các tình tiết, tính cách, nội dung câu chuyện. Chủ đề của câu chuyện báo chí là hoàn chỉnh nhưng chỉ là chủ đề đơn tuyến. Thông thường mỗi câu chuyện báo chí đều có chủ đề khá rõ và mọi chi tiết, tình huống trong câu chuyện đều xoay quanh nhằm làm nổi bật chủ đề. Chủ đề của câu chuyện báo chí thường hay bộc lộ qua tên gọi ( nhan đề, tít) của câu chuyện báo chí, nhưng cũng có khi được bộc lộ thông qua những lời phát biểu của tác giả câu chuyên, thông qua việc miêu tả các biến cố…về cơ bản, chủ đề thường được biểu hiện qua hệ thống nhân vật, đặc biệt là nhân vật chính trong câu chuyện báo chí. Qua các tình tiêt, tính cách, nội dung câu chuyện, chủ đề tư tưởng mỗi lúc hiện lên một rõ ràng và sâu sắc. Nó có tác dụng nâng cao nhận thức thẩm mỹ cho người nghe, kích thích hành động của họ.
Chủ đề câu chuyện báo chí đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của tờ báo trong từng thời kỳ, giai đoạn nhưng không có tính chất thời sự “ bám sát sự kiện từng ngày từng giờ”.
Trong câu chuyện báo chí, chủ đề không tách rời tư tưởng tác phẩm. Tư tưởng ở đấy chính là sự đánh giá và bộc lộ ý nghĩa của vấn đề được thể hiện, là cách giải quyết vấn đề theo một khuynh hướng nhất định vốn có ở lập trường và quan điểm của tác giả.
Trong những yếu tố tạo thành câu chuyện báo chí, tư tưởng có vai trò đặc biệt quan trọng vì nó có tác dụng chỉ đạo đối với toàn bộ tác phẩm. Nó quy định phạm vi đề tài, tạo ra ý nghĩa của chủ đề, chi phối sự hoạt động và mối liên hệ giữa các nhân vật, dẫn dắt quá trình phát triển của cốt truyện, lựa chọn hình thức kết cấu, ngôn ngữ và các biện pháp thể hiện sao cho thật phù hợp với nó… Tư tưởng có nhiệm vụ tổ chức những yếu tố cấu thành câu chuyện thành một khối thống nhất, cùng hướng về một mục tiêu nhất định – ý nghĩa xã hội của câu chuyện. Như vậy có nghĩa là chủ đề tư tưởng phải chi ra được những điều mà câu chuyện muốn gửi đến người đọc, chỉ được tác dộng của vấn đề được thể hiện trong đó đối với mỗi người cũng như toàn xã hội.
Mỗi câu chyện báo chí chỉ nhằm khẳng định một tư tưởng nào đó, tuy nhiên cũng có trường hợp một câu chyện lại có nhiều mạch tư tưởng vừa khẳng định, vừa ca ngợi, vừa phê phán. Nhưng tất cả vẫn phải xoay quanh trục trung tâm, phục vụ cho tư tưởng chủ đạo của câu chuyện, từ đó dẫn người đọc đi từ những nét riêng của nhân vật trong tác phẩm đến khái quát chung nhất của vấn đề xã hội được đề cập tới.