việc làm của họ, tạo ra những sự kiện thời sự và vừa giải quyết các vấn đề đồng thời vừa đặt ra những vấn đề mới.

Trong đặc tả con người không chủ yếu được miêu tả như một người chủ động hoặc thụ động tham gia vào các hoạt động xã hội mà với ta cách là một cá nhân tiêu biểu “tốt – xấu” cho mối quan hệ phong phú của mình với thế giới xung quanh và đặc biệt với những người khác. Tuy nhiên, chúng ta hiểu rằng khi viết bài đặc tả, người viết không thể nào bao quát được mọi khía cạnh, cuộc đời của một người nào đó, nhưng lại phải tập trung vào đặc điểm và tính chất nổi bật nhất của họ. Như vậy đặc tả có nghĩa là cốt nhằm miêu tả những đặc điểm tất nhiên cả ngẫu nhiên về mặt xã hội đã hòa hợp như thế nào trong nhân cách của một cá nhân và những gì tưởng như ngẫu nhiên nhưng lại chính là tiền đề cho những nét đặc trưng khác khiến cho con người được miêu

tả trở thành một mẫu mực cho những người khác. Vì thế khi viết bài đặc tả về con người không được khô cứng mà phải được trình bày một cách sinh động có tình cảm.

Theo tiến sỹ Arnold Hoffmann (Ác-nôn Hôp-man), giáo sư Khoa Báo chí Trường Đại học Các - Mác Lai – xích Cộng hòa liên bang Đức thì: “Đặc tả là sự phác họa sinh động và đầy sức sống về một con người, tập trung vào những đặc điểm và những nét đặc trưng chủ yếu của con người đó trong những hoạt động xã hội có liên quan của họ”. Ông cũng khuyên, người viết đặc tả cần nêu những con người mẫu mực. Nhưng đừng có tìm kiếm những anh hung toàn vẹn. Bởi vì mỗi người đều có chỗ mạnh yếu.

Trong những tài liệu nghiên cứu về thể loại Ký chân dung ở Việt Nam, đặc tả cũng thường được nhắc tới với tư cách là một thể loại báo chí có khả năng miêu tả con người. Dĩ nhiên đó phải là những cá nhân hay tập thể có thật, tiêu biểu trong đời sống. Tuy nhiên, không thấy ái nói gì đến mối quan hệ giữa nó với dạng bài cũng rất được chú trọng khi đó là “người tốt, việc tốt”.

Từ đó cho chúng ta thấy rằng, tuy có sự khác nhau về thuật ngữ nhưng lý luận báo chí của thế giới và Việt Nam vẫn thống nhất về những điểm căn bản thể loại Ký chân dung là một thể loại báo chí viết về con người (có thật, tiêu biểu). Việc lấy con người làm đối tượng chủ yếu để phản ánh (chứ không phải sự kiện) tự nó đã trở thành một đặc điểm quan trọng để khi biệt giữa thể loại này với những thể loại báo chí khác. Điều này có nguyên nhân của nó: Việc thông tin về hiện thực trong lĩnh vực báo chí phần lớn là thông qua các sự kiện, sự việc, tình huống, hoàn cảnh điển hình chứ không phải thông qua các hình tượng như trong văn hoạc nghệ thuật. Vì thế, các tác phẩm chân dung báo chí là một thể laoij lấy con người thông qua việc làm và hành động của học làm nội dung và đối tượng phản ánh.

2. Trong đời sống văn học cũng như báo chí, chúng ta đã làm quen với thuật ngữ chân dung văn học, một thể loại thuộc thể ký văn học có nội dung rất đặc biệt. Đó là những tác phẩm văn học viết về các danh nhân, về những ngườu nổi tiếng trong các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn học, nghệ thuật, khoa học, văn hóa, thể thao… Đó là những tác phẩm ký viết về những con ngwpuf có thật tiêu biểu trong xã hội thuộc các lĩnh vực khác nhau như cuốn “Truyện kể về các nhà bác học vật lý” viết về những nhà khoa học vật lý nổi tiếng trên thế giới như Đanin Becnuli, Uyliam Tômxơn, Lômônôxôp, Oat, Farađây…”Những năm tháng không thể nào quên” của nhà văn Hữu Mai viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp “Ông cố vấn” viết về Thiếu tướng tình báo Vũ Ngọc Nhạ, “Sống như Anh” của Trần Đình Vân viết về anh hung liệt sỹ Nguyễn Văn Trỗi.

Trong văn học thế giới, chúng ta đã từng biết tới những tác phẩm chân dung văn học nổi tiếng của Gor-ki viết về đại văn hào Li-ép Tôn –xtôi, của Ê- ren-bua viết về Pi-cát-xô… Trong văn học Việt Nam, cách nhà văn Tô Hoài, Bùi HIển… cũng có những tác phẩm chân dung văn học khá nổi tiếng. Đặc biệt là chân dung của các nhà văn thế hệ trước như Nam Cao, Nguyên Hồng, Nguyễn Công Hoan… qua ngòi bút Tô Hoài trong tập “Cát bụi chân ai”…

Đặc điểm của tác phẩm chân dung văn học là vietes về những người nổi tiếng. Sự thẩm định chân dung về khách thể mà nó phản ánh là sự thẩm định trên cơ sở của cảm xúc thẩm mỹ, nhằm cắt nghĩa lý giải tài năng nhân cách của đối tượng. Để đạt được mục đích đó, các tác phẩm chân dung văn học có kết cấu linh hoạt và nhiều khi tác phẩm có sự pha trộn của nhiều thể loại khác nhau.

Ở khía cạnh khác, điều dễ nhận thấy giữa các tác phẩm chân dung văn học và thể ký chân dung có những nét tương đồng. Trước hết, chúng đều là những tác phẩm viết về những con người có thật, được coi là tiêu biểu, điển

hình ở một góc độ nào đó. Tuy nhiên, khi đi sâu vào những tiêu chí thể loại, có thể thấy giữa hai thể này có nhiều điểm không giống nhau. Khác với đối tượng của chân dung văn học, đối tượng trong tác phẩm ký chân dung báo chí có mức độ tiêu biểu thấp hơn nhiều. Đó là những tấm gương điển hình đang nảy sinh hàng ngày hàng giờ trng mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

Về các khía cạnh khác như bút pháp, kết cấu, nhìn chung hai thể nàu cũng giống nhau. Sự khác biệt giữa chúng trước hết là sự khác biệt của hai thể loại thuộc hay loại hình khác nhau (ký văn học và ký báo chí). Chân dung văn học – mặc dù viết về người thật việc thật nhưng vẫn có đều đủ những giá trị văn học, còn ký chân dung về cơ bản vẫn chịu sự chi pối của áp lực thông tin thù sự nên là nmột thể loại đơn giản hơn về nhiều khía cạnh.

3. Khác với chân dung văn học, thể loại ký chân dung không bó hẹp phạm vi đối tượng phản ánh ở những con người nổi tiếng mà chấp nhận một

Một phần của tài liệu TRÌNH BÀY, PHÂN TÍCH, NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƯNG, ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ LOẠI BÁO CHÍ CHÍNH LUẬN NGHỆ THUẬT (Trang 65 - 68)